Vừa đề nghị mua máy giặt, chồng bảo “muốn mua tự kiếm tiền”, vợ không đáp lại nửa lời nhưng lẳng lặng làm 1 việc không tưởng khiến anh choáng váng
“Ban đầu em khắc phục giặt tay vài hôm, sau mệt quá em giục chồng mua máy. Vậy mà vợ vừa nói, chồng em xẵng luôn giọng…”, cô vợ kể.
Phụ nữ sau kết hôn thường ưu tiên gia đình lên trên sự nghiệp. Điều đó không có nghĩa họ không có đam mê, không có hoài bão phấn đấu mà đơn giản vì họ chấp nhận hi sinh bản thân để lo cho chồng con. Vậy nhưng nhiều người chồng lại không hiểu được nỗi lòng, sự hi sinh đó của vợ. Ngược lại còn tỏ thái độ coi thường khi vợ ở nhà chăm con, nội trợ. Anh chồng trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây là ví dụ điển hình.
Câu chuyện như sau: “ Vợ chồng em chiến tranh lạnh gần 1 tuần nay rồi. Nghĩ mà nản không chịu được.
Ngày trước em làm bên khối du lịch, công việc thường xuyên di chuyển đúng sở thích. Sau kết hôn rồi vì muốn có nhiều thời gian dành cho gia đình, em phải nghỉ việc bên đó, chuyển sang làm hành chính văn phòng.
Ảnh minh họa
Đầu năm ngoái, em sinh bé đầu lòng, hết cữ định đi làm mà chồng không cho. Anh nói kinh tế anh lo được, chỉ cần vợ chăm con, quán xuyến việc nhà. Khi nào con lớn, em đi làm lại anh không cản. Bất đắc dĩ lắm em mới chấp nhận phương án ấy vì bản thân em trước giờ sợ nhất sống cảnh phụ thuộc kinh tế.
Quả đúng như những gì em lo. Thời gian đầu mọi thứ tạm ổn, sau chồng em mỗi ngày một tỏ thái độ cáu gắt, bực dọc vô cớ với vợ. Ban đầu anh để em cầm thẻ lương, sau anh đòi lại nói cần thì tiền anh rút đưa cho chứ thẻ anh còn giao dịch nhiều việc.
Thực tình đàn bà chúng mình vốn nhạy cảm, một chút thay đổi của chồng dù chỉ thoáng qua cũng đều nhận ra hết. Quan trọng là mình có nói hay thể hiện thái độ không.
Video đang HOT
Chồng em lấy lý do công việc kinh doanh khó khăn, thắt chặt hết các khoản chi tiêu sinh hoạt. Khổ nhất là cách đây mấy tháng máy giặt của em bắt đầu có vấn đề, lúc loạn bảng điều khiển điện tử, lúc không vào nước, lúc vắt không khô. Mấy lần gọi thợ sửa nhẹ cũng mất 300 – 400k, nặng thì đi toi cả triệu. Sau hỏng nhiều chồng em tiếc tiền không cho vợ sửa nữa, bảo em chỉ ở nhà ôm con thôi chịu khó giặt tay cũng được.
Nói thật, bản thân em không ngại việc giặt giũ. Có điều, thứ nhất đang con nhỏ, một ngày toàn lo cháo sữa cho nó đã bở hơi tai, chưa nói tới cơm nước ngày 3 bữa phục vụ bố mẹ già, nay ốm mai đau các kiểu đổ lên đầu. Tới 1 chút thời thời gian dành bản thân em còn không có. Giờ cõng thêm cả núi quần áo vò tay thật sự quá sức. Thế mà chồng lại nghĩ em chỉ ngồi nhà ôm con nhàn hạ.
Ban đầu em khắc phục giặt tay vài hôm, sau mệt quá em giục chồng mua máy. Vậy mà vợ vừa nói, chồng em xẵng luôn giọng: ‘Muốn thì cô tự lo kiếm tiền mà mua. Tôi không có tiền’.
Thái độ của chồng làm em ức chế. Nếu thật sự kinh tế khó khăn, em sẽ chấp nhận chịu khổ không sao. Đằng này, miệng nói không có tiền nhưng anh vẫn đổi điện thoại mới 20 triệu mà không thèm nói qua với vợ 1 câu.
Dù bực nhưng em cũng không nói nửa lời. Song ngay hôm sau, em đặt mua luôn chiếc máy giặt lồng ngang hơn chục triệu, cũng không cần bàn với chồng. Lúc nhân viên siêu thị chuyển máy tới, anh ngạc nhiên lắm, còn tưởng họ giao đồ nhầm địa chỉ. Khi em bế con ra ký giấy nhận hàng, anh mới trợn mắt hỏi em lấy tiền đâu mua. Em nói luôn là em bán vàng cưới. Ngoài máy giặt, em mua cả con robot hút bụi, máy rửa bát. Tất cả hết gần 50 triệu. Chồng em choáng váng, đỏ mặt quát: ‘Mua những thứ đó để cô ở nhà chơi à?’.
Ảnh minh họa
Em cười tươi bảo, em mua những thứ đó là để chuẩn bị đi làm trở lại. Không có chuyện vợ ở nhà làm như giúp việc không chồng vẫn coi thường. Đi làm, em không có thời gian lo cả núi việc nhà nữa nên đương nhiên phải có phương tiện trợ giúp. Anh không ý thì cứ chia đôi việc nhà’.
Chồng em nghe xong tái mặt. Ý em đã định, nhất quyết không thay đổi. Bố mẹ chồng cũng tán thành với phương án của em. Anh ấy thì vẫn cố chấp. Sau hôm đó, anh giận vợ, mặt mũi cứ lầm lì mà em mặc kệ. Em cứ đi làm, tự chủ kinh tế sẽ chẳng ai coi thường được. Sống vì người khác mãi mệt mỏi lắm”.
Theo dõi câu chuyện, hầu hết mọi người đều đồng tình ủng hộ với cách xử lý của chị vợ này. Bởi bất cứ người phụ nữ nào cũng vậy, khi họ chấp nhận hi sinh bản thân để chăm lo cho gia đình mà không được chồng trân trọng, thấu hiểu đương nhiên ai cũng sẽ mệt mỏi, ức chế. Vậy nên hành động vùng lên của cô vợ trên là điều dễ hiểu.
Khiếp đảm vì chồng lương 30 triệu mà kẹt sỉ, xét nét từng mớ rau, cọng hành: Tâm sự của người vợ khiến nhiều chị em 'tăng xông'
Dòng tâm sự đẫm nước mắt của người vợ khiến nhiều chị em đồng cảm.
Sau khi kết hôn, nhiều chị em đã phải thừa nhận rằng không gì tổn thương và đau khổ hơn việc phải sống phụ thuộc vào người chồng và người chồng đó không tôn trọng mình. Sau khi sinh con, nhiều người phụ nữ buộc phải ở nhà chăm con một thời gian vì không tìm được người chăm con giúp mình.
Đây cũng là khoảng thời điểm họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng. Nhìn từ góc độ bên ngoài, người phụ nữ có thể đang 'nhàn nhã', 'sung sướng' nhưng thực sự không ai thấu hiểu hết được nỗi thống khổ, uất ức khi phải sống phụ thuộc vào chồng và bị chính chồng và người nhà chồng coi thường.
Mới đây, trong một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện gia đình, người dùng A.N đã chia sẻ câu chuyện thật của gia đình mình. Dòng tâm sự đã gây bão vì những chi tiết rất đời thường chất chứa nỗi u uất của một người vợ ở nhà chăm con.
Theo người dùng này, chồng chị hiện đang đi làm với mức lương 30 triệu 1 tháng. Chị theo chồng từ Bắc vào Nam nên không có việc làm và hiện đang ở nhà chăm con nhỏ. Lương cao nhưng anh chồng chỉ được chị 8 triệu 1 tháng để chi tiêu cho cả gia đình. Với mức sống ở thành phố, khoản tiền này chẳng thấm vào đâu và khiến chị luôn rơi vào tình cảnh 'thiếu trước hụt sau". Không những thế, chị còn bị chồng soi mói, xét nét, khinh thường vì không làm ra tiền. Anh liên tục gọi điện về nhà ngoại để kể tội vợ. Mâu thuẫn tăng lên khiến chị đòi ly hôn thì chồng đe dọa sẽ giành quyền nuôi con và tố chị 'không đáng mặt làm mẹ".
Trích dòng tâm sự của người dùng này:
"Vợ chồng người ta tháng 5 - 7tr cãi nhau vì tiền đã đành. Còn chồng em làm tháng 30tr vẫn cãi nhau vì tiền các mom ạ
- Em ở nhà chăm con. Chồng đưa 8 triệu 1 tháng, còn lại chồng gửi tiết kiệm hết. Chồng em đi làm cuối tuần mới về 1 buổi thôi. Cuộc sống hàng ngày có 2 mẹ con. Tiền nhà nước 1 triệu, tiền sữa bột cho con hết 2 triệu, chưa tính sữa chua hoa quả bánh kẹo nhé. Vậy là còn có 5 triệu để em chi tiêu thức ăn uống các khoản (em sống ở thành phố) ....
- Có nhiều tháng em cần mua thêm vitamin thuốc các thứ bổ sung cho con cũng hết 1 - 2 triệu. Em bảo với chồng thì chồng cũng ừ ừ. Ai ngờ khi hết tiền thì chồng bảo ko biết chi tiêu tính toán, đưa bao nhiêu hết bấy nhiêu, không biết tiết kiệm. Ý là muốn 8 triệu đấy em chi tiêu phải để được dư ra mới hài lòng. Trong khi đó em chi gì tiêu gì em đều ghi rõ ràng và gửi cho xem. Chồng em bảo cái này có 500 ngàn thôi mà nói mua hết 1 triệu thì ai biết. Các chị bảo thế có khổ không ? Vậy là tháng này phải đi vay thêm tiêu. Khi cãi nhau chồng lại gọi về cho bố mẹ em nói là tiêu hết tháng lương của chồng, tháng nào cũng phải đi vay ...
- Cuối tuần về mới vợ con được 1 buổi mà bới móc soi sét từ mớ rau cọng hành. Bảo ăn bao nhiêu mua bấy nhiêu, chứ mua nhiều ăn ko hết lại đáp đi phí. Lại đay nghiến cái câu: "Ko đi làm ra tiền nên ko biết tiết kiệm đồng tiền ..." Mà 1 tuần mới đi chợ 1 lần, đợi chồng về trông con mới đi thì chả mua nhiều thì sao?"
Những dòng tâm sự đầy nước mắt của người dùng A.N vạch trần mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân hiện đại: người không làm ra tiền sẽ không có tiếng nói và làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Nhiều chị em sau khi đọc xong tâm sự của người dùng này đã khuyên chị nên đi làm để có thu nhập, tiếng nói trong gia đình. Một điều không thể phủ nhận rằng trong gia đình, ai có thu nhập thì người đó có tiếng nói.
" Con lớn rồi, bạn nên gửi con để đi làm, được bao nhiêu thì được", người dùng Linh Bùi bình luận.
"Mình thấy vấn đề là ở cả 2 vợ chồng, chồng ko biết cảm thông thấu hiểu cho vợ, còn vợ ko biết cách chi tiêu sao cho phù hợp", người dùng Khánh Linh viết.
Đoạn chia sẻ của người dùng A.N vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm, bình luận của người dùng trên mạng xã hội.
Chồng ngoại tình bị phát hiện còn bao biện: "Đàn ông ai chẳng thế" nhưng ngay sau lời tuyên bố của vợ, anh đuối lý "xuống nước" "Ức cái chồng em thừa nhận chuyện ngoại tình nhưng anh không nhận lỗi mà đưa ra lý lẽ ngang ngược không chấp nhận nổi...", người vợ kể. Ngoại tình từ lâu đã trở thành câu chuyện chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ chỗ nào. Cũng vì thế mà với nhiều người đàn ông dù đã có gia đình nhưng...