Vua Dép Lốp: Covid-19 dìm cũng không chìm
Thương hiệu dép cao su “ Vua Dép Lốp” xác định kinh doanh trực tuyến là kênh kinh doanh chiến lược của công ty chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế, đồng thời tìm kiếm sự hợp tác với các kênh thương mại quốc tế.
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP tập đoàn depcaosu.com Nguyễn Tiến Cường và bố vợ là nghệ nhân Phạm Quang Xuân
Vua Dép Lốp là thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh dép cao su mang tính “cha truyền con nối”, được Nguyễn Tiến Cường gầy dựng từ sự truyền nghề của nghệ nhân nổi tiếng Phạm Quang Xuân – bố vợ anh.
“Vua dép lốp” là biệt danh các khách hàng đặt một cách thân mật cho ông Xuân, người có hơn 50 năm kinh nghiệm tái tạo đôi dép cao su Bác Hồ từng đi trong những năm kháng chiến gian khổ, được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vượt ra ngoài giá trị sử dụng thông thường, đôi dép cao su của nghệ nhân Phạm Quang Xuân và bây giờ là sản phẩm có thương hiệu “Vua Dép Lốp” của Nguyễn Tiến Cường trở thành biểu tượng có tính kế thừa cho nghị lực thép của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như ý chí làm giàu trong thời bình.
Tận dụng đại dịch để tái định vị khách hàng
Trên trang web depcaosu.com của thương hiệu Vua Dép Lốp nổi bật là những câu tagline được thiết kế bắt mắt với tên gọi khá… ngầu như “Buồn ngủ vì không có đối thủ”, “Dìm cũng không chìm” (hình ảnh thể hiện đôi dép cao su nổi trên mặt nước).
Slogan của Vua Dép Lốp là “Đi dép cao su giúp ý chí mạnh hơn”, được Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP tập đoàn depcaosu.com Nguyễn Tiến Cường rất tâm đắc. Anh giải thích, doanh nghiệp của gia đình mình chủ yếu bán sản phẩm dép cao su cho đối tượng là khách du lịch quốc tế, trong đó khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khi dịch bệnh lại xảy ra đầu tiên tại Trung Quốc cho nên doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề và lâu dài.
Một khó khăn khác là Covid-19 lại xảy ra vào sát tháng cao điểm mùa du lịch và trước đó Vua Dép Lốp và các đại lý đã tích trữ hàng số lượng lớn để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Thậm chí, theo Nguyễn Tiến Cường, sức ảnh hưởng của đại dịch này còn đẩy một số đối tác rất lớn của công ty đến bờ vực phải giải thể. Quyết tâm vượt qua thử thách lớn, Cường không chấp nhận việc đóng cửa tạm thời và co hẹp quy mô đợi dịch đi qua mà chủ động mở rộng đối tượng khách hàng sang nhóm khách hàng mới từ các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Video đang HOT
“Đặc biệt, chúng tôi tập trung mở rộng chuỗi phục vụ khách Việt, với mục đích giúp công ty tồn tại qua đại dịch. Chỉ cần chúng tôi sống sót được qua dịch thì đến khi hết dịch chúng tôi sẽ phát triển đột phá”, nhà sáng lập Vua Dép Lốp nói với Trí Thức Trẻ.
Theo anh Cường, các điểm bán hàng của anh có vị trí đặc biệt: chủ yếu là các khu di tích lịch sử văn hóa phù hợp với sản phẩm dép cao su. Vì vậy, công ty vẫn cố gắng duy trì kể cả vào thời điểm khó khăn nhất. Cho đến thời điểm hiện tại Vua Dép Lốp vẫn chưa phải đóng cửa bất kỳ shop nào, anh khẳng định.
Trong thời gian đại dịch bùng phát, Nguyễn Tiến Cường và các cộng sự vẫn miệt mài tìm cách mở rộng chuỗi tại các trạm dừng chân trên các tuyến đường cao tốc, các siêu thị trong các trung tâm thương mại bên cạnh các điểm bán hàng từ trước tại các di tích ở miền Bắc. Ngoài khu vực miền bắc, công ty đang tiến hành mở rộng vào khu vực miền Trung và miền Nam.
Anh Cường nói: “Điểm đầu tiên tại miền Trung chúng tôi mở là quê Bác ở Nghệ An, miền Nam là Dinh Thống nhất”.
Doanh nhân trẻ này bày tỏ niềm tin vào thị trường nội địa thông qua các chiến dịch marketing kiểu truyền miệng hay trên kênh truyền hình và báo đài Việt Nam. Theo Nguyễn Tiến Cường, nếu tình hình diễn ra đúng như dự đoán của anh thì đến cuối năm nay hệ thống shop của Vua Dép Lốp sẽ tăng gấp đôi từ 15 shop thành 30 shop trải dài trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
Online là kênh kinh doanh chiến lược
Kinh nghiệm đàm phán và chốt mặt bằng của Vua Dép Lốp được Nguyễn Tiến Cường đúc kết thông qua triết lý kinh doanh mà anh xây dựng nên: “Làm việc bằng cái lý, xử lý bằng cái tình”. Cụ thể là trước khi đàm phán doanh nghiệp này tìm cái “lý” trước, tức là tìm ra con số phần trăm có thể giảm để có lợi cho cả công ty lẫn chủ mặt bằng cho thuê.
“Trên tinh thần là mình làm doanh nghiệp thì phải chịu thiệt nhiều hơn”, Cường nói.
Sau khi đạt được “cái lý” rồi anh sẽ gặp gỡ nói chuyện với chủ nhà bằng “tình” với tâm thế không nghĩ riêng cái lợi cho mình mà phải xác định “chi phí của mình là thu nhập của người ta”.
“Thái độ của chúng tôi là tự coi mình là “cửa dưới”, thậm chí phải dùng từ ” xin” giảm giá thuê cửa hàng để tồn tại qua dịch bệnh. Khi vừa có lý vừa có tình thì xác xuất đàm phán thành công là rất cao”, nhà sáng lập thương hiệu dép cao su được làm thủ công cho biết.
Nguyễn Tiến Cường cho biết, việc đẩy mạnh bán hàng online là xu thế chung, trong thời đại dịch đây là yêu cầu bắt buộc cấp thiết. Trước dịch, Vua Dép Lốp chỉ coi online đơn thuần là việc lập website và Facebook để giới thiệu thương hiệu. Tuy nhiên, khi cú sốc Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng tiêu thụ dép cao su thì công ty đã tập trung xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng online đa kênh thông qua các kênh TMĐT Lazada, Shopee, Tiki, Sendo. Về website, họ đã tiến hành chuyển đổi giao diện từ chỗ chủ yếu giới thiệu công ty sang giao diện bán sản phẩm. Các sản phẩm mới cũng được cập nhật liên tục trên fanpage Vua Dép Lốp.
Một sáng kiến mới là xây dựng mạng lưới cộng tác viên bán hàng online. Theo đó, người tham gia không cần đầu tư, chỉ cần sử dụng hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của công ty để quảng bá online. Khách mua thông qua cộng tác viên sẽ được mua với mức giá thấp hơn giá Vua Dép Lốp niêm yết, đồng thời cộng tác viên cũng sẽ được hưởng phần trăm doanh số. Đây là sự liên kết ba bên đều có lợi ( khách hàng, cộng tác viên và công ty, theo Nguyễn Tiến Cường. Công ty này cũng đang tích cực tuyển dụng nhân sự giỏi biết nhiều ngoại ngữ tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga… để chủ động chào hàng đến các đối tác trên thế giới thông qua các kênh trên Internet.
Vị chủ tịch công ty chia sẻ, về doanh thu thì mảng online đã tăng 300% từ khi có dịch, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 10% tổng doanh thu của công ty 4 tháng đầu năm nay. Theo tự bạch của công ty, 3 tháng đầu năm doanh thu đạt 3 tỷ đồng trong khi tổng doanh thu năm 2019 đạt 30 tỷ đồng. Nguyễn Tiến Cường chia sẻ với Trí Thức Trẻ, doanh nghiệp của anh kỳ vọng không chỉ tăng doanh số bán lẻ mà thông qua hệ thống online để tìm kiếm sự hợp tác với các nhà phân phối, các đại lý bán buôn, cá nhân muốn mở shop kinh doanh dép cao su của công ty.
“Chỉ đến khi Covid-19 đặt doanh nghiệp vào thế không còn lựa chọn khác thì chúng tôi mới thực sự tập trung nhân lực và tài lực vào mảng online. Sau khi đại dịch đi qua, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bán online và hợp tác với các kênh thương mại quốc tế bởi vì đây là kênh kinh doanh chiến lược chứ không chỉ là giải pháp tình thế”, anh Cường kết luận.
Năm 1962, nghệ nhân Phạm Quang Xuân bắt đầu mày mò học làm dép lốp. Tám năm sau, ông vinh dự được chọn làm dép cho Bác Hồ. Năm 2013, doanh nhân Nguyễn Tiến Cường đăng ký bản quyền thương hiệu Vua Dép Lốp. Năm 2016, Vua Dép Lốp nhận Cúp Vàng Thủ đô và Giải Vàng ASEAN.
Dù liên tục được bơm tiền, Tiki lại đang đứng bét trong cuộc đua của "tứ đại gia" thương mại điện tử
Quý 4/2018, Tiki đứng thứ 2 trong nhóm 4 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, gồm Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Tiki đã bị Lazada và Sendo vượt mặt, tụt xuống vị trí thứ 4.
Theo số liệu quý 4/2019 của Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam do iPrice Group vừa công bố, Shopee tiếp tục là trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, đạt 38 triệu lượt. So với quý 3/2019, lượng truy cập của Shopee tăng 10% và là lần tăng đầu tiên sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.
Sendo sau khi trải qua 5 quý tăng trưởng thần tốc đã có dấu hiệu chững lại, khi lượng truy cập giảm 12%, đạt 27,2 triệu lượt. Sendo vẫn giữ vị trí thứ 2, nhưng khoảng cách với cái tên thứ 3 là Lazada không đáng kể.
Trong quý 4/2019, Lazada đạt 27 triệu lượt truy cập. Tương tự như Shopee, lượng truy cập của Lazada cũng tăng trở lại so với quý 3/2019 sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.
Sụt giảm mạnh nhất thời gian vừa qua là Tiki. Từ vị trí số 2 trong giai đoạn quý 4/2018 đến quý 2/2019, Tiki tụt xuống vị trí thứ 3 trong quý 3/2019 và tụt tiếp xuống vị trí thứ 4 trong quý 4/2019. So với thời kỳ đỉnh cao là quý 4/2018, lượng truy cập của Tiki đã giảm 32%.
Trong năm 2019, Tiki đã có 2 lần tăng vốn vào tháng 6 và tháng 12. Hai cổ đông chính hiện vẫn là VNG (24,6%) và JD.com (21,9%). Các cổ đông đáng kể khác gồm có Ubiquitous Traders Pte Ltd (gần 9%), CyberAgent, STIC, Sumitomo...Báo cáo tài chính của VNG cho biết, giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki đã về 0, hệ quả của việc đốt tiền nhằm chiếm lấy thị trường.
Hồi giữa tháng 2/2020, thị trường xuất hiện thông tin về việc 2 trang thương mại điện tử nội địa là Sendo và Tiki đã có các cuộc đàm phán để thảo luận về việc sáp nhập, với mục đích trở thành đối trọng với 2 ông lớn Shopee và Lazada.
Tại 3 chuỗi có cửa hàng offline là Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop, lượng truy cập quý 4/2019 cùng giảm so với quý 3/2019, mức giảm lần lượt là 4%, 4% và 13%.
Xếp hạng các trang thương mại điện tử theo lượng truy cập. Ảnh: iPrice Group
Theo xếp hạng trên các thiết bị smartphone, 4 cái tên dẫn đầu chính là 4 ông lớn thương mại điện tử. Dẫn đầu vẫn là Shopee, thứ hai là Tiki, thứ ba là Lazada và thứ tư là Sendo.
Theo Trí thức trẻ
Nóng: Tiki và Sendo có thể đang thoả thuận để sáp nhập Một thương vụ sáp nhập có thể giúp Tiki và Sendo có thể cạnh tranh tốt hơn với các trang TMĐT nước ngoài. Tiki và Sendo đang đàm phán sáp nhập, theo một báo cáo từ DealStreetAsia. Trang này nhận định đây là một động thái có thể mang lại các rủi ro tiềm tàng cho nhiều ông lớn trong khu vực như...