Vụ VN Pharma: Cấp phép cho thuốc H-Capita là hai lần sai
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 24/10, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) phân tích, so với phiên tòa sơ thẩm, ở phiên xử phúc thẩm vấn đề được hướng sang Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. Như vậy, H-Capital được thừa nhận là thuốc giả nhưng cơ quan quản lý lại biện minh “cũng chỉ là nạn nhân, cũng bị lừa”…
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 24/10.
Bà Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm: “Thời gian vừa qua, theo dõi các phiên tòa xét xử vụ án này, tôi rất không hài lòng vì đại diện Bộ Y tế, Bộ Công Thương đến tòa nhưng không phát biểu, không nêu ý kiến gì, đây là sự thiếu tôn trọng pháp luật. Trong khi đó lại còn công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thuốc H-Capita là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả. Điều này là không phù hợp.
Quan điểm của tôi là ai làm sai thì phải bị xử lý. Việc xử lý này không phải chỉ là xử lý một vài cá nhân làm sai mà còn là để cảnh tỉnh. Nhìn suốt quá trình này chúng ta thấy, một loại thuốc tào lao nào đó, của một công ty không có thật (công ty ma) mà tại sao lại về Việt Nam một cách dễ dàng như vậy? Rõ ràng có thể thấy Cục Quản lý dược đã 2 lần sai.
Lần sai thứ nhất là cấp phép cho một loại thuốc giả. Lần thứ 2 là cấp giấy phép cho một công ty ma.
Vậy thì lỗ hổng ở đây là gì? Cái sai này là vô tình hay cố ý? Vô tình thì phải tìm ra để bịt lại để không có tái phạm. Còn nếu cố ý thì phải xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị liên quan, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu. Chuyện này rất rõ ràng.
Hơn nữa, dư luận cũng nghi ngờ tại sao thuốc của VN Pharma đấu thầu đâu trúng đó. Về chủ quan trong việc này, liệu có gian lận, bắt tay nhau hay không thì cơ quan điều tra phải làm rõ. Còn khách quan thì rõ ràng là với cơ chế đấu thầu thuốc của chúng ta hiện nay, trong cùng một nhóm thì thuốc nào giá rẻ nhất sẽ trúng thầu, chính vì thế VN Pharma mới giả mạo thuốc H-Capita nhập khẩu của Canada vì thuốc của Canada thì mới được xếp vào nhóm 1 và mới dễ dàng trúng thầu vì rõ ràng so với các thuốc khác trong cùng nhóm thì nó rẻ hơn, còn nếu chào hàng cùng nhóm thuốc với thuốc của Ấn Độ… thì nó không trúng thầu được. Như vậy rõ ràng là có động cơ để làm thuốc giả.
Tất nhiên thuốc giả chưa hẳn đã là thuốc kém chất lượng, cũng như hàng fake chưa chắc đã là hàng chất lượng tồi, nhưng nó là hàng giả, nhập từ công ty ma thì phải bị xử phạt nghiêm khắc. Nhiệm vụ của ngành dược là cơ quan gác cửa, không để cho thuốc giả tràn vào được. Thế nên tôi cho rằng không cần phải tranh luận nhau nhiều vì việc kiểm định chất lượng thuốc, mà đã là thuốc giả thì phải xử lý.
Bên cạnh VN Pharma còn bao nhiều công ty khác như thế này. Bên cạnh H-Capita còn bao nhiêu loại thuốc giả khác nhập vào như thế này? Đó là điều tôi rất trăn trở.
Thực tế, trước H-Capita thì VN Pharma cũng nhập khẩu từ một công ty ma 7 loại kháng sinh tiêm truyền. VN Pharma lý luận rằng toàn bộ lô thuốc H-Capita nhập lậu vẫn ở trong kho chưa đưa ra thị trường nhưng 7 loại kháng sinh tiêm truyền kia thì sao, những người bệnh đã sử dụng rồi thì sao? Tôi đề nghị phải truy đến cùng trách nhiệm để không có sự lặp lại trong tương lai.
Giờ có một trào lưu, tôi xin nói thẳng đây cũng là bài học cho các dược sĩ mới ra trường, làm giàu không khó, đi làm trình dược. Rồi chuyện chi hoa hồng cho bác sĩ nữa, chi để hối lộ, để chạy số đăng ký hay chạy này chạy kia có bao giờ ghi trong sổ sách đâu”.
P.Thảo – P.Dung (ghi)
Theo Dantri
Phúc thẩm vụ VN Pharma: Làm rõ quy trình cấp phép của Cục quản lý dược
Trong phiên xử phúc thẩm vụ VN Pharma buổi sáng nay (24/10), HĐXX đã tập trung làm rõ quy trinh cấp phép của Cục quản lý dược. Tuy nhiên, do lãnh đạo Cục quản lý dược không có mặt theo giấy triệu tập, nên HĐXX chỉ có thể hỏi một vị đại diện của Cục về việc cấp phép nhập khẩu thuốc.
Các bị cáo đang nghe đại diện Bộ Y tế giải trình về việc cấp phép nhập thuốc
Tin tưởng vào tính pháp lý của Cục Quản lý dược
Video đang HOT
10h30, HĐXX xét hỏi ông Hưng về quy trình cấp phép công công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo ông Hưng thì khi Cục Quản lý dược nhận được hồ sơ thủ tục xin cấp phép thì cục sẽ chuyển hồ sơ cho một bộ phận chuyên trách, bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm giám định, nếu đúng quy trình thủ tục thì sẽ được cấp phép.
Việc cấp phép cho công ty Helix là đúng quy trình vì hồ sơ này đã được những trưởng nhóm giám định và ký nhận. Những người giám định này đã đồng ý về việc cấp phép. Ba chuyên gia ký tên vào hồ sơ này gồm: Nguyễn Diệu Hà Trưởng phòng pháp chế nhân viên Cục Quản lý dược, Nguyễn THị Xuân Hà chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng, Hoàng Thanh Mai về dược lý lâm sàn. Nếu các chuyên gia phát hiện hồ sơ gian dối có vấn đề thì cần phải ký vào văn bẳn trình lên cấp trên.
Ông Phan Công Chiến (trưởng phòng kinh doanh Cục Quản lý dược) trước đó ông này trưởng nhóm hồ sơ của Cục Quản lý dược. Theo ông Chiến khi tiếp nhận hồ sơ thì sẽ phải kiểm tra giấy tờ hồ sơ, quy cách đóng gói mã vạch xuất xứ của từng lô thuốc mới được cấp phép.
Liên quan tới nhãn thuốc, quy cách đóng gói thì ông có giám định theo tiêu chuẩn quy định. Việc xem xét giám định thực tế hết sức quan trọng tuy nhiên theo ông Chiến thì chỉ căn cứ hồ sơ đối chiếu quy định của Cục Quản lý. Ông tin tưởng vào tính pháp lý nên mới ký nhận.
Về việc cấp phếp cho ở công ty Hồng Kông đã hết hạn nhưng vẫn hoạt động thì ông Chiến cho rằng mình không có trách nhiệm xem xét việc này.
Ông Hưng cho rằng, Cục Quản lý dược không có sai sót trong việc thẩm định hồ sơ. Khi cấp phép nhập khẩu thuốc nói chung và thuốc ung thư nói riêng thì quy trình xem xét hồ sơ cấp phép thì giống nhau. Cục Quản lý dược làm đúng quy trình, quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, về việc 3 chuyên gia giám định tên thuốc đúng với hồ sơ không thì ông Hưng lại cho rằng mình không nắm rõ.
Cấp phép xong phát hiện sai phạm sẽ thu hồi
10h10, Theo ông Hưng, ngày 30/12/2013, Cục Quản lý dược có công nhận cho công ty VN Pharma nhập khẩu thuốc H-Capita. Sau khi xem xét hồ sơ, thấy giá của công ty VN Pharma có giá chênh lệch với thị trường nên Cục Quản lý dược nghi ngờ về và mời lên làm việc.
Còn 7 chữ ký cấp phép cho công ty VN Pharma nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, ông Chu Đăng Trung - đại diện Cục Quản lý dược cho biết, căn cứ vào công văn của đại sứ quán và căn cứ vào hồ sơ của công ty VN Pharma cho thấy không đúng nên Cục Quản lý dược đã quyết định rút toàn bộ 7 giấy phép này. Trong quá trình lưu hành thuốc trên thị trường nếu thuốc không đúng, kém chất lượng thì Cục có quyền rút giấy phép.
Khi nhận được hồ sơ xin nhập thuốc, căn cứ vào thủ tục pháp lý dựa trên thông tư của Bộ Y tế thì Cục Quản lý dược mới được cấp phép cho một doanh nghiệp nhập thuốc vào Việt Nam.
HĐXX hỏi ông Trung về việc truy xuất nguồn gốc thuốc thì sao? Ông Trung cho rằng căn cứ vào hồ sơ pháp lý hợp lý như xác minh từ lãnh sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, hồ sơ về tiêu chuẩn thuốc, nguồn gốc thuốc... sẽ xem xét cấp phép.
Cục Quản lý dược làm đúng quy trình
9h50, Ông Đô Trung Hưng, Pho Vu trương Vu phap chê Bô Y tê trả lời câu hỏi của HĐXX liên quan tới giấy phép của công ty Helix Canada.
Ông Hưng cho biết, về quy trình một công ty nước ngoài để được cấp phép thì cần cung cấp hồ sơ cụ thể xem xét thì mới được cấp phép. Còn cụ thể như thế nào thì Cục Quản lý dược sẽ biết cụ thể hơn.
Ông Đỗ Trung Hưng
Sau đó, HĐXX hỏi bà Phạm Thị Ngân Hạnh, đại diện Cục Quản lý dược. Bà này cho biết, việc cấp phép hoạt động cho công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có quy định cụ thể. Việc cấp phép cho công ty Helix Canada, Cục Quản lý dược đã làm đúng theo quy trình. Sau khi nhận hồ sơ thì Cục đã xem xét hồ sơ đối chiếu với pháp luật hiện hành.
Bà Phạm Thị Ngân Hạnh
Dùng 7,5 tỉ đồng chi hoa hồng cho bác sĩ?
9h15, HĐXX hỏi bị cáo Ngô Anh Quốc về quy trình chi số tiền 7,5 tỉ đồng.
Theo bị cáo Quốc, toàn bộ số tiền này dùng để chi cho các trình dược viên nhằm phục vụ cho công tác bán hàng, còn số tiền chi cụ thể cho ai như thế nào thì bị cáo không biết.
Bị cáo Hùng cũng thừa nhận việc chi tiền cho trình dược viên phục vụ cho công tác bán hàng là chủ trương của công ty. Nhưng bị cáo Hùng một lần nữa phủ nhận việc chi tiền cho các bác sĩ nhằm tiêu thụ thuốc.
Bị cáo Quốc và Loan thừa nhận Trần Lê Hoàng Sơn (nhân viên bán hàng công ty VN Pharma) không thể tự ý lấy tiền công ty VN Pharma.
Sau đó, HĐXX công bố lời khai của ông Hoàng Sơn, theo lời khai thì ông này làm theo chỉ đạo của bị cáo Hùng làm tờ đề nghị xin tiền chi cho các bác sĩ. Với số tiền 7,5 tỉ đồng thì ông này cho rằng căn cứ vào kinh nghiệm bán hàng để đề nghị con số cụ thể. Sau khi hoàn tất lời đề nghị rút tiền thì ông này làm trình lên ban giám đốc rồi chuyển về phòng kế toán. Khi rút tiền ra khỏi công ty thì số tiền này dùng để chi phần trăm hoa hồng cho các bác sĩ.
Xóa bỏ chứng cứ liên quan tới công ty Helix
9h, Đại diện Viện KSND xét hỏi bị cáo Hùng.
Trước khi trả lời, bị cáo Hùng cho rằng sức khỏe của mình đủ để tiếp tục phiên tòa.
Bị cáo Hùng lý giải về 2 con dấu của công ty Helix Canada có tại công ty VN Pharma là do ông Phan Xuân Thiện - Phó Tổng giám đốc VN Pharma quản lý.
Liên quan tới vấn đề này, HĐXX xét hỏi bị cáo Bùi Ngọc Duy, bị cáo Duy cho rằng mình là người nắm giữ con dấu nhưng chỉ làm theo chỉ đạo từ phòng nghiên cứu phát triển. Bị cáo Duy phủ nhận việc xóa bỏ toàn bộ hồ sơ liên quan tới việc nhập khẩu lô thuốc, bị cáo cho rằng do những hồ sơ này quá lâu nên bị cáo mới xóa chứ không có chủ đích xóa bỏ chứng cứ của vụ án.
Sau đó, HĐXX công bố lời khai của bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (nhân viên công ty VN Pharma). Theo bà Hạnh, khi công ty VN Pharma bị điều tra thì anh Duy là người chỉ đạo nhân viên xóa toàn bộ các dữ liệu liên quan tới công ty Helix. Bị cáo Duy khai rằng mình không biết lời khai của bà Hạnh như thế nào nhưng bị cáo không chỉ đạo ai xóa tài liệu công ty Helix mà chỉ nói nhân viên bỏ đi những tài liệu cũ mà công ty không dùng nữa.
Bị cáo Phan Thị Loan (nguyên Phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty CP VN Pharma) cho rằng mình không biết con dấu của công ty Helix vì bị cáo làm việc tại phòng xuất nhập khẩu nên không thể biết việc con dấu.
Đại diện Viện KSND Cấp cao công bố lời khai của ông Nguyễn Đăng Trừng (nhân viên VN Pharma). Theo lời người này, con dấu của công ty Helix Canada là do bị cáo Loan đưa cho bị cáo Duy. Đối đáp lại, bị cáo Loan cho rằng mình không biết gì về việc này.
Sau đó, bị cáo Duy khai trong thời gian làm việc, bị cáo có vứt bỏ rất nhiều thứ vào sọt rác nhưng bị cáo không biết trong đó có con dấu công ty Helix Canada. Trong nhận thức của bị cáo thì những thứ bị cáo vứt bỏ không còn giá trị sử dụng. Lúc đó, bị cáo hoàn toàn không biết cơ quan điều tra khởi tố bắt giam anh Hùng cũng như công ty VN Pharma đang bị điều tra nên bị cáo không thể hủy con dấu này được. Bị cáo chỉ là một dược sĩ, cho tới khi bị bắt thì bị cáo mới biết những thứ bị vứt bỏ liên quan tới vụ án.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Hùng và luật sư bào chữa bị cáo Võ Mạnh Chường tranh thủ trao đổi với thân chủ trước buổi xét xử sáng nay
8h40, phiên tòa bắt đầu làm việc. Thư ký thông báo Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược có đơn xin vắng mặt, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường không có mặt tại phiên tòa. Về phía Bộ Y tế, chỉ có ông Đỗ Trung Hưng - Pho Vu trương Vu phap chê co măt.
Ngoài ra, đại diện Bộ Ngoại giao cũng vắng mặt không rõ lý do.
8h, bị cáo Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường được dẫn giải đến toà. Đây là đêm đầu tiên Hùng và Cường ở trại tạm giam sau bệnh bắt đầy bất ngờ ngày hôm qua (23/10). Võ Mạnh Cường giữ thái độ vui vẻ khi được dẫn vào, cố gắng bắt tay luật sư Khưu Thanh Tâm. Gia đình của Nguyễn Minh Hùng và luật sư cũng có mặt từ sớm. Các bị cáo đã có mặt tại phòng xử.
Theo điểm danh của thư ký Kim Yến thì đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng cổ phần thương mại quân đội vẫn chưa có mặt.
Hai bị cáo Hùng và Cường được dẫn giải tới phiên xử sáng nay (24/10)
Ngày 24/10, TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh ung thư xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma (gọi tắt là VN Pharma).
Liên quan đến việc xác minh sự tồn tại của Công ty Helix Canada, trong phiên xử chiều 23/10, HĐXX đã liên lạc với Bộ Ngoại giao để làm rõ một số vấn đề của vụ án nhưng đơn vị này không có mặt. Chủ tọa phiên tòa cho biết trong buổi xét xử hôm nay sẽ thẩm vấn đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Bộ Công Thương để làm rõ nhiều vấn đề.
Trước đó, Bộ Ngoại giao đã có công văn trả lời Bộ Công an rằng địa chỉ đăng ký trụ sở của Công ty Hilex Canada là không có thật. Trong khi đó, Cục Quản lý dược do Cục trưởng Trương Quốc Cường ký giấy phép cho công ty này hoạt động tại Việt Nam.
Bị cáo Hùng và Cường bị dẫn giải về trại giam sau khi kết thúc phiên xử buổi chiều hôm 23/10 (thứ hai)
Tại phiên tòa ngày 19/10, ông Giang Hán Minh, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế và ông Phạm Hoàng Thái, Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương có mặt tại phiên tòa.
Khi HĐXX hỏi, ông Giang Hán Minh, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế nói do nhận thư mời của Tòa quá trễ nên chỉ đến ghi nhận tất cả câu hỏi của HĐXX và báo cáo Bộ Y tế để có văn bản trả lời chứ không có thẩm quyền.
Chiều 23/10, Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM Trần Văn Châu đã ký quyết định bắt giam 2 bị cáo Nguyên Minh Hung va Vo Manh Cương thời hạn 90 ngày để điều tra một số vấn đề then chốt của vụ án. Trước đó, 2 bị cáo này cung bi băt giam tư ngay 19/9/2014 đên 17/3/2017 thi đươc tai ngoai.
Theo Dantri
Xuân Duy
Phúc thẩm vụ VN Pharma: Phủ nhận việc chi hoa hồng 7,5 tỷ đồng cho bác sĩ Bị cáo Nguyễn Minh Hùng cho rằng, do mình bị bắt nên không biết chi 7,5 tỷ đồng cho những khoản nào. Tất cả những khoản chi của công ty chỉ phục vụ cho việc mua bán chăm sóc khách hàng, hoàn toàn không có việc công ty VN Pharma dùng tiền chi cho các bác sĩ bệnh viện để tiêu thụ thuốc......