Vụ vệt nước màu đỏ: “Quá ít mẫu nên không thể kết luận”
Sáng nay (2.3), TS Trần Đình Lân – Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã có những bình luận sau khi Bộ TNMT công bố kết quả vệt nước đỏ xuất hiện tại các tỉnh miền Trung trong nhiều ngày qua.
Theo kết quả Bộ TNMT công bố, các mẫu nước biển được lấy tại vùng biển huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ở nhiều vị trí khác nhau: cách bờ khoảng 10m nơi tập trung các vệt nước màu đỏ hồng kết thành mảng và nhiều bọt biển xuất hiện; cách bờ khoảng 600m nơi nước biển có xuất hiện các vệt nước màu đỏ hồng nhưng nhạt hơn trong bờ; cách bờ khoảng 650m tại khu vực nước biển không có vệt màu đỏ.
Vệt nước đỏ xuất hiện ở vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong nhiều ngày qua được Bộ TNMT công bố là tảo độc. (Ảnh IT)
Kết quả phân tích mẫu nước biển, so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10-MT:2015/BTNMT) cho thấy, thông số Amoni vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép. Kết quả phân tích thực vật phù du trong mẫu nước tại Cảng Vũng Áng thấy có sự xuất hiện mật độ rất cao của tảo Noctiluca scintillans (còn được gọi với tên khác là Noctiluca miliaris). Càng gần bờ và tại vị trí nước có màu đỏ thì mật độ tảo càng cao. Vệt nước màu hồng tại cảng Vũng Áng mật độ đạt khoảng 46 tế bào/1ml (khoảng 46.000 tế bào/1 lít nước biển) và vệt nước màu đỏ tại Cảng Sơn Dương mật độ đạt khoảng 135.000 tế bào/1 lít nước biển. Sự bùng nổ số lượng lớn Noctiluca scintillans, được gọi là “thủy triều đỏ” với màu nước đỏ như máu.
Hiện tượng bùng phát mật độ rất cao của tảo Noctiluca scintillans tại khu vực vùng biển huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng xảy ra tương tự ở khu vực biển Chân Mây – Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Được biết Viện Tài nguyên và Môi trường biển phối hợp với các bộ ngành địa phương tìm hiểu sự xuất hiện dải nước màu đỏ ở một số vùng biển các tỉnh miền Trung, Bộ TNMT vừa công bố kết quả phân tích, ông có bình luận gì về kết quả này?
- Chúng tôi cũng chỉ nói được những gì như Bộ TNMT công bố, ngoài ra không thể nói gì sâu hơn được. Bởi vì chúng tôi không trực tiếp đến các vùng biển đó để lấy mẫu, vì vậy việc phân tích hiện trường, phân tích điều kiện môi trường, điều kiện thời tiết hoàn toàn không được làm. Chúng tôi chỉ được Bộ TNMT gửi vài mẫu và yêu cầu phân tích một số thông số từ các mẫu. Theo yêu cầu đó, chúng tôi phối hợp phân tích mẫu và gửi kết quả về Bộ TNMT.
Video đang HOT
Theo kết quả mà Bộ TNMT công bố, dải nước màu đỏ là tảo độc, vậy nguyên nhân vì sao tảo độc lại xuất hiện ở vùng biển miền Trung, thưa ông?
- Tôi không thể nói được nguyên nhân vì không đủ thông tin dữ kiện để phân tích nguyên nhân. Bởi với một vài mẫu mà Bộ TNMT gửi thì quá ít và không thể nói được nhiều điều. Như tôi nói nếu không được đi thực địa thì không thể phân tích sâu và không thể bình luận được sự việc, không thể nói được điều gì cả.
Nói nguyên nhân phải có nghiên cứu cụ thể chứ với vài ba mẫu phân tích mà nói được thì tài quá. Làm khoa học phải cẩn thận, chúng tôi không đủ thông tin, không đủ các dữ kiện thì không nói được gì nhiều.
Với kết quả mà Bộ TNMT công bố, sự xuất hiện của dải nước màu đỏ đó có ảnh hưởng xuất như thế nào đến hệ sinh thái biển, môi trường và đời sống xã hội?
- Nếu mà nói được những điều đó thì chúng tôi phải làm từ đầu, phải có đầy đủ thông tin. Chứ đem cho chúng tôi vài ba mẫu để phân tích thì chúng tôi cũng chỉ phân tích được đến chừng đó thôi.
Vậy tại sao Viện Tài nguyên và môi trường biển không đến hiện trường lấy mẫu để có những phân tích sâu hơn, cụ thể hơn về hiện tượng này?
- Anh hỏi câu đó thì tôi chịu không thể trả lời được, tại sao tôi không được đi cái đó phải hỏi Bộ TNMT, chúng tôi chỉ là đơn vị phối hợp, có thể có những đơn vị khác họ làm công việc đó.
Đợt tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm vùng biển 4 tỉnh miền Trung sau này kết luận là do Formosa gây ra, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và môi trường cũng ngồi nhà phân tích như thế này?
- Đợt đó, chúng tôi được đến trực tiếp các vùng biển 4 tỉnh miền Trung để đi lấy mẫu theo sự phân công từ trên. Chúng tôi làm từ đầu, thực hiện lấy mẫu, ghi lại điều kiện môi trường, điều kiện thời tiết… lúc đó chúng tôi mới trả được kết quả và nói được có cái gì ở trong đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Dải nước màu đỏ ở biển Hà Tĩnh do hiện tượng tảo nở hoa
Sau khi xuất hiện các vệt nước màu đỏ ở vùng biển cảng Vũng Áng và bên trong đê chắn sóng cảng Sơn Dương của Công ty Formosa, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đã lấy các mẫu nước kiểm tra. Kết quả phân tích cho thấy hiện tượng màu đỏ trên là do một loài tảo.
Theo báo cáo của Bộ TN&MT, ngày 18/02/2017, hiện tượng nước màu đỏ lại xuất hiện tại khu vực bờ biển thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (khu vực Cảng Vũng Áng, nằm liền kề với vùng biển xuất hiện nước màu đỏ vào ngày 19/01/2017) và bên trong đê chắn sóng Cảng Sơn Dương của công ty Formosa Hà Tĩnh.
Vệt nước màu đỏ xuất hiện bên trong đê chắn sóng Cảng Sơn Dương của công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngay sau khi nhận được các thông tin trên, Bộ TN&MT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Tổ giám sát của Bộ và Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước biển để phân tích.
Kết quả 4 mẫu nước biển (02 mẫu cách bờ khoảng 10m nơi tập trung các vệt nước màu đỏ hồng kết thành mảng và nhiều bọt biển xuất hiện; 01 mẫu cách bờ khoảng 600m nơi nước biển có xuất hiện các vệt nước màu đỏ hồng nhưng nhạt hơn trong bờ và 01 mẫu cách bờ khoảng 650m tại khu vực nước biển không có vệt màu đỏ) cho thấy: thông số Amoni vượt từ 4,52 đến 91,5 lần; 01 mẫu nước biển màu đỏ lấy gần bờ có Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần và Phenol vượt 10,3 lần; các thông số khác và mẫu còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích 06 mẫu nước biển tại Cảng Vũng Áng vị trí xa bờ 1.000 m và ở tầng đáy đạt quy chuẩn cho phép, mẫu nước sát bờ và cách bờ 500 m ở tầng mặt có Amonia vượt từ 1,34-1,78 lần; Tại Cảng Sơn Dương có Amonia vượt 31,2 lần. Các thông số ô nhiễm khác đều đạt quy chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích thực vật phù du trong 03 mẫu nước tại Cảng Vũng Áng (điểm sát bờ, cách bờ 500m và 1000m) và 01 mẫu tại Cảng Sơn Dương nhận thấy có sự xuất hiện mật độ rất cao của tảo Noctiluca scintillans (còn được gọi với tên khác là Noctiluca miliaris), càng gần bờ và tại vị trí nước có màu đỏ thì mật độ tảo càng cao: vệt nước màu hồng tại Cảng Vũng Áng mật độ đạt khoảng 46 tế bào/1ml (tương ứng khoảng 46.000 tế bào/1 lít nước biển) và vệt nước màu đỏ tại Cảng Sơn Dương mật độ đạt khoảng 135.000 tế bào/1 lít nước biển.
Trong thời gian vừa qua có hiện tượng bùng phát mật độ rất cao của tảo Noctiluca scintillans (bloom - tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ) tại khu vực sát bờ của Cảng Sơn Dương và Cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Qua khảo sát các mẫu thu ngày 18/02/2017 thấy rằng, tảo này đã bắt đầu tàn lụi.
Theo các tài liệu nghiên cứu đã có trên thế giới, loài tảo Noctiluca scintillans sau khi tàn lụi thường giải phóng ra Amonia ở nồng độ cao trong môi trường nước. Hiện tượng này rất phù hợp với kết quả phân tích chất lượng nước biển khu vực.
Văn Dũng
Theo Dantri
Sở TN&MT: Dải nước biển màu đỏ là do tảo nở hoa Chiều 28/2, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế đã có báo cáo chính thức gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kết quả quan trắc chất lượng nước và xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất hiện các vệt nước màu đỏ tại vùng biển Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, sau khi có...