Vừa đi vừa ngậm bút chì, bé 14 tháng gặp phải tai nạn kinh hoàng
Cậu bé 14 tháng tuổi vừa lẫm chẫm tập đi thì bất ngờ bị ngã. Hậu quả là chiếc bút chì bé đang ngậm chọc thẳng vào khoang miệng. Một tai nạn ngoài sức tưởng tượng!
Thomas, 14 tháng tuổi, đến từ Úc đã gặp phải một tai nạn hy hữu khi vừa đi vừa ngậm chiếc bút chì ở miệng. Cậu bé không may bị ngã và sức nặng của cú ngã đã khiến chiếc bút chì bị mắc kẹt trong vòm miệng.
Mẹ Thomas, Bri Skrypinski, vội chạy ngay đến với con khi nghe tiếng bé thét lên. Vừa tới bên con, Bri đã thấy Thomas đầm đìa máu.
Bri không biết làm cách nào để giúp con trai mình khi chiếc bút chì bị kẹt quá sâu trong vòm miệng bé. Cô lập tức cho nhân viên điều phối khẩn cấp của Dịch vụ Xe cứu thương Queensland.
“ Con trai tôi, 14 tháng tuổi, bé bị ngã“, Bri nói với nhân viên cứu thương. “ Con ngậm một cây bút chì trong miệng và nó đã chọc thẳng vào vòm miệng con. Chúng tôi không thể lấy nó ra, nó bị kẹt lại rồi. Máu chảy khắp nơi. Chúng tôi có thể làm gì? Con tôi đang chảy máu nhiều lắm – chúng tôi không thể cầm máu cho bé“.
Trong cơn hoảng loạn, Bri bắt đầu hát bài “Twinkle Twinkle Little Star” để vỗ về con trai, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ và trên đường di chuyển tới bệnh viện.
“ Đó là những gì chúng tôi đã làm cho đến khi nghe thấy tiếng còi xe cứu thương, thứ mà bạn thực sự không muốn nghe, nhưng nó giống như một phép màu vậy“, người mẹ tâm sự.
Rất nhanh sau đó, bé Thomas được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu và chuyển ngay vào phòng phẫu thuật, nơi người ta phát hiện ra cây bút chì đã làm vỡ hốc mắt và chỉ còn cách dây thần kinh thị giác của bé vài milimet nữa mà thôi.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ và 5 ngày nằm viện, Thomas đã được về nhà.
Video đang HOT
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 26/11/2016 khiến bà mẹ Bri rất sốc nhưng may mắn thay các nhân viên y tế đã điều trị nhanh chóng và hiệu quả cho Thomas.
Với Bri, vụ tai nạn khủng khiếp đó chẳng khác một thử thách “ác mộng”. Nhưng nó có thể còn tồi tệ hơn thế rất nhiều bởi lúc đó, bác sĩ nhãn khoa từng nói với họ rằng, Thomas đã rất gần với việc bị hỏng mắt. Bé cũng cực kỳ may mắn khi chiếc bút chì đã không chọc tới vùng não bộ.
Bé Thomas hiện phải đeo kính nhưng sức khỏe của con đã hồi phục hoàn toàn.
Dưới đây là một số mẹo an toàn để bảo vệ trẻ em khỏi bị thương do các vật sắc nhọn trong nhà gây ra:
- Để dao, nĩa, kéo và các đồ dùng sắc nhọn khác trong ngăn kéo có chốt an toàn.
- Để các đồ vật bằng thủy tinh, chẳng hạn như ly uống nước và bát, trong tủ cao, nơi trẻ nhỏ không thể với tới.
- Cất giữ các thiết bị có lưỡi sắc bén (như máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm) xa tầm với hoặc trong tủ có khóa.
- Giữ cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi một khoảng cách an toàn khi bạn rửa bát để ngăn chúng lấy đồ dùng sắc nhọn hoặc đồ thủy tinh có thể bị vỡ.
- Sử dụng khóa máy rửa bát.
- Nếu bạn sử dụng dao cạo râu để cạo râu, hãy cất nó trong tủ khóa trong phòng tắm. Cất các lưỡi dao phụ ở một nơi an toàn.
- Để kéo cắt móng tay và các dụng cụ cá nhân hoặc dụng cụ cắt tỉa sắc nhọn khác xa tầm tay trẻ
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước
Khô miệng, đau đầu, táo bón, mệt mỏi hay nước tiểu sẫm màu... là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống không đủ nước.
Khô miệng: Dấu hiệu đầu tiên khi bạn uống không đủ nước là khô miệng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác dính trong trong khoang miệng và lưỡi. Cách tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng trên là uống nước để làm ẩm và bôi trơn màng nhầy trong miệng.
Khô da: Các tế bào da luôn cần nước để khỏe mạnh. Khi mất nước, da của bạn sẽ bị khô, dễ hình thành nếp nhăn và vảy.
Mệt mỏi: Tình trạng mất nước sẽ ảnh hưởng tới tất cả các tế bào trong cơ thể, khiến bạn mệt mỏi. Ngoài ra, thiếu nước cũng gây giảm lượng nước trong máu, dẫn đến thiếu oxy ở các cơ quan.
Táo bón: Nước rất cần thiết cho việc bôi trơn hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, tình trạng thiếu nước sẽ gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là táo bón.
Nước tiểu sẫm màu: Màu của nước tiểu có liên quan tới lượng nước mà bạn uống. Nếu thiếu nước, nước tiểu sẽ ít hơn và có màu vàng đậm. Thậm chí, thiếu nước thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiều gàu: Khi cơ thể thiếu nước, da đầu sẽ dễ bị khô và bong tróc. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nhiều gàu hơn bình thường.
Nổi mụn nhọt: Nước rất cần cho quá trình thải độc ra khỏi cơ thể. Nếu thiếu nước, quy trình này sẽ gián đoạn, gây nổi mụn và dễ bị kích ứng da. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, nhất là vào những ngày hè.
Suy giảm trí nhớ: Tình trạng mất nước cũng ảnh hưởng tới chức năng não của bạn do ôxy trong máu giảm. Các tế bào não cũng bị giảm, gây ra các vấn đề về trí nhớ.
Đau đầu: Cơ thể không đủ nước sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy và tăng huyết áp. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau đầu liên tục.
Bác sĩ Tiin: Nên làm gì khi suốt 9 năm mỗi khi ngủ dậy miệng luôn đầy nước bọt dù đã đi nha khoa? Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, cháu tên là Phương, 16 tuổi. Mỗi buỗi tối sau khi thức dậy trong miệng cháu luôn đầy nước bọt và hôi miệng. Bệnh này liên tục suốt gần 9 năm bây giờ cháu vẫn chưa khỏi dù đã đi nha khoa (làm sạch cao răng, uống thuốc, đánh răng, súc nước muối) nhưng không khỏi. Bác...