Vụ xe khách tông xe cứu hỏa: Tài xế lý giải việc không đánh lái mạnh
“Lúc tôi phát hiện ra xe cứu hỏa ở phía trước thì khoảng cách chỉ còn là hơn 10m nên tôi có rà phanh và đánh lái một chút, nếu phanh gấp hoặc đánh lái mạnh xe sẽ bị lật thì hậu quả còn nặng nề hơn,…” – anh Đỗ Hùng Mạnh, lái xe khách trong vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nói.
Vụ tai nạn giữa xe cứu hỏa và xe khách xảy ra chiều 18/3, tại tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (địa phận huyện Thường Tín – Hà Nội) đã làm một chiến sĩ Cảnh sát PCCC hi sinh, nhiều người khác bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn.
Sáng nay (21/3), trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Đỗ Hùng Mạnh (SN 1981) – người điều khiển xe khách trong vụ tai nạn nói trên cho biết, như thường lệ, chiều 18/3, anh lái xe chở khách từ Thanh Hóa ra Hà Nội, do trời mưa và đường trơn nên anh Hùng chỉ cho xe chạy tốc độ trên 80km/h (tốc độ cho phép 100km/h). Khi xe anh Hùng đi đến ngã ba đoạn gần trạm thu phí Thường Tín (xã Văn Bình, Thường Tín – Hà Nội) thì bất ngờ xe cứu hỏa lao ra nên anh Hùng không xử lý kịp và đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc như nói trên.
“Lúc tôi nhìn thấy xe cứu hỏa là ở khoảng cách hơn 10m nên tôi không thể xử lý kịp. Thời điểm đó tôi có rà phanh và đánh lái nhẹ, nếu phanh gấp hoặc đánh lái mạnh xe sẽ bị lật thì thương vong còn lớn hơn” – anh Hùng chia sẻ.
Cũng theo anh Hùng, thời điểm xe khách gặp nạn, trên xe có khoảng 40 hành khách, may mắn tính mạng hành khách không bị ảnh hưởng.
Anh Hùng chia sẻ thêm, anh lái xe khách tuyến Thanh Hóa – Hà Nội đã được 8 năm, trước đó anh cũng đã lái nhiều loại xe ô tô, nhưng tình huống tai nạn này là lần đầu tiên trong nghề lái xe anh gặp phải.
Dư luận xã hội mấy ngay nay đang ngóng chờ động thái từ cơ quan chức năng để nắm được kết luận vụ việc này bên nào đúng, bên nào sai. Tuy nhiên, chiều 20/3, lãnh đạo Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, do vụ tai nạn liên quan đến Cảnh sát PCCC nên hồ sơ vụ việc đã được chuyển lên Phòng Hình sự (PC45-Công an TP Hà Nội) thụ lý để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Trước đó, như đã đưa tin, khoảng 16h28 ngày 18/3, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội nhận được tin báo từ Trung tâm cứu thương 115 tại khu vực Trạm thu phí Vạn Điểm – Đỗ Xá hướng Hà Nam – Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe khách và xe tải, có một số người bị thương và mắc kẹt trong xe cần cứu hộ, cứu nạn.
Nhận được tin báo, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã điều động Phòng Cảnh sát PC&CC số 12 xuất một xe cứu nạn, cứu hộ và 7 cán bộ đến hiện trường thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
Do vị trí xảy ra tai nạn không thuận lợi và tình hình ùn tắc giao thông hiện tại trên tuyến đường, để tiếp cận hiện trường nhanh nhất, xe cứu hỏa đã thực hiện quyền ưu tiên, đi vào đường ngược chiều trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Quá trình chạy, các thiết bị đèn, còi… trên xe cứu hỏa này đều được kích hoạt sử dụng.
Tuy nhiên, trên đường đi, xe cứu nạn, cứu hộ đã xảy ra va chạm giao thông với xe khách 29B-078.43 tại địa điểm gần Trạm thu phí Thường Tín (xã Văn Bình, huyện Thường Tín). Hậu quả vụ va chạm, 1 cảnh sát PC&CC tử vong, 10 hành khách và cảnh sát PC&CC bị thương.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Vụ xe khách đâm xe cứu hỏa: Chuyên gia giao thông nói gì?
Theo một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về an toàn giao thông đường bộ, có nhiều giả thiết dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) giữa xe cứu hỏa và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 18/3, có thể có những phần lỗi của cả 2 tài xế.
Có phần lỗi của cả 2 tài xế?
Chuyên gia nêu quan điểm, xe cứu hỏa là xe được ưu tiên được quy định trong Luật Giao thông. Trong quá trình đi cứu nạn chiều 18/3, xe cứu hỏa đã bật đèn tín hiệu thực hiện quyền ưu tiên khi từ đường dẫn nhập vào cao tốc, điều này có nghĩa là xe cứu hỏa được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.
Từ hình ảnh video về vụ TNGT, chuyên gia này phân tích, xe khách đã không có dấu hiệu giảm tốc độ hoặc động thái kiểm soát tình huống nguy hiểm cận kề. Nói cách khác, tài xế lái xe khách đã không quan sát để xử lý kịp thời xung đột giao thông, vì thế đã tông trực diện vào chiếc xe cứu hỏa, gây ra TNGT nghiêm trọng.
"Luật giao thông quy định, khi thấy tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Trường hợp này, xe khách đã vi phạm Luật giao thông." - chuyên gia cho hay.
Hình ảnh xe khách tông trực diện xe cứu hỏa (ảnh cắt từ clip)
Xe cứu hỏa có trách nhiệm tiếp cận hiện trường vụ việc để cứu hộ, cứu nạn một cách nhanh nhất, vì thế việc sử dụng quyền ưu tiên để chọn lưu thông ngược chiều không phải là điều khó hiểu trong trường hợp này. Tuy nhiên, một giả thiết được chuyên gia giao thông đặt ra là tại sao tài xế không lựa chọn làn đường trong cùng bên trái - nơi có lượng xe ít hơn? Vì sao làn đường người lái xe cứu hỏa hướng tới để tiếp cận lại là làn có lượng phương tiện lưu thông nhiều nhất và chạy tốc độ cao nhất?
Vị chuyên gia này cũng đặt vấn đề, khi tham gia giao thông thì tài xế lái bất kỳ loại xe nào, kể cả xe ưu tiên cũng phải có ý thức quan sát tốt nhất và có trách nhiệm kiểm soát nguồn nguy hiểm cao độ có thể xảy ra, phải đảm bảo an toàn giao thông.
"Xe khách sai vì gây cản trở đối với hoạt động của xe ưu tiên và gây tai nạn, nhưng người lái xe cứu hỏa dường như cũng bị hạn chế quan sát. Tôi cho rằng ở đây có lỗi hỗn hợp của cả 2 tài xế. Để có được những đánh giá đầy đủ nhất về vụ TNGT cần có trích xuất dữ liệu từ hộp đen của xe khách và kết luận của cơ quan điều tra."- chuyên gia giao thông nói.
"Xe ưu tiên cũng không được phép chạy ẩu!"
Dưới góc độ độc giả, nhiều bạn đọc báo Dân trí đã bày tỏ ý kiến trái chiều về vụ TNGT giữa xe cứu hỏa và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Anh Bùi Tuấn (ở Hà Nội) nêu quan điểm: "Đồng ý là xe khách phải nhường đường cho xe cứu hỏa, nhưng ở đây xe cứu hỏa phải chạy vào làn đường khẩn cấp mới đúng. Ngoài ra, cần xem lại việc nhiều thực tế có nhiều người tham gia giao thông không có ý thức về làn đường khẩn cấp và cố tình cho xe chạy vào làn đường này, làm mất tác dụng của làn đường khi thực hiện cứu hộ, cứu nạn".
Nhiều người cho rằng vụ TNGT có lỗi của cả 2 phương tiện, dù xe cứu hỏa là xe ưu tiên
Bạn đọc Hoangha nêu quan điểm: "Xe khach đi âu, không quan sat đương. Đa thây xe ưu tiên la phai nhương đương chư".
Tuy nhiên, bạn đọc Lê Văn Lãng lại có quan điểm khác: "Dù xe cứu hỏa có được ưu tiên thì tài xế cũng phải quan sát, không thể chạy ẩu, tính mạng con người đâu phải chuyện ngồi tranh luận đúng, sai. Nay người chết thì ai chịu trách nhiệm đối với gia đình họ?".
Đưa ra phân tích về lỗi vi phạm giao thông, bạn đọc Hoang Anh Vu cho rằng: "Quy định nào đi chăng nữa cũng không được gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Về mặt kỹ thuật, người lái xe trên đường cao tốc với tốc độ 100 km/h không thể phản ứng được với 1 chướng ngại vật cố định, chưa nói đến chướng ngại vật di chuyển ngược chiều".
Bạn đọc Hoang Anh Vu cũng cho rằng quy định xe nhường đường "về bên phải" trong trường hợp này là không phù hơp, khi xe ưu tiên đi bên phải (của xe phải nhường đường) mà xe nhường nép về bên phải (theo quy định) thì sẽ tai nạn... và tai nạn đã xảy ra.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cục CSGT: 'Xe cứu hỏa được đi bất kỳ hướng nào không giới hạn tốc độ' Đại diện Cục CSGT cho rằng, khi gặp xe cứu hộ ở bất cứ hướng nào, các phương tiện phải chủ động nhường đường. Ngày 19.3, lãnh đạo Đội số 7, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho hay, 4 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào chiều 18.3 "là chưa từng...