Vừa đi Nhật 6 ngày, thanh niên phát hiện bạn gái đi Tam Đảo với người khác được 8 tháng, đắng cay cuộc tình
Tình cờ nói chuyện với nhau, 2 nam thanh niên phát hiện sự thật về cô bạn gái mình vẫn luôn yêu chiều, hóa ra đều là “chúa tể của những chiếc sừng”.
Bị “ cắm sừng” khi đang yêu hết lòng một ai đó chắc hẳn là cảm giác tồi tệ mà không ít thanh niên đã phải trải qua. Câu chuyện vừa xa người yêu vài ngày thì phát hiện đối phương có người mới vài tháng, thậm chí cả năm không còn quá xa lạ. Mới đây, dân mạng lại xôn xao trước câu chuyện của nam thanh niên vừa đi Nhật 6 ngày thì phát hiện bạn gái mình có người yêu được 7 – 8 tháng, hóa ra bấy lâu nay bị “cắm sừng” mà không hề hay biết, nghi ngờ.
Theo chia sẻ của “khổ chủ”, anh bạn này vô tình phát hiện mình bị “cắm sừng” khi có một chàng trai chủ động nhắn tin hỏi về mối quan hệ giữa anh và người yêu. Chàng trai ít tuổi hơn kia lại chính là “người yêu thứ 2 của cô bạn gái “bắt cá 2 tay’ mà anh chàng đang yêu thương dù xa cách.
Chàng trai ít tuổi hơn xưng “em” chủ động nhắn tin hỏi về mối quan hệ của anh chàng V.Biên, từ đây mọi chuyện mới vỡ lẽ
“Bảo sao nó không bao giờ dám công khai”, hóa ra là đi “cắm sừng”
Một người yêu gần năm rưỡi, mới đi Nhật 6 ngày thì phát hiện người yêu đã có người yêu mới được 8 tháng, còn gì “cay cú” hơn thế. 2 chàng trai ngậm ngùi nói lời “cảm ơn” nhau và quyết định kết thúc chuyện tình “đi nhặt sừng”, đồng thời nói chuyện rõ ràng với cô gái kia
Chia tay không cần giải thích
Và sau đó lại nhắn tin đòi quay lại
Video đang HOT
Ngay sau khi bài viết được chia sẻ, ngay lập tức dân mạng đã tìm ra danh tính của nhân vật chính trong câu chuyện này. Tuy nhiên có vẻ như vấp phải quá nhiều chỉ trích nên cô gái đã nhanh chóng khóa Facebook.
Danh tính cô gái “cắm sừng” bạn trai suốt 8 tháng
Còn đây là chân dung chàng trai vừa đi Nhật 6 ngày đã bị “cắm sừng”
Thôi thì may còn phát hiện ra sự việc để “kết thúc một chuyện tình”, chúc chàng trai sớm tìm được hạnh phúc thực sự!
Theo Trí thức trẻ
Ông Trump lấn lướt đồng minh, lấy gì đấu Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản đã thống nhất sẽ tiến hành đàm phán song phương về hợp tác thương mại của hai quốc gia
Lấn lướt nước Nhật?
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo nhất trí tiến hành đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Hai bên không tiết lộ thêm chi tiết nội dung cuộc đàm phán, nhưng nhấn mạnh phía Nhật Bản sẽ có những cam kết chế tạo nhiều ô tô hơn tại Mỹ, còn phía Mỹ sẽ đảm bảo mở cửa hơn nữa cho thị trường nông phẩm của Nhật Bản. Hiện chưa rõ thời điểm hai bên bắt đầu cho quá trình đàm phán song phương này.
Thực tế, việc ngồi vào bàn đàm phán song phương với Mỹ đang đi ngược lại những mong muốn của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã luôn tìm cách trì hoãn những cuộc đàm phán song phương với Mỹ dù phía đối tác luôn thôi thúc.
Điều Nhật Bản coi trọng và ưu tiên hơn là tiến hành những thỏa thuận thương mại tư do đa phương có sự tham gia của Mỹ hơn là các thỏa thuận song phương với riêng từng đối tác như cách mà Washington đang thực hiện kể từ ngày Tổng thống Trump lên nắm quyền đến nay.
Nhật Bản thực chất không muốn đàm phán song phương với Mỹ vì e sợ gặp bất lợi
Tuy nhiên, Nhật Bản đang nằm trong diện có hàng hóa xuất sang Mỹ bị áp thuế quan bảo hộ thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô và phụ kiện xe.
Nếu Nhật Bản tiếp tục trì hoãn việc ngồi vào bàn đàm phán song phương với Mỹ, chắc chắn những lời đe dọa áp thuế của ông Donald Trump sẽ thành hiện thực, khi đó nền công nghiệp ô tô của quốc gia châu Á sẽ chịu tác động rất nặng. Việc chấp nhận đàm phán lần này của ông Abe được cho là hành động xuống nước mang tính chất câu giờ.
Việc Nhật và Mỹ còn tiến hành đàm phán sẽ có tác dụng như một phương án tình thế tốt nhất lúc này cho phía Nhật Bản. Chưa kể, Tokyo còn hi vọng thông qua đàm phán có thể giành được những lợi thế khác có thể bù đắp được cho những thiệt thòi mà lĩnh vực ô tô phải gánh chịu.
Nước Mỹ đang bị đồng minh...tức và sợ
Động thái chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán song phương từ phía Nhật Bản được đánh giá là thắng lợi chính trị đáng chú ý của Tổng thống Donald Trump trong quá trình hiện thực hóa khẩu hiệu "America First" - nước Mỹ trên hết với quan điểm từ bỏ chủ trương đa phương và hướng tới song phương.
Cần biết rằng, Tổng thống Donald Trump là tỉ phú của nước Mỹ trước khi tham gia chính trị, ông còn là bậc thầy của nghệ thuật đàm phán. Việc ép đối tác ngồi vào bàn đàm phán với mình sẽ đảm bảo khả năng thắng lợi và lợi ích nước Mỹ được tối đa hóa sau những đàm phán đó.
Ông Donald Trump đã khéo léo sử dụng lợi thế của mình như một vũ khí. Nó tạo ra sự ngột ngạt đến mức tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải thẳng thắn chỉ trích cách làm của ông Trump đang tự cô lập nước Mỹ. Thậm chí, phía Pháp còn cho rằng chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Mỹ dưới sự dẫn dắt của Donald Trump.
Trong khi đó, ngoại trưởng Đức Heiko Maas đưa ra khẩu hiệu Together First - Cùng nhau, trước hết để đối đáp lại khẩu hiệu của nước Mỹ. Chính những hành động đơn phương của Mỹ với đồng minh đã khiến cho mối quan hệ giữa Washington với đối tác của mình không còn được xây dựng trên nền tảng đồng thuận tin tưởng mà có thể đã thay thế bằng áp đặt và phủ đầu.
Ngoại trưởng Đức kêu gọi EU xem lại mối quan hệ với Mỹ
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 22/8 cũng từng vận động Berlin phải xem xét lại mối quan hệ với Mỹ, thay vì coi nhau là "đồng minh thân thiết không thể xoay chuyển", đã đến lúc xem Mỹ thành "đối tác cân bằng".
Việc này cho phép nước Đức tạo ra một sự đối trọng cần thiết "trong các trường hợp mà nước Mỹ vượt qua lằn ranh đỏ" hoặc "tại những nơi mà nước Mỹ rút lui". Câu chuyện trách nhiệm mà Đức và EU gánh vác thay Mỹ tại Ukraine cũng được Ngoại trưởng Maas nhắc lại.
Ngoài ra, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân P5 1 với Iran cũng không nhận được sự ủng hộ của EU. Đáng chú ý, một số quốc gia thành viên của EU đang tiến hành đàm phán với Iran để tổ chức một phương án thanh toán năng lượng từ quốc gia Trung Đông mà không phải thông qua đồng USD, vốn đang là một trong những biện pháp Mỹ dùng để cấm vận Iran.
Theo ông Maas, nước Đức cần sự đoàn kết và ủng hộ của toàn bộ châu Âu, với tầm nhìn biến "Liên minh châu Âu thành một trụ cột của trật tự thế giới".
Ngoài EU, các nhóm quốc gia thân hữu với Mỹ cũng đang có những khó chịu với cách cư xử của Washington - Donald Trump. Hàn Quốc cáo buộc sự chấp nhặt, thiếu thiện chí và kẻ cả bề trên của Mỹ đang làm tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên dậm chân tại chỗ. Và Seoul cũng tuyên bố vẫn đảm bảo thực hiện lộ trình với Bình Nhưỡng bất chấp ý kiến của Washington.
Cách làm của Tổng thống Donald Trump có thể khiến ông lấn lướt, chiến thắng từng đối thủ trên bàn đám phán, mang lại cho nước Mỹ những thắng lợi chiến thuật. Nhưng về chiến lược, Washington đang đẩy mình vào thế cô lập. Điều cần chú ý, Mỹ đang tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, trong khi các đồng minh của Mỹ chưa có ý định sẽ cắt giảm với siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới này.
Thắng lợi chiến thuật, nhưng thua về chiến lược, như Tổng thống Pháp Macron đánh giá "sẽ chẳng ai có thể thành công khi đi một mình".
Theo baodatviet
Nhật-Hàn bất đồng vì chuyện cờ hiệu Mặt Trời Mọc Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 2.10 đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xung đột vì chuyện hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) sẽ giương cờ hiệu Mặt trời Mọc khi dự một sự kiện quốc tế ở Hàn Quốc. Thủy thủ MSDF cầm cờ hiệu hải quân Mặt Trời Mọc - Ảnh: UPI Đối với...