Vụ “xòe 700 USD” và kinh nghiệm quản lý nhập cảnh
Quản lý nhập cảnh để hạn chế lao động bất hợp pháp không phải là vấn đề mới tại các cửa khẩu hải quan. Vấn đề là làm thế nào để quản lý một cách hiệu quả, không ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch của mình mà vẫn làm hài lòng khách du lịch.
Việc du khách Việt Nam và một số nước khác bị hải quan Thái Lan buộc phải “xòe” 700 USD hay 2,000 bath để ngang mặt chụp hình rồi mới được nhập cảnh gần đây khiến không chỉ khiến khách du lịch mà cả các cơ quan quản lý ngành du lịch và các doanh nghiệp lữ hành vô cùng bức xúc.
Việc chứng minh có đủ khả năng chi trả cho những chi phí cho chuyến du lịch là một trong những yêu cầu đầu tiên trong thời gian lưu trú của khách du lịch nước ngoài. Quy định này vẫn được áp dụng khi nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới nhưng bằng những hình thức khéo léo và cho thấy sự tôn trọng du khách hơn hẳn cách làm của Thái Lan.
Ví dụ, du khách nước ngoài khi đến Mỹ du lịch phải chứng minh cho nhân viên hải quan ở sân bay rằng họ có đủ tài chính để trang trải cho các chi phí đi lại, ăn ở, giải trí trong thời gian ở đây. Số tiền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không qui định một mức cụ thể vì nó được căn cứ dựa trên thời gian khách lưu trú hay hình thức lưu trú (ở khách sạn hay ở với người thân) tại đây.
Các cán bộ hải quan cũng sẽ là người đưa ra quyết định có kiểm tra tài chính của du khách hay không trước khi đóng dấu nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường những câu hỏi về tài chính này chỉ được đưa ra khi các nhân viên nhận thấy những khách lẻ có biểu hiện đang lên kế hoạch ở lại làm việc tại đây. Còn đối với những khách du lịch đi theo đoàn thì trường hợp kiểm tra là hiếm thấy.
Trong những trường hợp kiểm tra, những nhân viên thông thường sẽ hỏi du khách những câu hỏi về dự định, kế hoạch của họ trong chuyến đi trong khi xem xét những giấy tờ liên quan. Các đánh giá chính xác hơn sẽ được dựa trên những thông tin thông qua thẻ tín dụng, tiền mặt, séc du lịch, thư chuyển tiền hay thậm chí chỉ đơn giản dựa trên vé máy bay khứ hồi hoặc hóa đơn thanh toán tour du lịch.
Và thông thường thì du khách sẽ chuẩn bị thêm sẵn một bản sao chứng minh tài khoản ngân hàng gần nhất phòng trường hợp bị kiểm tra thay vì mang theo một số tiền mặt lớn trong ví.
Video đang HOT
Để kiểm tra xem khách du lịch Việt Nam có ý định ở lại Thái Lan làm việc sau khi nhập cảnh bằng visa du lịch hay không còn có nhiều cách khác chứ không nhất thiết phải bằng những hành động đối xử thiếu tôn trọng đang được thực hiện ở cửa khẩu Poipet, Thái Lan.
Ví dụ như ở New Zealand, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu du khách chứng minh kế hoạch rời khỏi đây sau khi kết thúc chuyến du lịch trong khoảng thời gian visa có hiệu lực thay vì kiểm tra tiền mặt có trong ví của khách. Du khách có thể xuất trình vé du lịch có xác nhận của New Zealand ngày bạn rời đi hoặc xác nhận bằng văn bản của một hãng hàng không hay công ty du lịch mà bạn đã đăng kí và thanh toán trước.
Dẫu biết việc thắt chặt an ninh, kiểm soát người nhập cảnh là việc làm bình thường của các quốc gia, tuy nhiên không thể để hình kiểm tra khiếm nhã, bất lịch sự và thiếu công bằng đối với khách du lịch – những người mong muốn đến tham quan và tìm hiểu về con người và đất nước mình đến cảm thấy bị xúc phạm.
Theo Dantri
Người Việt ở trại tạm của Nga trước ngày trục xuất
Hàng trăm công dân Việt Nam đang sinh sống tạm bợ trong những căn lều dã chiến ở phía đông Moscow. Họ là những người nhập cư trái phép bị cảnh sát bắt giữ và sẽ sớm bị trục xuất khỏi Nga.
Chiến dịch truy quét người nhập cư bất hợp pháp bắt đầu vào ngày 31/7, xuất phát từ vụ việc một cảnh sát bị thương nặng lúc đang truy bắt một tội phạm tình dục tại chợ Matveyevsky ở thủ đô. Cảnh sát Moscow sau đó đã tiến hành kiểm tra hơn 4.500 người nước ngoài, bắt giữ hơn 1.000 người cư trú bất hợp pháp.
Những ngươòi này đến từ nhiều nước như Việt nam, Ai Cập, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Uzbekistan...
Trong số trên, 586 người, hầu hết là công dân Việt Nam, bị đưa về một khu trại dã chiến tại quận Golyanovo ở phía đông Mosow, vì thành phố không đủ chỗ để tạm giữ họ. Tại đây, có khoảng 200 căn lều, với sức chứa 900 người.
Khu trại tạm trông giống như ở một vùng chiến sự hoặc thiên tai hơn là nằm giữa thủ đô của nước Nga.
Sứ quán Việt Nam tại Nga đã cử đại diện đến khu trại vào cuối tuần trước, nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề và bắt đầu xác định nhân thân của những người bị giam giữ. Họ không có hộ chiếu và nói được rất ít tiếng Nga. Trong ảnh, những người phụ nữ giặt đồ ở khu trại tạm.
Nhóm đầu tiên gồm 31 người Việt đã bị trục xuất khỏi Nga cuối tuần vừa qua. Những người còn lại vẫn ở lại đây chờ ngày về nước. Việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp do tòa án phối hợp với Cơ quan Di trú Liên bang Nga thực hiện.
Người nhập cư là nguồn lao động giá rẻ cho cho thị trường bán lẻ và xây dựng, một phần quan trọng của nền kinh tế Nga. Trong ảnh, một lao động người Việt ở khu trại tạm.
Năm nay, khoảng 11,3 triệu người nước ngoài đến Nga, trong đó có 3 triệu người là lao động bất hợp pháp. Ba quan chức cảnh sát và di trú Nga thông đồng với các nhóm tội phạm để đưa những người nhập cư trái phép, phần lớn là người Việt, sang Nga làm việc trong điều kiện lao động như nô lệ, đã bị sa thải và sắp bị truy tố.
Theo VNE
Cảnh sát Nga tiếp tay cho người Việt nhập cư lậu Ba quan chức cảnh sát và di trú Nga đã thông đồng với các nhóm tội phạm để đưa những người nhập cư trái phép, phần lớn là người Việt, sang Nga làm việc trong điều kiện lao động "nô lệ". Cảnh sát Nga truy quét những người nhập cư bất hợp pháp tại các khu chợ ở Moscow. Ảnh: Presstv AFP cho...