Vua cà phê sa lầy, đại gia ‘bán máu’ lấy tiền
Dự án rộng 13ha của vua cà phê Trung Nguyên bị thu hồi, ông Tạ Tuấn Quang bán cổ phiếu thu về 23,5 tỷ vì nhu cầu tài chính cá nhân.
Trung Nguyên sa lầy siêu dự án ở Phú Quốc
Theo thông tin từ ông Đặng Lê Nguyên Vũ gửi UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Phú Quốc, ông cho biết, nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Phú Quốc, nên từ năm 2003 ông đã đầu tư và có quyền sử dụng 94.838 m2 đất tại vũng Trâu Nằm, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc.
“Với mong muốn thực hiện đầu tư xây dựng dự án ‘Khu du lịch’ tại khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, từ đó đóng góp vào sự phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế của huyện đảo Phú Quốc.
Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ cà phê Trung Nguyên.
Đồng thời phát triển thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm cà phê Trung Nguyên – cà phê Việt Nam đến với tất cả khách du lịch trong và ngoài nước tại Phú Quốc”, ông Vũ mong mỏi.
Sau đó, năm 2003, vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên đã đầu tư 94.838 m2 đất tại Vũng Trâu Nằm xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Ngoài ra, tại ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu (cũng thuộc huyện đảo Phú Quốc), vợ chồng ông Vũ – bà Thảo còn đứng tên khu đất 31.519m2 gồm thửa số 29 có diện tích 10.646,4m2 và thửa số 21a 21b 21c có diện tích 20.872,6m2.
Tuy nhiên, các quyết định này ban hành ngày 25/2/2011 và ngày 15/1/2014 của cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang có nội dung thu hồi các khu đất trên để làm dự án.
Cần tiền, “tướng” của ông Trần Đình Long chớp thời cơ bán cổ phiếu
Video đang HOT
Kết quả giao dịch thị trường chứng khoán ngày 8/10 chứng kiến ông Tạ Tuấn Quang, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đăng ký bán ra 900.000 cổ phiếu HPG trong khoảng thời gian từ 12/10 đến 11/11 trên cả hai phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Ông Tạ Tuấn Quang muốn bán cổ phiếu thu tiền mặt để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.
Nếu kế hoạch này được thực hiện thành công thì ông Quang sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Hoà Phát từ 5 triệu cổ phiếu (tương ứng 0,16% vốn điều lệ) xuống còn 4,37 triệu cổ phiếu (tương ứng 0,13%).
Ở mức giá hiện tại của cổ phiếu HPG thì ông Tạ Tuấn Quang có thể thu về được khoảng 25,3 tỷ đồng, một lượng tiền mặt không nhỏ để ông Tuấn “phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân” như trong bản công bố thông tin.
Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long trong nửa đầu năm vừa ghi nhận mức doanh thu thuần 39.655 tỷ đồng và lãi ròng 5.028 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 31% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Bá Dương thu về hơn 70 tỷ sau khi từ chức
Ông Nguyễn Bá Dương vừa thông báo đã bán 1,1 triệu cổ phiếu Coteccons vào ngày 6/10. Sau giao dịch trên, ông Dương không còn là cổ đông lớn của công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam khi tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,7% xuống 4,2%.
Tạm tính theo giá chốt phiên 6/10 ở mức 64.500 đồng/cổ phiếu Coteccons, số tiền cựu chủ tịch nhà sáng lập doanh nghiệp này thu về không dưới 73 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Dương.
Cựu chủ tịch Coteccons bán 1,1 triệu cổ phiếu chỉ 1 ngày sau khi HĐQT công ty chấp thuận đơn từ chức của ông. Theo quy định, khi không còn giữ vị trí quản lý tại doanh nghiệp, cổ đông không phải thông báo công khai về ý định giao dịch mua/bán cổ phiếu.
Sau khi giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và không còn là cổ đông lớn, ông Nguyễn Bá Dương cũng không phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nếu tiếp tục bán cổ phiếu Coteccons.
Ngồi “ghế nóng” 6 tháng, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI tự thưởng cho mình gần 12 tỷ
Sau 6 tháng ngồi ghế Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo hiểm PVI, ông Phạm Anh Đức đã ký thưởng năm 2019 là 68,3 tỷ, trong đó trích 10 tỷ chi thưởng cho toàn thể cán bộ nhân viên gần 2.400 người, 60 cán bộ được thưởng hơn 58 tỷ.
Tổng Công ty Bảo hiểm PVI là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần PVI – PVI Holdings (đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí – PVN) hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ. Công ty Cổ phần PVI – PVI Holdings là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đang nắm giữ 35% cổ phần tại Bảo hiểm PVI.
Ông Phạm Anh Đức, Tổng Giám đốc Bảo hiểm PVI.
Năm 2015, Bảo hiểm PVI được PVI Holdings giao kế hoạch là 303 tỷ đồng; năm 2016 là 408 tỷ đồng; năm 2017 là 450 tỷ đồng và năm 2018 là 450 tỷ đồng. Trong 4 năm (2015 – 2018), Bảo hiểm PVI chỉ hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Đến năm 2019, kế hoạch được giao chỉ 468 tỷ đồng, nhưng Bảo hiểm PVI đã hoàn thành và vượt kế hoạch 63%.
Việc chi thưởng có nhiều điểm “bất thường” khiến cho nhiều người ngạc nhiên và băn khoăn về việc 68,3 tỷ đồng này lại chỉ được phân bổ trao thưởng cho 60 nhân sự là cán bộ quản lý, gồm: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, hàm Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các Trưởng ban, Chánh văn phòng, các trưởng văn phòng đại diện chăm sóc khách hàng, Giám đốc Bảo hiểm PVI phía Nam và giám đốc các công ty thành viên.
Đỉnh điểm của sự việc gây ra những bức xúc chính là do ông Phạm Anh Đức chỉ mới ngồi vào ghế Tổng giám đốc được 6 tháng cuối năm, bắt đầu từ 1/7/2019, nhưng lại được hưởng mức thưởng của cả năm.
Đáng chú ý, người ký các biên bản, quyết định chi quỹ thưởng vượt kế hoạch năm 2019, là Tổng giám đốc Phạm Anh Đức lại được nhận mức thưởng cao nhất, tương ứng 20% gần 12 tỷ đồng. Ngoài ra, các Phó Tổng giám đốc cũng được thưởng hàng tỷ đồng.
Sản lượng thép thô Hoà Phát vượt cả Formosa trong tháng 9
Tháng 9/2020, tháng đầu tiên Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã chính thức vượt lên dẫn đầu về sản lượng sản xuất thép thô.
Cụ thể, sản lượng thép thô tháng 9 của Hòa Phát là 575.000 tấn, cao hơn mức sản lượng 509.000 tấn của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Như vậy, với tốc độ sản xuất này, Hòa Phát dự kiến sẽ trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam ngay trong năm 2020.
Đây là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay của Hòa Phát, tăng 19% so với tháng 8/2020 và gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019. Các khu liên hợp sản xuất gang thép của Tập đoàn đang phát huy tối đa công suất thiết bị. Trong đó, 3 lò cao của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất đang hoạt động ngày càng ổn định, đóng góp hơn 60% sản lượng thép thô kể trên.
Về tỷ trọng thép thô, sản phẩm phôi vuông để sản xuất thép xây dựng đạt gần 475.000 tấn, còn lại là phôi dẹt để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC). Lượng thép thô cao là nền tảng quan trọng nhằm tăng cường sản xuất thép xây dựng và HRC phục vụ thị trường. Chính đều này đã giúp thép Hòa Phát đạt mức kỷ lục bán hàng 522.000 tấn trong tháng 9, trong đó có 352.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 82,3% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đã vượt 4 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần năm 2019. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, còn lại là phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC). Riêng thép thành phẩm tăng 27% so với cùng kỳ.
Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục ở vị trí dẫn đầu với 32,6%. Bên cạnh dẫn đầu thị trường trong nước, thép Hòa Phát đã xuất hơn 370.000 tấn, tăng 95% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng phôi thép đã xuất kho theo hợp đồng cung cấp cho khách hàng đạt là 1,25 triệu tấn.
Ngoài thép phôi thép và thép xây dựng thành phẩm, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất ngày càng nâng cao sản lượng HRC, chất lượng tốt. Sản lượng HRC đến hết tháng 9 đã đạt 230.000 tấn, góp phần tự chủ nguyên liệu cho các nhà máy ống thép, tôn mạ của Tập đoàn.
9 tháng, Bảo hiểm PVI ghi nhận lợi nhuận nghiệp vụ gần 300 tỷ đồng Tổng công ty bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) cho biết, với kết quả khả quan trong quý III/2020, Công ty đã vượt kế hoạch năm 2020 về lợi nhuận riêng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sau 9 tháng. Cụ thể, lợi nhuận riêng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong 9 tháng năm 2020 đạt gần 300 tỷ đồng, hoàn thành...