Vừa đến chỗ thực tập, SV bị đánh tập thể
Vừa chân ướt chân ráo xuống thực tập tại Phổ Yên, Thái Nguyên, 32 sinh viên của Trường CĐ Công nghiệp và Kinh doanh Công nghệ đã hoảng loạn tháo chạy về Hà Nội vì bị nhóm người lạ mặt nửa đêm kéo vào hành hung.
Giữa đêm ngày 07/01/2013, gia đình ông Thái Văn Thắng (Hà Nội) hoảng loạn vì nhận được điện thoại của các em sinh viên học cùng lớp với con trai ông báo tin em Thái Duy Mạnh bị nhóm thanh niên lạ mặt hành hung bị thương rất nặng.
Ngay trong đêm, vợ chồng ông đã vội vàng thuê tắc-xi từ Hà Nội lên Phổ Yên (Thái Nguyên) để đưa con đi cấp cứu. Cùng phòng trọ với em Mạnh, nhiều em cũng đã hoảng loạn bỏ về ngay trong đêm. Đến khoảng 01h sáng ngày 08/1, gia đình ông Thắng đã đưa em Mạnh về cấp cứu tại bệnh viện Xanh pôn, Hà Nội.
Ông Thắng cho hay: con trai ông là sinh viên năm cuối lớp K43 ATK HN4 (Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp (cơ sở 2, số 6, Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội).
Gia đình Mạnh rất bức xúc về thói côn đồ của đám thanh niên lạ mặt
Chiều ngày 07/1/2013, lớp của em Mạnh xuống cơ sở 1 của trường tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên thực tập thì xảy ra sự việc.
Ngay trong đêm, nhiều sinh viên đã bỏ về Hà Nội. Em Mạnh bị đánh trọng thương nên được gia đình đưa đến viện Xanh-pôn cấp cứu. Hiện tại, em đang được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh do vết thương tụ máu ở đầu gây chấn thương não, mặt mũi, chân tay bị sưng húp, tím đen nhiều chỗ…
Sinh viên Hoàng Thúy Hằng, bạn cùng lớp với em Mạnh cho biết: lớp K43 ATK HN4 có 32 sinh viên, gồm 16 nam và 16 nữ. Ngày 07/1 các em được giáo viên chủ nhiệm đưa xuống cơ sở 1 của trường tại Phổ Yên, Thái Nguyên để thực tập theo chương trình đào tạo của nhà trường.
Tất cả sinh viên này được bố trí ở trong ký túc xá (trong khuôn viên cơ sở 1 của trường tại xã Trung Thành, Phổ Yên).
Video đang HOT
Đến khoảng 22h cùng ngày, khi các em mới xuống cơ sở và nhận phòng ở được vài giờ đồng hồ, một nhóm rất đông chừng hơn 20 thanh niên rầm rập kéo đến phòng các sinh viên mới về thực tập gõ cửa đòi vào nói chuyện.
Em Hằng kể: nhóm này đến gõ cửa cả phòng nữ của chúng em. Vì là người lạ nên tụi em không mở cửa, họ đạp cửa rồi ầm ầm kéo sang các phòng khác.
Hằng cho biết, khi kéo sang các phòng nam (khu KTX của nam và nữ đối diện với nhau, cách nhau một khoảng sân trống), đám thanh niên lạ mặt này gõ cửa đòi vào, các bạn cùng lớp không mở cửa, họ đã đạp cửa, xông vào đánh các bạn cùng lớp.
Vì không biết chuyện gì xảy ra, nhưng hoảng loạn, nhiều sinh viên nam ở cùng phòng với Mạnh đã tìm cách chạy ra khỏi phòng. Mạnh bị đám thanh niên lạ mặt quây đánh trọng thương…
Em Thái Duy Mạnh đang được gia đình cấp cứu tại viện Xanh Pôn sau đêm bị đám thanh niên lạ mặt đánh hội đồng
Hoảng loạn, cả lớp bỏ thực tập
Ngay trong đêm 07/1, công an địa phương nhận được tin báo đã đến KTX nơi các em sinh viên bị đánh lấy lời khai, lập biên bản. Một vài sinh viên đã được gia đình lên đón về nhà ngay trong đêm vì sợ hãi.
Sáng ngày 08/1, những sinh viên còn lại đã thuê xe bỏ về, không ở lại cơ sở 1 để thực tập vì hoảng sợ.
“Nhà trường nói bọn em không được tự ý bỏ về, vì nếu bỏ về sẽ bị đuổi học, nhưng chúng em sợ lắm, vừa xuống đến nơi đã bị đánh nên không bạn nào dám ở lại” – Hằng lo lắng.
Ông Thái Văn Thắng (bố Mạnh) cho biết, sáng 08/1, từ Thái Nguyên thầy hiệu phó của trường đã lên viện thăm Mạnh và chia sẻ với gia đình.
“Chúng tôi cũng đề nghị nhà trường xác minh làm rõ những đối tượng hành hùng quấy rối con tôi và các bạn cùng lớp của cháu. Cháu đang được các bác sĩ tích cực điều trị, tổn thương nhẹ vùng não….” – lời ông Thắng.
Trao đổi với PV, giáo viên chủ nhiệm lớp K43 – lớp có sinh viên bị hành hung, thầy Hùng thông tin: “Hiện tại nhà trường đang kết hợp với công an xã Trung Thành xác minh đối tượng, điều tra vụ việc. Chúng tôi sẽ thông tin đến gia đình các em sinh viên để các em yên tâm học hành.”.
Nhiều sinh viên nhận định, nhóm người nửa đêm kéo đến hành hung các em, nhiều khả năng là sinh viên cùng trường, “dằn mặt” theo kiểu “ ma cũ bắt nạt ma mới”.
Theo 24h
Học Kinh tế, vì đâu thực tập... pha trà?
Nội dung thực tập nhàm chán, rập khuôn nên sinh viên chỉ tập trung vào lợi ích của mình, chưa nghĩ đến mình sẽ đem lại gì cho doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp "ngại" hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập.
Thực tập lãng phí
Ông Huỳnh Song Hào - phó giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TPHCM cho hay với nền tảng từ nhà trường, nhiều sinh viên (SV) ngành Kinh tế sau khi được đào tạo thêm là những nhân tố rất tích cực trong nhân lực của ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Hào, thực tập bây giờ vẫn như cách đây cả chục năm, các bạn đến doanh nghiệp (DN) thực tập chủ yếu để thu thập thông tin cho mình chứ không xác định sẽ làm được gì cho DN.
Ông Hào đề xuất, khi SV đi thực tập nhà trường cần xây dựng sẵn những đề tài để các em nắm được mục tiêu cụ thể. Khi đi thực tập sẽ phối hợp cùng DN xây dựng đề tài đó. Có như vậy mới có tương tác hai chiều, SV cũng hỗ trợ DN thì mới có tính kết nối với trường học, kỳ thực tập mới hiệu quả.
Hình thức, nội dung thực tập của SV chưa gắn liền với hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa).
"Khi tiếp nhận một thông tin, SV ra trường có những ý tưởng, cách xử lý, đánh giá rất mới lạ mà nhân viên làm việc lâu năm bị tư duy theo lối mòn không có được. Nếu phối hợp với nhân viên của DN sẽ có những đề tài mang tính ứng dụng, thực tiễn cao. Vì thế rất cần các tài hợp tác chung thì hai bên mới hỗ trợ nhau được", ông Hào nói.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh - phó tổng giám đốc Công ty CP trang sức Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, SV đi thực tập vẫn hướng tới các bản báo cáo thông tin về DN như doanh thu, số lượng công nhân... rất rập khuôn, nhàm chán. Những thông tin đó gần như không có giá trị nhiều về chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến bí mật của DN.
"Ở chỗ chúng tôi SV không đến mức phải đi rót nước, pha trà mà vẫn được tham gia vào một số hoạt động chuyên môn. Nhưng đề tài các em thực hiện lại không liên quan đến chuyên môn, vì thế cơ hội để SV đi thực tập được cọ xát cũng hạn chế", bà Hạnh cho hay.
Bà Nguyễn Thanh Mỹ, Công ty CP Ước mơ xanh cho rằng, hình thức thực tập hiện nay đang bỏ phí khả năng của SV. Nhiều em than đi thực tập chỉ rót nước, pha trà hay chỉ photo tài liệu...
Trong khi ở trường nhiều SV rất năng động, họ thực hiện những dự án, kế hoạch làm việc nhóm rất tốt lại không được phát huy trong quá trình thực tập. Các em đi thực tập mang tính cá nhân, đơn lẻ nên DN cũng khó hỗ trợ và các em mất đi cơ hội trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm.
Bà Mỹ và bà Hạnh cùng đề nghị SV đi thực tập cần được nhà trường định hướng, có thể một nhóm cùng thực hiện chung một đề tài có tính chuyên môn hơn. Để các em vừa có động lực làm việc trong kỳ thực tập và DN nhận thấy đề tài đó thiết thực cho mình.
Mạnh dạn "trao quyền"
Ông Đỗ Thanh Năm - giám đốc Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win - win cho hay, SV đi thực tập muốn nhận được sự hỗ trợ của DN thì chính các bạn phải xác định mình đóng góp được gì cho DN.
Đối với công ty Win - win, SV khi vào thực tập cũng được sàng lọc vì công ty thực hiện chính sách trả lương cho SV khi đến thực tập như nhân viên. Theo đó, SV phải đảm bảo làm việc như tất cả mọi nhân viên như làm việc 8 tiếng/ngày, đáp ứng các yêu cầu công việc và kỷ luật công ty. Sau thời gian đó công ty sẽ giữ lại những SV phù hợp, còn những ứng viên khác sẽ được giới thiệu đến các công ty đối tác.
Nhà trường cần định hướng, xây dựng nhóm đề tài thực tập mang tính chuyên môn hơn.
Một lãnh đạo ngân hàng Sacombank cho biết hầu hết SV khi đi thực tập không xác định được công việc. Ngân hàng có chương trình đào tạo cho các em theo từng vị trí, công việc, chức danh cụ thể trong thời gian 3 tháng. Sau khi được đào tạo, nhiều em được tiếp nhận ở lại làm việc.
Ông dẫn chứng gần đây nhất là một SV Trường ĐH Kinh tế TPHCM sau khi thực tập hai tháng thì được nhận làm chính thức. Trước đó, dù SV này chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng ngân hàng tin tưởng giao cho bạn thực hiện một dự án cả tỷ đồng và kết quả rất lạc quan.
Theo đại diện này, DN cũng phải mạnh dạn "trao quyền" cho các bạn SV, tạo điều kiện cho các bạn được tự chủ trong công việc. "Vì chỉ khi có những trải nghiệm thông qua việc tổ chức, thực hiện các dự án, SV mới thể hiện được năng lực và phát triển được con đường sự nghiệp của mình".
Hoài Nam
Theo dân trí
Tips giúp bạn lựa chọn trường khi du học Trường đại học nổi tiếng không có nghĩa là tất cả các chuyên ngành được giảng dạy đều tốt. Mỗi trường có một thế mạnh riêng trong giảng dạy. Khi chúng ta càng có nhiều lựa chọn trong việc du học, chúng ta càng mất nhiều thời gian để nhắc các lựa chọn phù hợp cho mình. Đương nhiên ai cũng muốn học...