Vừa học vừa khởi nghiệp: 9X thu nhập khấm khá nhờ trồng nấm
Khởi nghiệp khi mới là sinh viên năm thứ hai, cô gái 9X có thu nhập khấm khá, hơn 80 triệu đồng/năm nhờ trồng nấm.
Sáng tranh thủ đi học, chiều tối lại về nhà để chăm sóc nấm, Vương Ngọc Bích Hà (23 tuổi, P.Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) không chỉ được biết đến là cán bộ đoàn năng nổ của phường mà còn là tấm gương dám nghĩ dám làm.
Trại nấm được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để đảm bảo môi trường cho nấm phát triển. Ảnh NVCC
Ấp ủ khởi nghiệp từ khi còn là học sinh
Từ khi còn là học sinh THPT, Bích Hà ấp ủ đam mê khởi nghiệp với nấm. Sau khi tham khảo một bài học trong sách giáo khoa mô tả quá trình phát triển của nấm, Hà “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên” với loài cây này. Thế là cô nữ sinh quyết định theo học ngành sinh học ứng dụng của Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Đến đầu năm hai ở ĐH, sau khi đã có những kiến thức nhất định, cô gái trẻ bắt đầu hành trình khởi nghiệp.
Bích Hà thường xuyên vào trại nấm để kiểm tra tình hình của nấm. Ảnh NVCC
Video đang HOT
Để có vốn kinh doanh, cô gái 19 tuổi mạnh dạn đi vay ngân hàng, xin thêm chi phí từ bố mẹ. Cộng với một ít tiền tiết kiệm, nữ sinh tích góp được gần 100 triệu đồng tiền vốn.
Hà cho biết ngoài giờ học ra thì cô dành hết thời gian vào xưởng chăm sóc từng cây nấm. Còn lúc cô đi học thì công nhân và bố mẹ sẽ phụ giúp cô kiểm tra và chăm nấm.
Vươn lên từ thất bại
Do chưa có kinh nghiệm nên ban đầu Hà chỉ dựng tạm cái nhà nhỏ chưa đầy 50m 2 để trồng thử nghiệm 3.000 phôi nấm. Cô gái trẻ tự mình chuẩn bị mọi thứ từ tìm mua vật liệu làm nhà xưởng đến liên hệ đầu mối nhập phôi. Bích Hà cho hay cô tốn khá nhiều thời gian và công sức để tìm được địa chỉ bán phôi nấm uy tín. “Tôi phải mua cùng lúc 3 – 4 nơi, mỗi chỗ một ít để xem phôi ở đâu thì chất lượng, sau đó mới dám mua với số lượng lớn. Tôi kỹ như vậy là vì khi kiếm được giống tốt thì các giai đoạn sau nấm mới phát triển tốt được”, Hà chia sẻ.
Nấm bào ngư là mặt hàng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh NVCC
Khi mới khởi nghiệp, Hà gặp không ít khó khăn. Có một đợt cô trồng 15.000 phôi nấm nhưng lại chết hết 10.000 phôi, thiệt hại lên tới 40 triệu đồng. Không bỏ cuộc, cô mua lại lứa phôi mới và học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng nấm lâu năm. “Mỗi lần thất bại là mỗi lần tôi rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những mùa vụ sau. Ban đầu thì có chút nản lòng nhưng nhờ có gia đình, bạn bè động viên nên tôi lại có động lực để bắt đầu lại”, Hà nói.
Hiện tại, trại nấm của Hà có diện tích được mở rộng lên tới 300m 2 trồng chủ yếu nấm linh chi và bào ngư. Tùy vào chất lượng mà mỗi loại sẽ có giá bán khác nhau, dao động từ 500.000 – 800.000 đồng/kg. Mỗi năm sẽ có từ 3 – 4 đợt thu hoạch, mỗi đợt thu về gần nửa tấn nấm.
Dù đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh nhưng Bích Hà vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan. Cô còn làm tình nguyện viên chống dịch tại địa phương, đồng thời tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để tìm tòi, học thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm.
Sau khi thu hoạch, nấm linh chi sẽ được đem đi phơi khô để bảo quản được lâu. Ảnh NVCC
Sau 4 năm khởi nghiệp, cô đã có đầu ra ổn định, ngoài bán lẻ thì khách hàng thân thiết của cô là tiểu thương các chợ đầu mối, siêu thị xanh trong địa bàn TP.Thủ Dầu Một. Trại nấm còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động. Tốt nghiệp ĐH vào tháng 6.2021, cô dành toàn thời gian của mình để làm việc trong trại nấm.
Trong lương lai, Bích Hà dự định sẽ mở rộng diện tích trang trại và hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung ứng nấm chất lượng, uy tín cho nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh.
Chính phủ lập đề án số hoá kiểm soát tài sản, thu nhập
Các bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng sẽ được số hoá.
Hôm nay 28.3, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Đề án "Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập".
Theo đó, mục tiêu của đề án nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái, từng được xác định là vi phạm về kê khai tài sản. Ảnh THÁI SƠN
Trong giai đoạn 2022 - 2023, đề án phấn đấu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng để cập nhật, tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ bảo đảm khai thác an toàn, thông suốt Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Trong đó, hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng phần mềm, cấu hình phần cứng hệ thống trung tâm, các máy tính, số hóa bản kê khai tài sản, thu nhập; lắp đặt trang thiết bị công nghệ thông tin; cài đặt phần mềm, vận hành thử nghiệm.
Xây dựng cơ chế vận hành, quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong đó, tập trung xây dựng, bổ sung các văn bản quy định về việc vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập và tổ chức bộ máy, biên chế; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức thực hiện việc quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; phát triển, mở rộng hệ thống, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan, tạo cơ sở thực hiện việc kê khai, quản lý tài sản, thu nhập trực tiếp trên hệ thống.
Lưu trữ 100% bản kê khai tài sản, thu nhập
Giai đoạn 2024 - 2025, đề án thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản tại các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; tích hợp về Cơ sở dữ liệu quốc gia tại Thanh tra Chính phủ theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác theo quy định. Trong đó, hoàn thành số hóa, lưu trữ 100% bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hoàn thành việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác liên quan.
Phát triển, mở rộng việc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; từng bước thay thế hồ sơ giấy truyền thống nhằm hỗ trợ người có nghĩa vụ kê khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, đến năm 2025 đạt 50% trở lên.
Sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ.
Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước với các đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 năm 2020 của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ; lưu trữ tại Thanh tra Chính phủ, do Thanh tra Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành gồm thông tin về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai và cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp.
Vợ chồng giáo viên quyết cho con học "trường nhà giàu": Phải cắt giảm chi tiêu gia đình, mỗi lần con báo đóng tiền là như ngồi trên đống lửa "Mỗi thứ làm một chút, tích tiểu thành đại mới có tiền đóng học cho con. Chứ làm một nghề thì không trụ được. Hiện tiền học của con gái chiếm hơn một nửa tổng thu nhập của 2 vợ chồng", chị Nghĩa nói. Trong xã hội ngày nay, giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Gia đình nào cũng...