Vừa bị phạt 3 tỉ USD, Mercedes-Benz lại có thể phải đối mặt với hình phạt tương tự vì không thành thật
Có vẻ khoản tiền phạt gần 3 tỉ USD hồi năm 2019 vẫn chưa thể giúp Mercedes-Benz “dứt nợ”.
Vào năm 2019, Mercedes-Benz bị phạt gần 1 tỉ USD vì phát hiện gian lận khí thải cùng nhiều thương hiệu Đức khác trong bê bối Dieselgate. Đến 2020, hãng tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 2 tỉ USD để dàn xếp các vụ kiện tại Bắc Mỹ xoay quanh vấn đề này.
Khi mà mọi thứ đã dần im ắng với năm 2021 “êm đềm”, ngỡ tưởng Mercedes-Benz cuối cùng đã có thể bỏ lại quá khứ phía sau để bước sang chương mới xoay quanh xe điện thì mọi chuyện bất ngờ đảo chiều.
Cụ thể, theo một nghiên cứu vừa được công khai bởi tổ chức môi trường phi lợi nhuận Deutsche Umwelthilfe (DUH), Mercedes-Benz vẫn tiếp tục hệ thống gian lận khí thải trên E-Class sử dụng động cơ diesel chuẩn Euro 6 của phiên bản 2016. Hệ thống trên giúp E-Class, khi được thử nghiệm bởi các cơ quan chức năng, xả thải khí NO2 chỉ bằng một phần năm mức thực tế.
Video đang HOT
Một điểm kỳ lạ trong báo cáo của DUH là theo tờ Automobilwoche của Đức tìm hiểu, Cơ quan vận tải Liên bang Đức KBA (đơn vị phát hiện việc Mercedes-Benz gian lận vào giai đoạn trước đó) biết sự tồn tại của những thiết bị gian lận trên trên E-Class 2016 nhưng không rõ vì lý do gì lại coi chúng là “hợp pháp”.
Theo dữ liệu được DUH công bố, ít nhất có vẻ Mercedes-Benz đã không còn sử dụng thiết bị gian lận trên các dòng xe mới của mình. Trong giai đoạn gần đây họ gần như cũng không còn sử dụng rộng rãi động cơ diesel mà đang dồn toàn lực mở rộng đội hình xe điện EQ ra nhanh, rộng nhất có thể. Dù vậy, sai lầm nào cũng phải trả giá và với Mercedes-Benz, khoản tiền phạt 3 tỉ USD có lẽ còn là chưa đủ…
Cấm đại lý mặc cả với khách hàng, Mercedes-Benz bị chính hệ thống đại lý kiện ngược
Trong một động thái vô cùng hiếm gặp, Mercedes-Benz đang bị chính hệ thống đại lý của mình tại Australia kiện với số tiền đòi bồi thường lên tới 486 triệu USD.
Nguyên nhân của sự vụ này tới từ việc Mercedes-Benz Australia cấm các đại lý của mình mặc cả, thương lượng và ngã giá với khách hàng. Chỉ đạo từ tổng hành dinh Mercedes tại Stuttgart cho rằng lệnh cấm trên sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng tại đại lý nói riêng và với thương hiệu này nói chung.
Trong khi đó, các đại lý Australia cho rằng giới chóp bu của Mercedes-Benz tại Đức chưa đặt chân tới đây và không hiểu rõ về văn hóa đại lý nội địa, do đó sự áp đặt dựa theo quy chuẩn họ đưa ra là vô lý và vô căn cứ.
Tổng cộng, hơn 80% đại lý Mercedes-Benz Australia đã đệ đơn kiện thương hiệu Đức với khoản bồi thường khổng lồ nếu hãng thua kiện. Tuy vậy, 2 phía vẫn có khả năng ngồi lại bàn đàm phán để tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp cho cả 2.
Thực tế, việc không cho phép đại lý (và cả người dùng) thương lượng giá sẽ giúp Mercedes-Benz thu lợi nhuận tối đa có thể, tuy vậy cách làm này chắc chắn sẽ gây phản cảm với những người dùng khu vực bởi họ đã quen với yếu tố này từ lâu. Các đại lý Australia thừa hiểu vấn đề này và khẳng định rằng áp lệnh cấm trên chỉ khiến hãng thiệt hại doanh số về lâu về dài mà thôi.
Chẳng nói đâu xa, Honda Australia cũng đã đưa ra lệnh cấm tương tự và doanh số của họ tại Australia ngay lập tức giảm 45%. Hiện thương hiệu Nhật đang cân nhắc "quay xe" cho phép 2 phía mặc cả trở lại.
Hàn Quốc phạt Mercedes và Stellantis vì gian lận công bố dữ liệu khí thải Mercedes-Benz Hàn Quốc và Stellantis Hàn Quốc đã bị phạt vì ngụy tạo dữ liệu khí thải trên các dòng xe máy dầu bán ra thị trường nước này. Thông tấn Yonhap đưa tin ngày 3/11/2021, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã phạt Mercedes-Benz Hàn Quốc số tiền 4,3 tỷ won (3,6 triệu USD) gian lận về chỉ tiêu lượng khí thải đối...