Vựa cam ngon nhất Hà Tĩnh vào mùa hái quả, hứa hẹn bỏ túi 100 tỷ
Diện tích đất đồi rộng lớn cùng với chất đất phù hợp đã tạo điều kiện để người dân xã Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh) tạo ra thương hiệu cam Khê Mây nức tiếng gần xa. Không đầy tháng nữa, hơn 200ha cam sẽ vào mùa thu hoạch rộ, hứa hẹn nguồn thu khoảng 100 tỷ đồng.
Những gốc cam chanh trĩu quả.
Về Hương Đô giữa vào dịp này sẽ được ngắm những vườn cam trĩu quả, trải dài trên những lưng đồi. Dù còn gần một tháng nữa mới đến vụ thu hoạch rộ cam chanh, nhưng hiện nay một vườn cam chín sớm hoặc thu hoạch bói đã có sản phẩm sớm bán ra thị trường.
Anh Nguyễn Văn Đồng (vùng kinh tế Khe Mây) cho biết: Diện tích trồng cam của gia đình tôi khoảng 3ha. Trong đó số cây cho thu hoạch năm này khoảng 800 gốc. Ước tính sản lượng khoảng 15 tấn, cho doanh thu hơn 500 triệu đồng.
Chị Thiên (vợ anh Nguyễn Văn Đồng) thu hoạch những gốc cam chín sớm
Anh Đồng cũng cho biết đang lên kế hoạch trồng thay thế khoảng 400 cây đã trồng lâu năm, còi cọc để đảm bảo tính kế thừa.
Được biết, diện tích trồng cam của Hương Đô hiện khoảng hơn 360ha. Năm nay, số diện tích cho thu hoạch hơn 200 ha với các loại cam chanh, cam sành, cam bù. Ước tính mỗi ha cam cho năng suất dao động từ 9,5 – 10 tấn/ha. Hộ trồng cam ít nhất khoảng 3 sào và hộ nhiều nhất khoảng 6ha, thu nhập bình quân từ trồng cam dao động 100 triệu đến trên 1 tỷ đồng/hộ/vụ.
Video đang HOT
Chị Thiên đóng gói sản phẩm để gửi cho khách
Theo Bí thư Đảng ủy xã Hương Đô Nguyễn Hồng Sơn, với điều kiện đất đồi rộng, chất đất sét pha cát, sỏi, xã đã phát triển cây ăn quả có múi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Cam Khe Mây giờ đây đã trở thành thương hiệu không chỉ trong tỉnh mà được cả nước biết đến.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã đã thường xuyên liên hệ với các trung tâm, đơn vị chuyên môn mở các lớp tấp huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam cho các hộ trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cam Khe Mây”.
Vụ cam năm nay anh Đinh Văn Nhâm thu hoạch khoảng trên 1.000 gốc cam chanh
Được biết, để khuyến khích bà con phát triển sản xuất, ngoài chính sách hỗ trợ của địa phương, Hương Đô còn tập trung lại bám sát, hướng dẫn chi tiết, cụ thể các hồ sơ thủ tục để bà con được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện. Nhờ đó cho nên đến nay tất cả các hộ trồng cam ở Hương Đô đều đã được nhận nguồn kinh phí hỗ trợ theo các chính sách hiện hành.
Những gốc cam mang thương hiệu Khe Mây chín mọng chờ thu hoạch
“Để giữ vững thương hiệu cam Khê Mây, hiện nay xã đang chỉ đạo bà con thay thế các diện tích cam trồng lâu năm, năng suất, chất lượng sụt giảm. Chú trọng khâu chăm sóc, nâng cao chất lượng cam, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, hạn chế việc trồng mới ồ ạt” – Bí thư Đảng ủy xã Hương Đô cho biết.
Theo Phúc Quang (Báo Hà Tĩnh)
Chằng chịt ổ voi, ổ gà trên huyện lộ 6 Hương Khê
Huyện lộ 6 qua xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) là tuyến đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào. Thời gian qua, do các xe khai thác keo, tràm hoạt động quá tải khiến tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng.
Theo quan sát, tuyến đường dài khoảng 15 km từ thôn Trường Sơn đến thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê) chi chít ổ voi, ổ gà. Nhiều đoạn, lớp nhựa bị xói mòn, đá bật lên lởm chởm khiến người đi đường rất vất vả mới vượt qua được. Có những đoạn sụt lún, tạo thành hố sâu "bẫy" người tham gia giao thông.
Một đoạn đường bị sụt lún
Ông Lê Văn Hòe ở thôn Phú Lâm, chia sẻ: "Khổ nhất là lưu thông vào giờ cuối chiều. Lúc đó, xe chở keo, tràm chạy ra nên mình vừa phải tránh xe, vừa phải tránh ổ gà. Tôi đã nhiều lần bị ngã xe ở các khúc cua này, rất may là không nghiêm trọng".
Ngoài ông Hòe, có hàng trăm người dân ở các thôn: Phú Lâm, Phú Bình, Phú Giang, Trung Hà (Phú Gia) ngày ngày đều phải vất vả lưu thông trên con đường xuống cấp này.
Ô tô rất vất vả khi luồn lách qua những ổ voi, ổ gà
Được biết, những ổ voi, ổ gà xuất hiện trên tuyến đường này khoảng 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến con đường xuống cấp như hiện nay là do xe vận chuyển keo, tràm chở quá tải trọng. Theo đó, đường chỉ cho phép trọng tải 10 tấn trở xuống nhưng nhiều xe chở keo, tràm lại có trọng tải trên 20 tấn.
Tuyến đường dài 15 km có hàng chục đoạn bị xuống cấp, hư hỏng
Anh Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết: "Xe chở keo, tràm chạy quanh năm. Trung bình mỗi ngày có hàng chục lượt xe vào ra. Với mức độ dày đặc, lại chở quá tải thì con đường rất nhanh bị xuống cấp. Nhiều lần, địa phương đã kiến nghị lên các cấp, các ngành nhưng vẫn không hạn chế được tình trạng xe chở quá tải".
Keo tập kết đầy đường chờ xe vào vận chuyển
Để đảm bảo giao thông đi lại cho người dân, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã đầu tư sửa chữa những đoạn đường hư hỏng. Theo đó, năm 2016, UBND huyện Hương Khê đầu tư 150 triệu đồng sửa chữa, bảo trì 2 km đường hư hỏng từ cầu Khe Trẹ đến Trạm Kền Kền thuộc Lâm trường Sông Tiêm. Tuy nhiên, đường mới sửa xong chưa đầy tháng thì xe chở keo, tràm đã lại "cày" hỏng.
Một khúc cua xuống cấp được UBND xã và Đồn Biên phòng Phú Gia đổ đá sỏi để "vá" hồi tháng 11/2017
Hồi tháng 11/2017, UBND xã Phú Gia cũng trích kinh phí 50 triệu đồng và Đồn Biên phòng Phú Gia hỗ trợ ngày công để đổ đá sỏi "vá" những ổ voi, ổ gà dọc tuyến đường. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, những chỗ vừa được gia cố lại hư hỏng.
Dù mới được "vá" nhưng đường vẫn không khỏi bong tróc
Huyện lộ 6 Hương Khê là tuyến đường biên giới đặc biệt quan trọng. Không chỉ phục vụ nhu cầu giao thông đi lại của người dân, đây còn là tuyến đường bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Vì vậy, hi vọng cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục hư hỏng, xây dựng và nâng cấp tuyến đường. Riêng đối với xe chở keo, tràm quá tải lưu thông qua đây, cần có biện pháp xử lý để bảo vệ tuyến đường.
Theo baohatinh
Mưu sinh bên lề đường: Giận mà thương! Dù biết buôn bán bên lề đường là nguy hiểm, thậm chí vi phạm pháp luật nhưng vì gánh nặng cuộc sống, những người bán hàng rong ở Hà Tĩnh vẫn hàng ngày bám đường để mưu sinh. Một em học sinh vừa tranh thủ học bài khi bán rau giúp mẹ trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hương Trà,...