‘Vua hàng hiệu’ xin lập hãng bay: Vì sao Cục Hàng không chưa đồng ý?
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không vận tải hàng hoá.
Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Sơn cho biết theo quy định hiện nay, Thủ tướng sẽ xem xét, cho phép (hoặc không cho phép) Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho người đề nghị cấp giấy phép.
Tại Việt Nam hiện chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa chuyên biệt. Tuy nhiên việc thành lập hãng hàng không mới chỉ được xem xét sau năm 2022. (Ảnh minh họa)
Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nêu tại công văn 5833 về việc rà soát, xem xét việc thành lập thêm các hãng hàng không mới, Cục Hàng không cho biết, trong tình hình hiện nay thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi, dự kiến năm 2022.
“Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19″, Cục Hàng không cho biết thêm.
Tuy vậy, cơ quan này sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, ảnh hưởng của dịch bệnh và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về khả năng thành lập hãng hàng không mới cho giai đoạn sau năm 2022 để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Trước đó, công ty cổ phần IPP Air Cargo do ông Nguyễn Hạnh – biệt danh “vua hàng hiệu” – làm Chủ tịch Hội đồng quản trị có văn bản gửi một số bộ, ngành liên quan về việc lập hãng hàng không IPP Air Cargo.
Công ty cổ phần IPP Air Cargo là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, có trụ sở tại TP.HCM.
Mục tiêu của Công ty IPP Air Cargo là thành lập 1 hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án này có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hoá, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD. IPP Air Cargo dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.
Dấu ấn của ông Nghiêm Xuân Thành qua 8 năm "chèo lái" Vietcombank
Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank đã được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025
Trải qua 8 năm dưới thời Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành, tính đến cuối quý 1/2021, quy mô tổng tài sản của Vietcombank đạt mức 1,27 triệu tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với cuối năm 2013.
Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Vietcombank được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. (Ảnh: VCB)
Ông Nghiêm Xuân Thành sinh ngày 2/11/1969, quê quán tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp Đại học Ngân hàng và có bằng Tiến sỹ kinh tế. Ngoài ra, ông có trình độ lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tính đến nay, ông Nghiêm Xuân Thành có hơn 30 năm công tác trong ngành ngân hàng, trong đó 24 năm ông gắn bó với ngân hàng VietinBank và 8 năm gắn bó với Vietcombank.
Ông Nghiêm Xuân Thành từng có thời gian nhiều năm gắn bó với VietinBank, đảm nhiệm các vị trí cấp cao như: Trưởng phòng Quản lý Rủi ro và Nợ có vấn đề VietinBank, Trưởng phòng Quản lý Nợ có vấn đề VietinBank, Giám đốc VietinBank - Chi nhánh Thanh Xuân, Giám đốc VietinBank - Chi nhánh Đống Đa. Tháng 1/2012, ông Nghiêm Xuân Thành được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc VietinBank.
Tới tháng 6/2012, ông Nghiêm Xuân Thành giữ cương vị Chánh văn phòng NHNN. Đến tháng 7/2013, ông Thành được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vietcombank. Chỉ một năm sau đó, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Vietcombank.
Trong thời gian lãnh đạo tại Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành đã tạo được dấu ấn lớn khi đưa ngân hàng này đạt được những thành tựu ấn tượng, ghi nhận nhiều kỷ lục trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Từ năm 2014 đến nay, tổng tài sản của Vietcombank tăng gấp hơn 2 lần, lên hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank cuối quý 1/2021 đạt hơn 871 nghìn tỷ đồng. Lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1 triệu tỷ, trong đó hơn 300 nghìn tỷ là tiền gửi không kỳ hạn.
Năm 2019, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt đầu tiên có lợi nhuận cán mốc 1 tỷ USD, đạt 23.122 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, Vietcombank chính thức ký hợp đồng độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm với tập đoàn bảo hiểm hàng đầu châu Á FWD. Đây được biết là thương vụ Bancassurance có giá trị cao nhất tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay, ước tính đạt hơn 1 tỷ USD.
Năm 2020, mặc dù có sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của Vietcombank vẫn duy trì ở mức 22.526 tỷ đồng. Song song với tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng tài sản của Vietcombank cũng luôn dẫn đầu trong hệ thống khi luôn ở trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank cuối năm 2020 đã đạt 360%, là mức cao nhất toàn ngành, cũng là mức cao hiếm có trên thế giới.
Năm 2021, Vietcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 25.000 tỷ đồng. Năm 2021, Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.
Trong những năm qua, Vietcombank là một trong những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa của Vietcombank hiện đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng, là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa cao nhất thị trường.
Rời cương vị Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Nghiêm Xuân Thành sẽ đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang từ ngày 3/7/2021.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đã có thư chia tay gửi ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank, trước khi nhận nhiệm vụ giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang.
Trong thư, ông Nghiêm Xuân Thành nhớ lại thời điểm cách đây tròn 8 năm (tháng 7/2013) khi được điều động từ vị trí Chánh văn phòng NHNN về giữ chức Tổng Giám đốc Vietcombank (và sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 11/2014).
"Thời điểm ấy trong tôi có những tâm trạng giữa niềm vui và nỗi lo đan xen: Vui vì được lãnh đạo ngành tín nhiệm giao trọng trách người điều hành cao nhất ở ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín hàng đầu Việt Nam; nhưng lại lo vì áp lực và thách thức không hề nhỏ.
Kỳ vọng của lãnh đạo NHNN đặt vào Vietcombank không chỉ phải đổi mới, tăng tốc phát triển nhanh hơn mà còn phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, trong khi tôi là Tổng Giám đốc Vietcombank đầu tiên không xuất thân từ Vietcombank, chưa có thời gian trải nghiệm, hiểu biết về con người, văn hóa, hoạt động của Vietcombank", ông Nghiêm Xuân Thành bày tỏ.
Phát biểu nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định sẽ nỗ lực hết mình cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của tỉnh Hậu Giang nêu cao truyền thống đoàn kết, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; tập trung toàn lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025; xây dựng Đảng bộ Hậu Giang trong sạch, vững mạnh.
Thu hồi giấy phép kinh doanh hai quán karaoke vi phạm phòng chống COVID-19 Ngày 10/6, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với 2 chủ cơ sở karaoke vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của 2 cơ sở này. Theo đó, UBND TP Đà...