Vừa ăn hỏi xong xuôi thì tận mắt chứng kiến hành xử của chồng sắp cưới với bố mẹ, cô gái liền đưa ra quyết định “sắc lẹm” khiến tất cả vỗ tay thán phục
“Ăn hỏi xong xuôi, nhà anh xin rước dâu lần 1 vì tuổi em phải rước dâu 2 lần. Sau buổi ăn hỏi, em thấy anh không vui vẻ gì cả. Em nghĩ có lẽ anh bực vụ trầu cau nên chỉ hỏi qua rồi thôi”, cô gái kể.
Đôi khi, chỉ một hành động của đàn ông cũng đủ khiến phụ nữ đánh giá. Nền tảng của bất cứ con người nào cũng xuất phát từ cách họ đối xử với bố mẹ đẻ. Một cô gái đã đưa ra quyết định mạnh mẽ sau khi chứng kiến lời nói, hành động không đẹp của chồng mình. Chuyện như sau:
“ Mấy hôm nay, em nghĩ nhiều lắm các chị ạ. Nghĩ mình quyết định có đúng hay không, nghĩ có ai đánh giá gì mình không và hơn cả, bố mẹ chồng tương lai em cũng mong em cho chồng mình một cơ hội.
Nhưng em quyết tâm không bao giờ quay lại. Em không chấp nhận nổi người như thế làm chồng mình. Anh ta đối xử với bố mẹ đẻ mình như thế thì với em, chắc chắn cũng chẳng tốt hơn bao nhiêu.
Em vừa ăn hỏi xong được vài ngày, tính tháng sau cưới nhưng em đã quyết định chia tay, chấm dứt tất cả. Bố mẹ em biết chuyện cũng ủng hộ con gái chứ chẳng khó khăn gì. Hai cụ chỉ bảo em hãy suy nghĩ thật kỹ càng vì dù sao, chuyện cả đời thì không nên vội vàng quyết định.
Em và anh ấy yêu nhau được 2 năm rồi mới tính chuyện kết hôn. Bình thường, anh ấy có hơi hay khoe khoang, nóng tính nhưng thật sự tử tế. Bọn em yêu nhau, cũng có lúc, anh ghen tuông vô lý, thậm chí đặt điều cho em với anh này, anh kia nhưng em đều bỏ qua. Đơn giản em nghĩ anh ấy yêu em quá.
Anh cũng từng dùng từ ngữ không hay nói về em. Các chị ạ, giờ ai mắng em ngu dốt sao không bỏ sớm đi em cũng chịu thôi. Khi yêu nào ai biết gì đâu được nữa. Nhưng em đã sớm tỉnh táo lại sau khi xem xét mối quan hệ của anh với những người khác. Ở đây, là quan hệ của anh và bố mẹ đẻ.
Ngày ăn hỏi của bọn em diễn ra rất vui vẻ. Có một sự cố xảy đến là chẳng hiểu nhà anh đặt lễ thế nào mà tráp lễ cau trầu lại chỉ có cau mà không có trầu. Điều này khiến mọi người hơi lúng túng một chút nhưng bên nhà em thông cảm, vì sơ suất của người ta chứ chẳng phải nhà mình.
Video đang HOT
Ăn hỏi xong xuôi, nhà anh xin rước dâu lần 1 vì tuổi em phải rước dâu 2 lần. Sau buổi ăn hỏi, em thấy anh không vui vẻ gì cả. Em nghĩ có lẽ anh bực vụ trầu cau nên chỉ hỏi qua rồi thôi.
Ở nhà anh cũng có khách khứa nên gia đình khá tất bật. Làm xong mọi việc, khách khứa về hết cũng tối. Em tắm rồi lên phòng đợi chồng. Mãi mà anh chẳng lên nên em mới đi xuống. Đến khu bếp, em nghe anh đang vô cùng to tiếng. Anh mắng bố mẹ mình.
Anh bảo rằng anh đưa cho bố mẹ 20 triệu lo lễ mà giờ thiếu như thế hay ông bà tiếc của, đặt lễ rẻ nên mới thiếu ngược thiếu xuôi xấu mặt anh.
Chuyện ăn mặc của bố mẹ chồng cũng bị chồng mang ra nói, nào là anh đã đưa tiền cho mua đồ mà còn mua đồ xấu, quê mùa.
Rồi anh nói nhiều lắm, những ngôn từ mà em nghĩ con cái không nên nói với bố mẹ. Nó hoàn toàn xúc phạm đến bậc làm cha làm mẹ mất rồi. Câu nào của anh cũng đưa tiền ra, nào là tiền của tôi, tôi đã đưa tiền. Đến cuối cùng, lúc bố anh định lên tiếng nói gì đó, anh trừng mắt gào lên: ‘Thôi ông im đi’.
Em bàng hoàng lắm, không thể tin nổi người mình chọn làm chồng lại như thế. Anh ta xúc phạm bố mẹ và nhìn thái độ của họ, có lẽ việc xúc phạm này không phải mới lần 1, lần 2.
Em bước xuống tầng, chồng em có vẻ bất ngờ lắm. Anh ta bối rối và dịu giọng xuống bảo em lên nghỉ ngơi đi, anh lên liền đây. Lúc đó, em cáu quá bảo thẳng: ‘Giờ em mới thấy anh nói chuyện với bố mẹ như thế đấy. Thật không chấp nhận nổi. Tự nhiên em ghê sợ anh quá’.
Sau đó, em quay sang bố mẹ chồng trình bày luôn việc xin về nhà bố mẹ đẻ để suy nghĩ vài hôm. Em cần suy xét lại mọi thứ.
Chồng em chạy lại kéo tay em nhưng em bắt đầu cáu, yêu cầu thả tay ra. Anh ta bảo đèo em về, em cũng không cần, tự lấy túi xách ra vẫy taxi.
Lên taxi em vẫn choáng váng. Em không thể ngờ nổi một người con lại hỗn hào và quá quắt với bố mẹ đẻ như thế. Nghĩ đến tương lai, anh ta là chồng em, là bố của con em, em càng thấy mông lung, sợ hãi hơn.
Gia đình em biết chuyện, vốn là nhà gia giáo, bố mẹ em vô cùng tức giận. Khi em nói đến chuyện sẽ chia tay, trả lễ, bố mẹ đều bảo rằng sẽ ủng hộ bất kỳ quyết định nào của em, miễn là phải suy nghĩ kĩ.
Không chấp nhận nổi các chị ạ. Nhiều đêm nay em vẫn không ngủ được. Tiếc cho tình yêu thì tiếc thật nhưng cưới một người như thế về, em càng cảm thấy hoang mang hơn”.
Đúng là đôi khi chỉ vì vài câu nói, một cuộc tình tan vỡ. Trong gia đình, tôn ti trật tự phải có. Con cái cần tôn trọng bố mẹ. Dù có tức giận thế nào, những lời hỗn hào, xúc phạm cũng không được nói ra. Một câu chuyện không đánh giá hết một con người nhưng cũng có những ngoại lệ, chẳng thể nào bỏ qua được.
Ở chung với chị chồng khó tính cộng thêm con ốm đau khiến vợ stress, nhờ câu nói của chồng "cục diện" được thay đổi 180 độ
Biết con gái khó ở như vậy nhưng mẹ chồng Yến cũng chẳng dám ho he, suốt ngày nằm đắp chăn ho sù sụ, thấy chồng hoặc con gái quát một câu là co rúm vào.
Yến tâm sự: "Sau đám cưới vợ chồng mình phải sống chung với bố mẹ chồng. Thật tâm mình không muốn nhưng nhà có mỗi anh là con trai duy nhất. Mẹ chồng mình ốm yếu, bệnh tật liên miên, chỉ quanh ra quẩn vào xem tivi chứ cũng chẳng giúp được việc gì. Bố chồng thì khó tính. Động tí là ông đá cái nọ, ném cái kia để thị uy với vợ con".
Chưa hết, Yến kể trên chồng cô còn có bà chị gái 32 tuổi vẫn còn độc thân, chị ấy làm ngân hàng nhưng nổi tiếng ki bo, kẹt xỉ mà còn lười chẩy thây. Ngày nào chị cũng quần là, áo lượt đi làm, tối đêm mới mò về nhưng cũng chẳng động chân, động tay giúp em dâu việc gì.
Chị chồng tình khó ưa lại hay chê bai người khác. Không bao giờ vào bếp nhưng ăn món nào cũng chê; không lau nhà nhưng luôn muốn nhà sạch tinh. Thậm chí, lúc Yến bầu vượt mặt vẫn phải lau mấy tầng nhà, có đợt cô mệt quá cứ bỏ bừa là y như rằng bị chị chồng nhắc nhở: "Nhà có mùi gì kinh nhỉ, mợ không lau à? Đừng có lười mà quen thân!"
Về phần Bảo, chồng Yến thì quanh năm đi công trình ở xa, nhanh thì 2 tháng, lâu thì 3, 4 tháng mới về một lần. Lúc mới về làm dâu, Yến đã áp lực với cảnh sống ở nhà chồng rồi. Giờ có thêm đứa con cô càng stress nặng hơn. Từ lúc sinh tới giờ, lúc nào cũng chỉ có mình cô "đánh vật" với con. Đêm đến thằng bé quấy khóc không cho ai ngủ, chị chồng không những không giúp mà còn xuống tận nơi quát tháo: "Mợ không biết chăm con à, khóc to thế ai mà ngủ nổi".
Yến stress quá nên không có sữa, phải cho con ăn sữa ngoài nên sức đề kháng kém. Con ốm liên tục, cứ động chút là mẹ con lại vác nhau vào viện.
Tuần trước con trai cô bị viêm phổi, cả ngày thằng bé chỉ ho và khóc. Yến thèm ngủ đến mức người cứ lơ mơ, cả không ý thức được việc mình đang làm nữa.
Trưa đó thay bỉm cho con xong, Yến nhớ đã đem vứt thùng rác rồi, thế mà lúc 2 mẹ con đang ôm nhau ngủ thì chị chồng hét ầm lên: "Yến đâu rồi, sao nhét cả bỉm con vào tủ lạnh vậy. Mợ có bị khùng không?".
Đầu óc Yến cứ mông lung, mờ mịt, nghe thấy tiếng trẻ con nhà hàng xóm khóc mà cô cũng rùng mình. Cô không kiểm soát nổi hành vi của mình nữa. Hôm ấy cô nói với Bảo thì được anh động viên: "Cố hết năm nay rồi cho con đi gửi trẻ rồi em đi làm. Anh biết em ở nhà bí bách nhưng đó là bố anh, là chị anh nên em hãy vì anh mà cố gắng nhé!".
Yến bảo sau câu nói đó của chồng cô thấy mình lì hơn, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Ở nhà chồng ai nói gì cô cũng nín nhịn "dạ vâng". Không ngờ từ khi Yến thực hiện theo lời chồng thì mọi việc đã tiến triển thấy rõ, cô không hay quên nữa, không khí gia đình cũng đỡ căng thẳng hẳn.
Đúng là đời Yến vẫn còn may khi có anh chồng tâm lý như Bảo.
Nhật Quỳnh
Theo Phụ nữ Sức khỏe
Bữa cơm nào 2 đứa con của em gái tôi cũng bị mẹ chồng lườm nguýt mắng mỏ khiến chúng phải ăn cơm trong nước mắt Từ ngày hai đứa cháu ruột về sống cùng với gia đình, mẹ chồng tôi chẳng hiểu sao lại muốn sang nhà tôi ở, để rồi nhiều chuyện buồn cứ thế xảy ra. Nhà tôi có 4 anh chị em, hai trai hai gái, em gái tôi sau khi lấy chồng thì trở lên giàu có. Em ấy thương tôi nhất nên tháng...