Vua chuối Út Huy: Rất buồn khi ND bị đổ tội lúc thị trường dư thừa
Ông Võ Quan Huy (Út Huy) – Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, người đang có hơn 1.000ha đất sản xuất nông nghiệp tại 6 tỉnh (chuyên canh nuôi tôm, nuôi vỗ béo bò Úc, trồng chè, cao su, chuối…) đã cho biết như vậy Tại Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do Trung ương Hội NDVN tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Ông Võ Quan Huy bên vườn chuối của mình ở Long An. Ảnh: Tư liệu
“Vua” chuối Út Huy cho biết, ông đã gắn bó với nghề nông hơn 40 năm qua, từ mô hình kinh tế hộ, phát triển lên trang trại rồi thành lập DN như hiện nay. Để nuôi khát vọng làm giàu, ông cho biết trong hơn 40 năm làm nông nghiệp thì hơn 20 lần ông đã thay đổi cây con để khắc phục các yếu kém, khó khăn để vươn lên.
Từ 5 câu hỏi Chủ tịch Trung ương Hội ND đặt ra tại Hội nghị (Tại sao nhiều chủ trương, chính sách đề ra cho nông nghiệp nhưng không hiệu quả; Làm thế nào để DN, ND gắn kết chặt chẽ hơn trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; Nông dân Việt Nam sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào; Doanh nghiệp giữ vai trò gì, trách nhiệm ra sao trong mối liên kết; Vai trò của Hội NDVN để giúp mối liên kết giữa ND, DN bền vững, hiệu quả), ông Huy chia sẻ:
Thứ nhất, hiện nay có thực tế là Nhà nước đưa ra một số chính sách cho nông nghiệp, nhưng nhằm mục đích quản lý nhiều hơn là mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tượng trong chính sách; các cấp, ngành địa phương được thành lập cũng là để quản lý chính sách dễ hơn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc mặc dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nhưng hầu hết đã bị lỗi thời.
Do đó, theo tôi khi cơ quan Nhà nước xây dựng chính sách, cần về nông thôn, sống cùng nông dân để có sự am hiểu tường tận đời sống, tâm tư nguyện vọng và thực tế sản xuất của bà con để đưa ra chính sách phù hợp.
Ông Võ Quan Huy bên dây chuyền sơ chế sản phẩm chuối xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh: Phiêu Nhiên
Thứ hai, về câu hỏi làm thế nào để DN, ND cùng nhau hợp tác trong chuỗi giá trị nông sản, tôi cho rằng muốn gắn kết bền vững, thì hãy đưa ra cho DN, ND những sự lựa chọn, đem đến lợi ích cho các bên. Lâu nay, câu chuyện gắn kết giữa ND, DN đã được nói đi nói lại rất nhiều, được đẩy lên thành phong trào “ nóng” ở nhiều địa phương, nhưng thực sự chưa có nhiều mối liên kết hiệu quả.
Hiện tôi đang làm chuỗi sản xuất tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng. Tại đây có vài DN còn yếu rất hào hứng tham gia xu hướng này, nhưng những DN có vốn, chủ động được thức ăn thì gần như không muốn tham gia chuỗi này.
Video đang HOT
Ở nông thôn, hiện nay khó nhất vẫn là vốn đầu tư cho sản xuất (thường đến từ 3 nguồn: vốn tự có, vay ngân hàng, vay đại lý theo hình thức nợ vật tư, giống nông sản). Hiện ở một số nơi có thêm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đầu vào cho người nuôi tôm, cũng rất thuận lợi cho nông dân và loại hình dịch vụ này đang phát triển khá tốt.
Với vai trò Hội ND, tôi cho rằng để giúp bà con gắn kết chặt chẽ hơn trong mối liên hệ với DN, Hội ND cần nắm sát diễn biến thực tế ở các vùng sản xuất, để giúp ND thay đổi tư duy sản xuất, bỏ sự dễ tính trong làm ăn.
Thứ 3, về câu hỏi bây giờ người ND cần sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào? Tôi cho rằng ở đây vai trò quy hoạch của Nhà nước rất lớn, nhưng lâu nay Nhà nước đưa ra quy hoạch lại không sát thực tế. Ví dụ trong chăn nuôi lợn, đưa ra quy hoạch một kiểu, dự báo thị trường một kiểu và dự báo không sát, nên đã dẫn tới chăn nuôi lợn bị đảo lộn.
Bên cạnh đó, việc làm số liệu thống kê của chúng ta cũng chưa được kịp thời, ít ra cũng cần có con số hiện nay ND đang nuôi bao nhiêu con lợn, sản lượng thịt thế nào, dự báo tiêu dùng ra sao… Các con số cần công khai để ND nắm được, từ đó có thể tự điều chỉnh sản xuất.
Sản phẩm chuối xuất khẩu của Công ty TNHH Huy Long An.
Với hơn 110ha chuối đang trồng tại Long An và Tây Ninh, tôi luôn phải tìm hiểu xem những thị trường nào cần chuối. Đương nhiên đó phải là những nước không trồng chuối được, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những thị trường luôn luôn nhập chuối, còn thị trường Trung Quốc chỉ nhập thời vụ, do nông dân nước họ cũng trồng chuối.
Chúng ta cần làm thế nào để tất cả mọi người, ND, DN đều nhìn thấy điều này thì mới hợp tác sản xuất được.
Vấn đề rất buồn là hiện nay, hễ khi có vấn đề gì về thị trường, hầu như mọi người đều đổ thừa cho ND sản xuất tự phát. Tôi cho rằng cách nhìn nhận như vậy là không đúng. Lẽ ra, các thương vụ của nước ta ở nước ngoài cần tìm hiểu, nắm rõ tình hình sản xuất của nước đó. Ví dụ, ngay khi ND ở nước họ ươm hạt giống, các thương vụ đã phải nắm được để báo về cho cơ quan chức năng trong nước, từ đó chúng ta mới xây dựng được dự báo thị trường sát thực tế.
Hiện nay ND vẫn là đối tượng còn nhiều khó khăn nhất, vai trò của Hội NDVN là cần nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của bà con để kịp thời có kiến nghị về chính sách, giúp ND phát triển sản xuất thuận lợi, hiệu quả.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 4.7: Giá cà phê hứa hẹn bất ngờ, tiêu vẫn ảm đạm
Gia nông san hôm nay (4.7), dư bao gia ca phê nôi đia se vân duy tri trong ngương 45.000 - 46.000 đông/kg, do nguôn cung ra thi trương ngay cang han hep, đăc biêt la trong bôi canh san lương ca phê thu hoach đươc tai Brazil va cac nươc khac đêu co xu hương giam. Vơi măt hang hô tiêu, giá thu mua không đổi so với phiên giao dịch cuối tuần trước, dao động quanh mức 76.000 - 77.000 đồng/kg.
Gia nông san hôm nay (4.7), dư bao gia ca phê nhân xô trong nươc giư ôn đinh ơ mưc cao. Anh minh hoa
Gia ca phê duy tri mưc cao
Tai thi trương Tây Nguyên, ngay 3.7 gia ca phê nhân xô chững lại sau khi đa tăng tơi 1.400 đồng/kg trong tuần trước, môt sô nơi giam nhe tư 100-200 đông/kg so vơi phiên giao dich ngay 1.7. Cu thê, gia ca phê nguyên liêu tai cac tinh Lâm Đông, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum đang dao đông trong khoang 45.000 - 45.900 đông/kg.
Giá cà phê nhân xô tại khu vực cảng TP.HCM, giá FOB ở mức 2.076 USD/tấn, tăng 44 USD/tấn, với mức trừ lùi giảm về -70 USD/tấn so với mức 90 - 100 USD/tấn của ngày 30.6.
Trai ngươc vơi xu hương binh yên cua gia ca phê trong nươc, giá cà phê Arabica trên san giao dich New York ngày 3.7 kha sôi đông vơi mưc tăng nhe. Theo đó, gia ca phê arabica ky han thang 9.2017 đat 127,7 cent/lb, tăng 2,0 cent/lg so vơi ngay 1.7; sô lương giao dich mưc kha cao với hơn 23.000 lô. Trong phiên có lúc giá giao ngay tháng 7 giảm nhẹ, song kết thúc phiên đã chốt ở mức 125,80 cent/lb, tăng 1,8 cent/lb, tương ứng tăng 1,45%.
Trái lại, gia ca phê robusta trên san London ky han thang 9 lại chốt phiên với xu hướng giảm nhẹ, dù ở giữa phiên đã có lúc tăng tới 20 USD/tân, ơ mưc 2.178 USD/tân. Theo đó, giá đóng cửa ở sàn London đạt 2.146 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn. Tuy nhiên, giá cà phê giao ngay vẫn đang trong xu hướng tăng, đạt 2.167 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn.
Diễn biến giá cà phê Tây Nguyên tuần 26/6 - 01/7. Nguôn: vinanet.vn
Theo thông tin tư Bô NNPTNT, trong tháng 6, Việt Nam đa xuất được khoảng 100.000 tấn cà phê và tổng san lương ca phê xuât khâu trong niên vu 2016/2017 (tư tháng 10.2016) đến nay ước đạt 1,1 triệu tấn. Hiên nguôn cung ca phê tư nông dân va cac nha buôn trong nươc không con nhiêu. Các dự báo mới nhất đêu cho rằng tơi nửa cuối tháng 9.2017, hàng vụ mới sẽ có nhưng không ro co thê bù đắp được lượng hàng thiếu hụt cuối vụ hay không.
Trong khi đo, hãng tin phân tích Safras & Mercado (Brazil) cho biết ước tính vụ mùa cà phê mới của Brazil cho đến nay đã thu hoạch được 44%, thấp hơn so với mức 47% vào cùng thời điểm năm ngoái.
Đang chu y, báo "Bưu điện Jakarta" số ra mới đây có đăng bài phân tích của đồng tác giả Marvin G Perez và Fabiana Batista với tựa đề: "Nguy cơ sụt giảm sản lượng cà phê thế giới do môi trường". Theo đo, thị trường cà phê thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năm thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu về đồ uống yêu thích này dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, dẫn đầu là nhu cầu của giới trẻ Mỹ.
Tổ chức Bảo tồn Quốc tế cho biết sản lượng cà phê sẽ phải tăng ít nhất 50% vào giữa thế kỷ này mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để đối phó với tình trạng này, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu phát triển loại cây cà phê có thể thích nghi với môi trường đang thay đổi.
Theo Viện nghiên cứu Cà phê Thế giới, sản lượng cà phê thế giới giảm khoảng 18,2 triệu bao với trị giá khoảng 2,5 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011 tới năm 2016. Đây cũng là nguyên nhân khiến 1,7 triệu người trong ngành mất việc làm. Trái Đất ấm lên có nghĩa là các nhà sản xuất sẽ buộc phải đối mặt với những mối đe dọa thường xuyên hơn đối với sản lượng cà phê của mình.
Giá tiêu vẫn ảm đạm
Trong ngày 3.7, giá thu mua tiêu tại thị trường nội địa vẫn không đổi so với tuần trước, dao động quanh mức 76.000 - 77.000 đồng/ kg. Các nhà buôn tiêu đang kỳ vọng sang tháng 7, thị trường các nước Hồi giáo sẽ giao dịch sôi động trở lại, kéo theo giá hồ tiêu trong nước sẽ tăng vượt qua mốc 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tham khảo tại thị trường trong nước ngày 3.7. Nguồn: tintaynguyen.com
Theo thông tin của UN Comtrade, trong 3 năm trở lại đây, Campuchia đang nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các nước khác - đặc biệt là Hàn Quốc và châu Âu, nhằm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, tạo vị thế cho ngành thương mại Hồ tiêu Campuchia trên thị trường thế giới, đồng thời giảm rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường tiêu thụ truyền thống là Việt Nam và Thái Lan luôn cho giá trị thấp. Tuy nhiên, hiện sản lượng tiêu thụ tiêu của Campuchia tại các thị trường khác là rất nhỏ - chỉ chiếm 1% tổng sản lượng sản xuất.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, với khả năng mở rộng diện tích nhanh, năng suất cao, giá trị sản phẩm lớn, ngành sản xuất và thương mại hồ tiêu Campuchia có tiềm năng phát triển vượt bậc trong trung hạn và dài hạn và trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với hạt tiêu Việt Nam.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 1.7: "Ngày thần tài" của giá cà phê; giá tiêu không đổi Gia nông san hôm nay (1.7), nganh ca phê trong nươc đa co cu tăng trương tôt khi phiên giao dich ngay cuôi tuân đa tăng tơi 800 đông/kg, đây gia ca phê nhân xô tai Tây Nguyên lên trên 45.000 đông/kg, thâm chi môt sô nơi đang sat ngương 46.000 đông/kg. Vơi măt hang tiêu, gia vân duy tri quanh mưc 76.000...