Vụ “vay nợ” biến thành “lừa đảo” ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình: Bà Phó hiệu trưởng “trắng tay” vì “dính” tố tụng vô lý
Cuộc hôn nhân đầu sớm tan vỡ, bà Tuấn tái hôn với người chồng thứ hai (ông Đỗ C N) cũng chính là anh rể của mình. Giãi bày về sự éo le này, bà Tuấn cho hay, sinh con xong, người chị gái để lại đứa bé đỏ hỏn, bỏ nhà ra đi.
Chuyện vay nợ…
Chuyện là, vợ chồng bà Trần Nhật Tuấn, trú tại huyện Tân Lạc, Hoà Bình, nợ bà Hoàng Thị Dung, trú tại huyện Lạc Sơn, Hòa Bình 119,7 triệu đồng (cả gốc và lãi). Bà Dung đã khởi kiện ra TAND huyện Tân Lạc để yêu cầu bà Tuấn trả đủ món tiền trên cho mình. Tháng 12-2009, TAND huyện Tân Lạc đã thụ lý vụ kiện. Quá trình hòa giải, tòa ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Theo đó, bà Tuấn, bà Dung thống nhất, ngoài nợ gốc, vợ chồng bà Tuấn phải trả bà Dung lãi xuất nợ quá hạn trong thời gian chưa thi hành án xong. Thực hiện nghĩa vụ, ngày 14-9-2010, vợ chồng bà Tuấn đã trả bà Dung 80 triệu đồng và bà Dung tự nguyện viết giấy biên nhận với nội dung, vợ chồng bà Tuấn đã thanh toán đủ 119,7 triệu đồng (bà Dung không yêu cầu trả số tiền còn thiếu). Nhưng sau đó, bà Dung bội ước, tiếp tục đòi vợ chồng bà Tuấn trả nốt 39,7 triệu đồng. Cố gắng thu xếp, bà Tuấn mới đưa thêm bà Dung 9 triệu đồng.
Như vậy, giao dịch trên là giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản) được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tóm lại là giao dịch vay tài sản hợp pháp theo quy định tại Điều 122, Điều 471 đến 479 BLDS. Từ khi vay nợ đến nay, bà Tuấn chưa bao giờ phủ nhận việc nợ nần với bà Dung. Nguyên Phó hiệu trưởng này cũng không trốn tránh, từ chối hoặc phủ nhận nghĩa vụ trả nợ cho bà Dung. Thực tế cho thấy, bà Tuấn luôn có ý thức tích cực trả nợ.
“Bỗng dưng” tháng 5-2011, VKSND huyện Lạc Sơn và cơ quan CSĐT, Công an huyện Lạc Sơn lại hình sự hoá quan hệ vay tiền trên bằng quyết định khởi tố bà Trần Nhật Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các cơ quan tố tụng cho rằng, bà Tuấn có hành vi thế chấp “sổ đỏ” giả cho bà Dung để vay tiền…
Cái lý của bên “gỡ”, bên “buộc”!
Luật Sư Dương Kim Sơn, Cty Luật TGT&Cộng sự, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng, Điều 139 (tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) BLHS nêu rõ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Ông Sơn quả quyết, bà Tuấn không có thủ đoạn gian dối và nảy ý định chiếm đoạt tiền của bà Dung. Trong một vụ án khác do CQĐT quân sự tiến hành, họ đã tiến hành trưng cầu giám định và kết luận “sổ đỏ” số 00850 cấp ngày 14-1-2003 mang tên Đỗ C N (“sổ đỏ” bà Tuấn đưa cho bà Dung để xin “giãn nợ”) là giấy tờ giả. Dựa vào đó ngày 9-5-2011, cơ quan CSĐT Công an huyện Lạc Sơn khởi tố bà Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo LS Sơn, thật sai lầm khi nhận định, bà Tuấn đã dùng “sổ đỏ” giả “cầm cố” để vay 88 triệu đồng của bà Dung”.
Video đang HOT
Theo phân tích của luật sư, việc vay tiền giữa vợ chồng bà Tuấn với bà Dung là giao dịch dân sự. Vấn đề này đã được TAND huyện Tân Lạc giải quyết bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Bà Tuấn không làm ra và không biết “sổ đỏ” số 00850 là giấy tờ giả.
Ngoài ra, trong vụ việc này, chính bà Dung là người yêu cầu đưa “sổ đỏ” thì mới “giãn nợ” (không phải “cầm cố”) cho bà Tuấn. Kết quả điều tra lại của cơ quan CSĐT cũng kết luận: “Ý thức chủ quan của bà Tuấn đưa GCNQSD đất là vì bà Dung thúc ép đòi nợ, do chưa có tiền nên đưa giấy tờ nhà đất để cầm cố, giãn nợ. Tuấn vẫn trả nợ cho bà Dung mà không có ý thức chiếm đoạt”. Còn bà Tuấn khai rằng: “Đến thời điểm trả tiền nhưng chưa có tiền nên tôi mới đem bìa đỏ xuống đưa bà Dung để khất nợ, giãn nợ”. Đáng chú ý, giao dịch giữa bà Tuấn, bà Dung diễn ra trước khi bà Dung yêu cầu đưa giấy tờ nhà đất. Điều này được thể hiện rõ qua những giấy biên nhận nợ. Như vậy, bà Tuấn không có thủ đoạn gian dối.
Do đó, việc cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Tuấn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đã hình sự hóa quan hệ dân sự. Trong khi đó, chính ông Lê Ngọc Lâm, Phó Viện trưởng VKSND huyện Lạc Sơn cũng thừa nhận việc CQCA đã “dẫm lên chân” toà án. Ông Lâm cho hay, VKSND huyện Lạc Sơn đã đề nghị CQĐT gửi văn bản đề nghị toà xem xét lại quyết định hoà giải thành. Nhưng, ông Phó Viện trưởng lại không thể lý giải tại sao các cơ quan tố tụng huyện Lạc Sơn không chờ đợi trả lời của tòa mà đã “vội vàng” khởi tố bị can. “Do còn lăn tăn về hành vi phạm tội của Tuấn nên chúng tôi đã trả hồ sơ cho cơ quan CSĐT để điều tra bổ sung” – trả lời này của ông Lâm khiến dư luận thêm khó hiểu về động thái đề nghị phục hồi điều tra và khởi tố bà Tuấn của VKSND huyện Lạc Sơn trước đó.
Hiện, cơ quan CSĐT – Công an huyện Lạc Sơn đã đình chỉ điều tra vụ án và bị can với lý do “miễn trách nhiệm hình sự”. Điều này đồng nghĩa với việc, bà Tuấn có tội nhưng cơ quan CSĐT “xét thấy hành vi này không còn nguy hiểm cho xã hội”. Phải chăng, đây là việc làm “chữa cháy”, “né” trách nhiệm khi cơ quan tố tụng đã trót khởi tố vụ án, khởi tố bị can (?).
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Viện trưởng VKSND huyện Lạc Sơn trao đổi về vụ án
Trắng tay vì “dính” tố tụng vô lý
Cuộc hôn nhân đầu sớm tan vỡ, bà Tuấn tái hôn với người chồng thứ hai (ông Đỗ C N) cũng chính là anh rể của mình. Giãi bày về sự éo le này, bà Tuấn cho hay, sinh con xong, người chị gái để lại đứa bé đỏ hỏn, bỏ nhà ra đi. Khi ấy, ông N là quân nhân nên xa nhà. Tội cho đứa cháu ruột, bà Tuấn đã săn sóc, nuôi dưỡng nó như đứa con dứt ruột đẻ ra. Lúc này, bà cũng nặng gánh vì một mình nuôi cậu con nhỏ. Cảm động trước tấm lòng của cô em vợ, ông N đã đề nghị “góp gạo thổi cơm chung” để cùng lo cho những đứa trẻ. Được sự ủng hộ của mẹ đẻ, bà Tuấn lấy hết cam đảm, dẹp bỏ dư luận đàm tiếu, gây dựng tổ ấm mới với người anh rể. Bẵng đi một thời gian, người chị gái trở về và mang con sang Trung Quốc, nơi mà chị ta đã có một gia đình mới. Tất nhiên, người chị không hài lòng trước cảnh “chung chồng” và không tiếc lời trách móc bà Tuấn. Cực chẳng đã, bà Tuấn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, cố duy trì cái gia đình nhỏ để các con có chốn nương tựa. Nhưng “gió” mới qua mà “bão” đã ập đến, cũng vì muốn có cuộc sống sung túc hơn mà vợ chồng bà vay mượn để làm ăn. Ai dè, bà lại bị “vướng” vào vụ án hình sự này. Cũng từ đây, cuộc đời bà rẽ sang một lối khác. Đang là Phó hiệu trưởng một trường tiểu học của huyện Tân Lạc, được mọi người tôn trọng, quý mến, bà Tuấn mất chức, bị đình chỉ sinh hoạt đảng chỉ vì bị “dính” tố tụng với lý do mơ hồ như trên. Giờ, người phụ nữ này đang công tác ở một trường tiểu học khác và nén chịu búa rìu dư luận.
Sự nghiệp đứt gánh giữa đường đã đành, bà Tuấn còn điêu đứng vì nguy cơ gia đình tan nát. Từ đầu đến cuối câu chuyện, ông N đều tỏ tường nội tình và biết rõ sự ngay thẳng của vợ. Thế nhưng, trong lúc cần chồng ở bên cạnh đỡ đần, động viên thì ông N lại lảng tránh. Xảy chuyện, như sợ liên lụy, người đàn ông này giữ khoảng cách với vợ. Nhiều lần khục khặc, ông N còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với bà Tuấn. Rơi vào tình cảnh này, bà Tuấn hoang mang, lo lắng, thể trạng hao gầy, nhưng để đòi lại danh dự đã bị tổn thương nặng nề, người đàn bà này cho biết sẽ tiếp tục kêu oan đến khi sự thật được thừa nhận.
Theo PLXH
Vụ vỡ nợ tại phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội: Chồng "con nợ" nghiện nặng
Liên quan đến vụ án Phạm Thị Chinh (SN 1975), HKTT tại số nhà 17 ngõ 13, tổ 28 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, vay hàng chục tỷ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn, ngày 18-10, Cơ quan CSĐT CAQ Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139, Bộ Luật Hình sự, đồng thời ra lệnh bắt, khám xét nơi ở của Chinh.
Cơ quan CSĐT thực hiện khám xét thu giữ những tài liệu có liên quan đến vụ án
Phát hiện nhiều giấy tờ vay nợ
16h cùng ngày, sau khi lệnh khám xét được đại diện CAQ Cầu Giấy thông báo, công tác khám xét đã diễn ra tại số nhà 17 ngõ 13 phố Đông Quan và số nhà 177 ngõ 1 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy. Tham gia khám xét có Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội, CAQ Cầu Giấy, CAP Nghĩa Đô, tổ dân phố và đại diện Công ty cổ phần Đại Dương-đơn vị đã mua căn nhà số 17, ngõ 13 tổ 28 Nghĩa Đô, diện tích 76,9 m2 với giá 7 tỷ đồng vào ngày 11-8. Cơ quan CSĐT đã phải rất vất vả mới có thể mở được cánh cửa Chinh khóa bằng 3 chiếc khóa lớn và sợi dây xích buộc chặt ở bên ngoài. Tại phòng khách tầng 1 số nhà 17, trên chiếc bàn vẫn còn 1 đĩa hoa quả mà trước khi bỏ trốn, gia đình Chinh đang ăn dở. Cả 2 căn nhà trên được nối thông với nhau bằng 1 lối đi. Những người hàng xóm cho biết, khi tiếp khách hoặc thực hiện những giao dịch vay mượn, Chinh thường đưa người cho vay tiền lên tầng 2 của nhà bố mẹ để viết giấy vay nợ. Hầu như những tài sản có giá trị trong nhà trước khi bỏ trốn đều đã được Chinh đem bán.
Tại căn nhà 2 tầng liền kề của vợ chồng Chinh, Chúc, cơ quan CSĐT còn phát hiện một số lượng lớn quần áo hàng hiệu vẫn còn nguyên nhãn mác. Đại diện tổ dân phố chứng kiến sự việc cho biết, trong cuộc sống hàng ngày Chinh tỏ ra là người ăn mặc "sành điệu". Để lòe hàng xóm và dễ cho việc vay mượn, Chinh thường đi mua hàng thùng quần áo xịn rồi rình rang chở về nhà cho những người hàng xóm biết mình có nhiều tiền và cất trong tủ trước khi bí mật mang bán ra ngoài. Quá trình khám xét, rất nhiều tài liệu liên quan đến việc vay nợ tiền của Chinh cũng đã được Cơ quan CSĐT phát hiện, lập biên bản thu giữ.
Lừa cả chỗ thân quen
Cũng trong chiều qua, khi thấy cơ quan công an đến, nhiều người dân trong đó có những người hàng xóm đồng thời cũng là bị hại trong vụ án đã tới chứng kiến việc khám xét. Chị Nguyễn Thị Minh, người hàng xóm ở ngay gần nhà với Chinh bức xúc cho biết, nhà chị và nhà Chinh lâu nay vẫn đi lại và coi nhau như những người thân. Cách đây vài tháng, Chinh có sang nhà chị Minh và hỏi mượn "sổ đỏ" của gia đình chị Minh để đầu tư vào một dự án lớn về vàng và bất động sản. Do cuốn "sổ đỏ" là cả một gia tài lớn như vậy nên chị Minh không dễ dàng cho Chinh vay mặc dù Chinh đã nhiều lần sang năn nỉ, tỉ tê. Hỏi mượn "sổ đỏ" không được, Chinh bảo mẹ đẻ sang hỏi vay tiền. Trước tình cảm 2 bên gia đình gắn bó bao năm nay và thấy Chinh hứa hẹn sẽ trả lãi suất cao sòng phẳng, chị Minh đã bàn với mấy anh chị em trong nhà mình đưa hàng trăm triệu cho Chinh vay mà không ngờ rằng mình đã mang trứng gửi cho ác bởi đêm 6-10, Chinh bỏ trốn khỏi nơi cư trú cùng gia đình.
Cũng giống như chị Minh, rất nhiều người hàng xóm khác cũng lâm vào cảnh biến thành chủ nợ bất đắc dĩ. Trong những ngày qua, nhiều bị hại khi nghe tin Chinh bỏ trốn đã đến nhà Chinh để đòi nợ. Đại diện CAQ Cầu Giấy cho biết, có thể số tiền 50 tỷ đồng vẫn chưa dừng lại bởi nhiều bị hại đến nay vẫn chưa tới trình báo. Ngoài hàng xóm, những người có quan hệ bạn bè, Chinh còn đi lừa tiền của người thân các giáo viên dạy học cho các con của mình.
Một chi tiết đáng nói trong quá trình khám xét nơi ở của vợ chồng Chinh, ngoài những giấy tờ có liên quan đến việc vay nợ, Cơ quan CSĐT còn phát hiện 1 lá thư mà Chúc viết gửi cho Chinh. Lá thư không đề ngày tháng nhưng nội dung của lá thư Chúc đã viết cho vợ mình nói rằng bản thân anh ta đã nghiện nặng muốn bỏ đi đâu đó để cai nghiện và yêu cầu vợ mình giấu kín chuyện này. Một số hàng xóm của gia đình Chinh cũng cho biết, là hàng xóm láng giềng hơn chục năm nay nhưng họ không được biết chồng Chinh nghiện ma túy. Có lẽ việc giấu kín tung tích gia đình có người nghiện nên Chinh đã khá dễ dàng lấy được lòng tin của mọi người xung quanh. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn trước khi bỏ trốn của Chinh.
Cơ quan CSĐT cho biết, hiện Chinh đang bị truy tìm ráo riết. Hồ sơ vụ án cũng đang được thu thập khẩn trương. Cơ quan CSĐT đề nghị ai là bị hại đến CAQ Cầu Giấy để trình báo nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của mình. Báo ANTĐ sẽ tục thông tin tới độc giả những thông tin mới nhất liên quan đến vụ án.
Theo ANTD
Truy tìm người đàn bà xù nợ trăm tỷ đồng Chiều 18/10, cơ quan công an đã khám xét ngôi nhà Phạm Thị Chinh vừa rời đi ít ngày trước. Nhiều giấy biên nhận vay nợ được tìm thấy. Người đàn bà bị nghi xù nợ số tiền khổng lồ này đang bị truy tìm. Chiều 18/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố...