Vụ yêu cầu thanh tra bồi thường 6,6 tỷ đồng: “Kêu cứu” đến Chính phủ
Doanh nghiệp ở Thừa Thiên – Huế yêu cầu Thanh tra tỉnh bồi thường gần 6,6 tỷ đồng đã gửi đơn “kêu cứu” đến Chính phủ.
Về vụ “Làm sai luật, Thanh tra tỉnh bị yêu cầu bồi thường gần 6,6 tỷ đồng” xảy ra tại Thừa Thiên – Huế, ngày 27/8, ông Nguyễn Văn Lộc – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp Tấn Lộc ( Doanh nghiệp Tấn Lộc) cho biết, ông vừa tiếp tục gửi đơn kiến nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Trong đơn gửi các cơ quan trên, ông Lộc cho biết, để bảo đảm tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Doanh nghiệp Tấn Lộc đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xem xét, kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế trong việc thi hành án.
Trụ sở Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Bên cạnh đó, nội dung đơn còn đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có ý kiến yêu cầu Thanh tra tỉnh phải có trách nhiệm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Sau khi ông Lộc gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, thực hiện ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy chuyển đơn của ông Lộc đến UBND tỉnh xem xét.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết, trước đó, sau khi nhận được đơn của ông, Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc giải quyết khiếu nại của Doanh nghiệp Tấn Lộc. Tại văn bản này, Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xem xét, giải quyết vụ việc theo quy định.
“Mặc dù Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến như trên và Doanh nghiệp Tấn Lộc đã gửi nhiều đơn thư đến UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhưng đến nay Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa giải quyết các yêu cầu bồi thường của doanh nghiệp” – ông Lộc cho hay.
Trao đổi với PV về việc Doanh nghiệp Tấn Lộc đòi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế bồi thường thiệt hại gần 6,6 tỷ đồng, một số luật sư cho biết, căn cứ vào Điều 3 và Điều 4 của Thông tư liên tịch số 18/2015/BTC-BTP-TTCP hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, thì bản án số 07/2017/HC-ST của TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế và bản án 07/2017/HC-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng là căn cứ để xác định 2 quyết định hành chính của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế là các văn bản trái pháp luật. Vì vậy, đây là cơ sở để Doanh nghiệp Tấn Lộc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đơn yêu cầu bồi thường của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Về thiệt hại của doanh nghiệp, theo các luật sư, căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch số 18/2015 quy định về “thiệt hại thực tế” và các điều 45, 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định về “thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” và “trả lại tài sản”, thì Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã tịch thu của Doanh nghiệp Tấn Lộc và bồi thường khoản lãi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được bồi thường thiệt hại thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 5/9/2008, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Doanh nghiệp Tấn Lộc ký hợp đồng mua bán 183,7ha rừng với tổng giá trị hợp đồng 4.063 triệu đồng, bên B trả trước số tiền 1.210 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Doanh nghiệp Tấn Lộc mới chỉ khai thác được 63,6ha rừng, sau đó vì nhiều lý do nên doanh nghiệp này làm tờ trình xin trả lại 120,1ha rừng chưa khai thác. Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng mua bán nói trên theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 10/3/2010. Tại điểm 4 của biên bản có ghi “Đến ngày thanh lý bên B đang còn số tiền đặt cọc ở tài khoản số tiền gửi của bên A là 642.723.000 đồng”.
Video đang HOT
Do chỉ mới khai thác hơn 63ha rừng nên Doanh nghiệp Tấn Lộc chỉ phải trả số tiền tương ứng 567.277.000 đồng, số tiền 642.723.000 đồng còn lại cộng với tiền lãi phải được trả cho Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Ngày 5/8/2011, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế có quyết định số 691/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 642.723.000 đồng của Doanh nghiệp Tấn Lộc tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới. Tiếp đó, ngày 5/10/2011, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 851/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 68.668.000 đồng là tiền lãi của khoản tiền 642.723.000 đồng. Ngày 23/12/2015, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 926/QĐ-TTr thu hồi số tiền 711.390.000 đồng, bao gồm khoản tiền gốc và tiền lãi nói trên.
Ngày 12/1/2016, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn khiếu nại do không đồng ý với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh. Đến ngày 24/2/2016, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 134/QĐ-TTr với nội dung “không công nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Văn Lộc – Giám đốc Xí nghiệp Tấn Lộc đối với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thu hồi tiền”.
Trước động thái trên của cơ quan thanh tra, ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Quyết định số 2533/2018/QĐ-THA ngày 4.9.2018 của TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tại bản án số 13/2017/HC-ST ngày 25/9/2017, TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc và tuyên hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Do bản án hành chính sơ thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế bị Chánh Thanh tra tỉnh kháng cáo, ngày 4/12/2017 TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án này. TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế, giữ nguyên quyết định của bản án hành chính sơ thẩm 13/2017/HC-ST ngày 25/9/2017 của TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Sau phán quyết của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, vào ngày 26/3/2018, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn gửi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị cơ quan này bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tổng số tiền doanh nghiệp yêu cầu Thanh tra tỉnh bồi thường là 6.582.674.000 đồng.
Số tiền này bao gồm: 711.391.000 đồng bị thu hồi theo quyết định 926 /QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế; 948.521.333 đồng tiền lãi phát sinh do tài sản bị xâm phạm tính đến ngày 26/3/2018; 195.000.000 đồng chi phí thuê luật sư, đi lại khiếu nại, tham gia tố tụng; 4.727.762.000 đồng tiền thu nhập thực tế của doanh nghiệp bị mất hoặc bị giảm sút do các quyết định không đúng pháp luật của Thanh tra tỉnh.
Theo Danviet
Thanh tra tỉnh TT-Huế nói gì khi bị yêu cầu bồi thường 6,6 tỷ đồng?
Lãnh đạo Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế nói về việc cơ quan này bị doanh nghiệp yêu cầu bồi thường gần 6,6 tỷ đồng vì ban hành 2 quyết định trái pháp luật.
Phủ nhận gây thiệt hại cho doanh nghiệp
Về vụ "Làm sai luật, thanh tra tỉnh bị yêu cầu bồi thường gần 6,6 tỷ đồng", PV Dân Việt vừa có buổi làm việc với ông Nguyễn Đình Quang - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trả lời câu hỏi của PV về việc quyết định số 2533/2018/QĐ-THA ngày 4.9.2018 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Chánh Thanh tra tỉnh phải thu hồi 2 quyết định trái pháp luật, ông Nguyễn Đình Quang cho biết: Các quyết định số 926/QĐ-TTr ngày 23.12.2015 về việc thu hồi tiền đối với Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp Tấn Lộc (Doanh nghiệp Tấn Lộc) và số 134/QĐ-TTr ngày 24.2.2016 về việc giải quyết khiếu nại của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc đã được TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy toàn bộ tại bản án số 07/2017/HC-PT ngày 4.12.2017. Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 311 Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 quy định "trường hợp bản án, quyết định của tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực...".
Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trên cơ sở đó, ông Quang cho rằng, sau khi có bản án của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh không còn hiệu lực do đã bị hủy nên không cần phải thu hồi.
Về việc Doanh nghiệp Tấn Lộc yêu cầu bồi thường gần 6,6 tỷ đồng, ông Quang nói, Thanh tra tỉnh đã có 2 công văn trả lời ông Nguyễn Văn Lộc - Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc là không có cơ sở để giải quyết.
Ông Quang viện dẫn khoản 1, Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009 để giải thích cho nội dung trả lời của Thanh tra tỉnh. Cụ thể, theo ông Quang, việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, phải có các thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế, giữ nguyên quyết định của bản án hành chính sơ thẩm 13/2017/HC-ST ngày 25.9.2017 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Quang cho rằng, hành vi hành chính khác với quyết định hành chính, và ông Lộc lấy 2 quyết định hành chính trái pháp luật của Chánh Thanh tra tỉnh để nói đó là hành vi hành chính là không phù hợp. Ông Quang cũng nói vấn đề này không thuộc phạm vi bồi thường Nhà nước.
Bên cạnh đó, ông Quang còn cho rằng, các quyết định hành chính của Thanh tra tỉnh không gây thiệt hại trực tiếp cho Doanh nghiệp Tấn Lộc. Lý do, theo ông Quang, là bởi Thanh tra tỉnh thu số tiền hơn 711 triệu đồng của Doanh nghiệp Tấn Lộc từ tài khoản của Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới chứ không phải từ doanh nghiệp.
"Như vậy tiền tạm giữ tại chỗ này chuyển sang tạm giữ tại chỗ khác, và chúng tôi thu là tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới chứ không phải là của Doanh nghiệp Tấn Lộc nên quyết định của Thanh tra tỉnh không gây thiệt hại gì. Và sau khi có bản án thì Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh có quyết định chuyển trả lại số tiền trên cho Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới", ông Quang giải thích.
Đủ cơ sở yêu cầu thanh tra bồi thường
Về số tiền hơn 711 triệu đồng Thanh tra tỉnh thu hồi sai vẫn chưa được trả cho Doanh nghiệp Tấn Lộc sau hơn 1 năm kể từ khi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành quyết định hoàn trả cho Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, ông Nguyễn Đình Quang bảo, vấn đề này giữa doanh nghiệp và ban quản lý rừng phải tự thỏa thuận với nhau vì không còn thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính.
Quyết định số 2533/2018/QĐ-THA ngày 4.9.2018 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Chánh Thanh tra tỉnh phải tiến hành thu hồi 2 quyết định trái pháp luật.
Về vấn đề xử lý trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh vì ban hành các quyết định trái pháp luật theo yêu cầu của tòa án, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho rằng nội dung này ông không trả lời được.
Trao đổi với PV về việc Doanh nghiệp Tấn Lộc đòi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên- Huế bồi thường thiệt hại gần 6,6 tỷ đồng, một số luật sư cho biết, căn cứ vào Điều 3 và Điều 4 của Thông tư liên tịch số 18/2015/BTC-BTP-TTCP hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, thì bản án số 07/2017/HC-ST của TAND tỉnh Thừa Thiên- Huế và bản án 07/2017/HC-PT của TAND cấp cao tại Đà Nẵng là căn cứ để xác định 2 quyết định hành chính của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế là các văn bản trái pháp luật. Vì vậy, đây là cơ sở để Doanh nghiệp Tấn Lộc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về thiệt hại của doanh nghiệp, theo các luật sư, căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch số 18/2015 quy định về "thiệt hại thực tế" và các điều 45, 50 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009 quy định về "thiệt hại do tài sản bị xâm phạm" và "trả lại tài sản", thì Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên- Huế phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã tịch thu của Doanh nghiệp Tấn Lộc và bồi thường khoản lãi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được bồi thường thiệt hại thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009.
Đơn yêu cầu bồi thường của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Trên cơ sở đó, các luật sư khẳng định, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đủ cơ sở để yêu cầu Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế hoàn trả số tiền bị tịch thu và bồi thường thiệt hại thực tế theo quy định, và nội dung trả lời PV như trên của Thanh tra tỉnh là không đúng quy định của pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 5.9.2008, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Doanh nghiệp Tấn Lộc ký hợp đồng mua bán 183,7ha rừng với tổng giá trị hợp đồng 4.063 triệu đồng, bên B trả trước số tiền 1.210 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Doanh nghiệp Tấn Lộc mới chỉ khai thác được 63,6ha rừng, sau đó vì nhiều lý do nên doanh nghiệp này làm tờ trình xin trả lại 120,1ha rừng chưa khai thác. Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng mua bán nói trên theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 10.3.2010. Tại điểm 4 của biên bản có ghi "Đến ngày thanh lý bên B đang còn số tiền đặt cọc ở tài khoản số tiền gửi của bên A là 642.723.000 đồng".
Do chỉ mới khai thác hơn 63ha rừng nên Doanh nghiệp Tấn Lộc chỉ phải trả số tiền tương ứng 567.277.000 đồng, số tiền 642.723.000 đồng còn lại cộng với tiền lãi phải được trả cho Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Ngày 5.8.2011, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế có quyết định số 691/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 642.723.000 đồng của Doanh nghiệp Tấn Lộc tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới. Tiếp đó, ngày 5.10.2011, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 851/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 68.668.000 đồng là tiền lãi của khoản tiền 642.723.000 đồng. Ngày 23.12.2015, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 926/QĐ-TTr thu hồi số tiền 711.390.000 đồng, bao gồm khoản tiền gốc và tiền lãi nói trên.
Ngày 12.1.2016, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn khiếu nại do không đồng ý với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23.12.2015 của Chánh Thanh tra tỉnh. Đến ngày 24.2.2016, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 134/QĐ-TTr với nội dung "không công nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Văn Lộc - Giám đốc Xí nghiệp Tấn Lộc đối với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23.12.2015 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thu hồi tiền".
Trước động thái trên của cơ quan thanh tra, ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Tại bản án số 13/2017/HC-ST ngày 25.9.2017, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc và tuyên hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Do bản án hành chính sơ thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế bị Chánh Thanh tra tỉnh kháng cáo, ngày 4.12.2017 TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án này. TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế, giữ nguyên quyết định của bản án hành chính sơ thẩm 13/2017/HC-ST ngày 25.9.2017 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Sau phán quyết của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, vào ngày 26.3.2018, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn gửi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị cơ quan này bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tổng số tiền doanh nghiệp yêu cầu Thanh tra tỉnh bồi thường là 6.582.674.000 đồng. Số tiền này bao gồm: 711.391.000 đồng bị thu hồi theo quyết định 926 /QĐ-TTr ngày 23.12.2015 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế; 948.521.333 đồng tiền lãi phát sinh do tài sản bị xâm phạm tính đến ngày 26.3.2018; 195.000.000 đồng chi phí thuê luật sư, đi lại khiếu nại, tham gia tố tụng; 4.727.762.000 đồng tiền thu nhập thực tế của doanh nghiệp bị mất hoặc bị giảm sút do các quyết định không đúng pháp luật của Thanh tra tỉnh.
Theo Danviet
"Siết" tín dụng bất động sản: Quá an toàn sẽ khiến thị trường rơi vào "tĩnh lặng" Chuyên gia đánh giá, giảm vốn tín dụng đáp ứng cho kinh doanh bất động sản của các nhà đầu tu tu nhan sẽ khiến giảm cầu kinh doanh bất động sản. Cả cung và cầu bất động sản đều giảm làm cho thị truờng bất động sản roi vào "tĩnh lạng GS.TSKH Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên...