Vụ truyền nhầm máu ở bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Trì: Sai một li “đi” mạng người
Trong các ngày 18 và 21-5, TAND huyện Thanh Trì mở phiên tòa xét xử các bị cáo gồm Trần Thị Xuân Dung (SN 1962), Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1982) và Nguyễn Thị Tường Vân (SN 1957), nguyên là cán bộ, bác sỹ của bệnh viện Đa khoa Thanh Trì, bị Viện KSND huyện Thanh Trì cáo buộc phạm vào tội “Vi phạm quy định về chữa bệnh”, theo khoản 1, Điều 242 BLHS.
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm lần trước
“Tai nạn” nghề nghiệp hay sự tắc trách?
Trước đó trong hai ngày 22 và 23-11-2011, tòa này cũng đưa vụ án trên ra xét xử, tuy nhiên do một số tình tiết chưa được làm rõ nên HĐXX đã tuyên trả hồ sơ cho VKS cùng cấp để điều tra bổ sung làm rõ 5 vấn đề. Đến phiên tòa này, Viện KSND huyện Thanh Trì vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
Theo cáo buộc của Viện KSND huyện Thanh Trì, ngày 19-10-2009, bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1957, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Thanh Trì. Ngày 21-10, theo y lệnh của bác sỹ (BS) điều trị ca trực làm các xét nghiệm cho bệnh nhân. Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Kỹ thuật viên của Công ty cổ phần Dịch vụ Y tế Việt Nam (đơn vị liên doanh với bệnh viện Đa khoa Thanh Trì), được BS Trần Thị Xuân Dung phân công làm xét nghiệm, xác định nhóm máu cho bệnh nhân Vinh. Hà chỉ làm xét nghiệm máu một lần và cho kết quả nhóm máu AB; không làm xét nghiệm theo phương pháp hồng cầu mẫu. Sau đó, Hà đóng dấu vào phiếu xét nghiệm của bệnh nhân Vinh kết luận là nhóm máu AB. Sau khi có kết quả xét nghiệm, BS Dung không kiểm tra lại mà ký vào phiếu xét nghiệm.
Hôm sau (22-10), BS Nguyễn Thị Tường Vân (người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Vinh) xem y lệnh của ca trực hôm trước và tiếp tục có y lệnh truyền máu cho bệnh nhân này. Sau đó, BS Vân giao cho BS Dung đi lĩnh 2 đơn vị máu nhóm AB cho bệnh nhân Vinh. Đến trưa, BS Dung lĩnh 2 đơn vị máu nhóm AB – theo phiếu xuất kho về đến bệnh viện. Lúc này, khoảng 12h, bệnh nhân Vinh đang được truyền dịch. BS Dung làm thử chéo tại giường mà không xác định lại nhóm máu rồi trực tiếp cắm dây truyền máu cho bệnh nhân. Khoảng 30 phút sau, bệnh nhân Vinh bị sốc, người rét run, tím tái. Lúc này, các y, BS xử trí việc bệnh nhân bị sốc và người nhà bệnh nhân yêu cầu bệnh viện Thanh Trì chuyển lên bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Ngày 24-10, bà Vinh tử vong.
Điều đáng nói, tại phiên xử lần này, sau khi vị chủ tọa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, nghe thư ký báo cáo thì nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vắng mặt, trong đó quan trọng nhất là ông Tạ Xuân Sơn – Giám đốc bệnh viện Đa khoa Thanh Trì.
Cáo buộc chưa thuyết phục
Tại phần xét hỏi, các bị cáo và những luật sư tham gia bào chữa đều đưa ra vấn đề cần làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nhân Nguyễn Thị Vinh tử vong. Mặc dù theo cáo buộc của Viện KSND huyện Thanh Trì cho rằng, nguyên nhân bà Vinh chết do truyền nhầm nhóm máu, nhưng theo giám định thì việc truyền nhầm máu chỉ là 1 trong 4 nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, bị cáo Vân tỏ ra không đồng tình với bản kết luận điều tra bổ sung. Đồng thời, bị cáo này phân tích, vạch ra 4 nguyên nhân gây ra cái chết cho bệnh nhân Vinh; truyền nhầm máu chỉ là một trong số đó. Dựa vào đây, các cơ quan tố tụng kết tội cả êkíp truyền máu cho bà Vinh dẫn đến tử vong là oan.
Đồng quan điểm trên, luật sư Phạm Quốc Việt (thuộc Đoàn LSTP Hà Nội) cho rằng, ở vụ án này, các chỉ định nhóm máu là đúng. Nhưng mấu chốt là không mổ tử thi, không lấy mẫu giám định nên việc xác định nguyên nhân chết sẽ không chính xác. Và cũng chính vì không mổ tử thi nên cơ quan giám định chỉ có thể giám định trên hồ sơ, mà hồ sơ thì nhiều chỗ không khớp. Cơ quan giám định còn mâu thuẫn khi “vế” trước khẳng định, chết do truyền nhầm máu nhưng “vế” sau lại nêu, cơ địa có bệnh lý nguy hiểm. Vậy, bà Vinh chết do bệnh hiểm nghèo hay do truyền máu? Trong khi đó, 2 ngày sau khi truyền máu bệnh nhân mới chết và vẫn đi tiểu bình thường, không tiểu ra máu. Hơn nữa, cái sai chính ở đây là do xét nghiệm nhầm nhóm máu (bệnh nhân nhóm máu O, bệnh viện lại xét nghiệm nhóm máu AB). Đây là trách nhiệm của khoa xét nghiệm máu, không phải khoa lâm sàng mà bắt BS Vân phải chịu trách nhiệm.
Mặc dù vậy, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, cuối chiều qua 21-5, HĐXX đã ra quyết định tuyên mức hình phạt là cảnh cáo đối với Nguyễn Thị Thu Hà và tuyên phạt Trần Thị Xuân Dung 16 tháng cải tạo không giam giữ. Riêng bị cáo Nguyễn Thị Tường Vân cũng bị tuyên hình phạt là cảnh cáo và được chuyển tội danh đã bị truy tố sang tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Thẩm phán có vi phạm Luật Báo chí?
Sau khi Thẩm phán Nguyễn Quốc Lập – Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhiều nhà báo đã trình thẻ Nhà báo lên bàn Thư ký toà, đề nghị được tác nghiệp tại phiên toà. Thẩm phán Nguyễn Quốc Lập thay mặt HĐXX đồng ý cho nhà báo tác nghiệp. Thế nhưng, khi nhiều nhà báo giơ máy ảnh lên chụp 3 bị cáo thì Thư ký phiên tòa “thay” Chủ tọa điều hành phiên toà không cho chụp. Thấy thế, Thẩm phán Lập cũng hùa theo, không cho nhà báo chụp ảnh bị cáo. Thẩm phán Lập “khuyên” các nhà báo, muốn chụp ảnh tại toà thì phải làm đơn để HĐXX xem xét.
Theo ANTD
Một cô gái trẻ bị "lão hóa" vì không tìm ra căn bệnh nan y
Từ khi sinh ra đến năm 13 tuổi, thể trạng, sức khỏe của chị Ý vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến năm lớp 8 thì cơ thể em Ý bắt đầu có những dấu hiệu không bình thường. Đến nay Ý mới 25 tuổi nhưng nhìn trông như người phụ nữ ngoài 40.
Chiều 5/3, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Đình Hộ (83 tuổi) và bà Lê Thị Tám (73 tuổi, trú thôn Na Kham, Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) khi nghe tin hai ông bà có một người con gái với khuôn mặt "già hơn so với độ tuổi".
Đến nơi, hai mẹ con cũng vừa về đến nhà. Bà Tám bảo: Tôi đi chợ mới về, còn cháu thì đi xuống Bệnh viện huyện Điện Bàn lấy thuốc về uống chứ hết thuốc rồi.
Nhìn chị Nguyễn Thị Như Ý (SN 1987) tiều tụy và thiếu sức sống của một cô gái đang độ tuổi sung mãn của cuộc đời. Với dáng người gầy yếu, thân hình chỉ có da bọc xương, nhìn cô gái mới ngoài 20 tuổi nhưng ai mới nhìn đều nghĩ chị đã ngoài 40 tuổi.
Chị Nguyễn Thị Như Ý mới 25 tuổi nhưng gầy khô và nhìn già như người ngoài 40
Khi được chúng tôi hỏi, Ý ái ngại kể lại: Cuối năm em học lớp 8 (14 tuổi) thì tự dung trong người thấy mệt mỏi và hay đau đầu, ăn bao nhiêu vào đều không tiêu, nôn ra hết. Em cố gắng gượng học xong năm lớp 8 rồi gia đình đưa ra bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khám bệnh, tại đây các bác sỹ nói em bị loét dạ dày, cho thuốc uống một thời gian vẫn không thấy khỏi. Sau đó các bác sĩ xét nghiệm rồi nói em bị đau thượng vị, tiếp tục cho uống thuốc nhưng không khỏi.
Lúc này vừa đau nhưng em vẫn cố gắng đến trường đều đặn, học xong lớp 9 rồi thi vào lớp 10. Dù người lúc này đã gầy yếu nhưng vì ham học nên Ý tiếp tục đến lớp cùng chúng bạn. Tuy nhiên vào học lớp 10 được 2 tuần thì Ý nghĩ học do mỗi khi cô giảng bài đầu Ý lại đau như búa bổ. Sau khi nghỉ học, Ý được gia đình tiếp tục đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để chữa trị. Điều trị tại đây một tháng nhưng các bác sĩ vẫn không tìm ra bệnh. Vì gia đình khó khăn, mỗi lần đưa Ý đi khám là gia đình phải vay mượn bà con hàng xóm mới có tiền để đi.
Hai mẹ con bà Lê Thị Tám và Nguyễn Thị Như Ý
Còn bà Tám ngậm ngùi nói trong nước mắt: Nó là út trong nhà, lúc nhỏ thấy nó sáng dạ, học hành chăm chỉ vợ chồng tôi đều vui mừng. Liên tục từ năm lớp 1 đến năm lớp 7 nó đều là học sinh giỏi nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nó lại phát bệnh. Giờ thân hình tàn tạ, sức lực không còn, bác sỹ thì không tìm ra được bệnh. Đến nay nó mới 25 tuổi nhưng nhìn trông như người phụ nữ ngoài 40. Vợ chồng tôi đành nuốt nước mắt vào trong bất lực nhìn con ngày càng khô héo.
Trước Tết, Ý cũng đã nằm điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng gần nửa tháng. Em cho biết, các bác sĩ chỉ biết truyền máu, truyền dịch cho em khỏe rồi cho về vì không thể tìm ra bệnh. Trong giấy ra viện, bác sĩ ghi: Viêm dạ dày, rối loạn dạng cơ thể hóa. Ghi vậy nhưng chữa hoài bệnh cũng không thể khỏi mà cứ tái đi tái lại.
Nguyễn Thị Như Ý với hàng chục giấy khen khi còn đi học
Ý bảo mình thèm ăn lắm mà ăn không thấy ngon vì lưỡi đã mất đi vị giác. Em cũng không thể ăn được mắm muối vì ăn vào là bị đau rát, nhưng khổ nhất là ăn vào cứ bị nôn ra. Uống cũng bị nôn hết ra, không hiểu vì sao. Từ một cô bé học giỏi, nặng 38kg nhưng hiện tại em chỉ còn 24kg.
Bố của Ý, ông Hộ tâm sự: Từ khi nó bệnh đến nay, vợ chồng chúng tôi đã đưa đi khắp các bệnh viện, từ Đa khoa Đà Nẵng đến Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy...từ nội soi dạ dày đến khám phụ khoa đến đo điện não đồ mà cũng không tìm ra bệnh cháu là gì. Nghe ai nói chỗ nào có thầy hay, vợ chồng tôi cũng đưa cháu đến. Giờ thì chịu rồi...
Ông cũng cho biết, khó nhất là các bác sĩ không thể tìm ra bệnh cho Ý nên cơ thể cháu tiều tụy như thế. Hiện mặt và hai chân của Ý bị phù, còn cơ thể thì gầy rạc như cây khô giữa đồng.
Giấy ra viện và số thuốc tây mà chị Ý mới đi nhận về
Dù trong người đang lâm trọng bệnh, không còn khả năng lao động nhưng với mong muốn còn chút sức lực nào thì giúp đỡ cho gia đình để bớt khó khăn có thời gian trừ những ngày mệt mỏi không thể đi được, còn lại mỗi sáng Ý đều đón xe ra các chợ ở Đà Nẵng để lang thang ăn xin. Ai cho được đồng nào hay đồng đó để trang trải cuộc sống khó khăn của gia đình. Cũng có thời gian, Ý đi bán vé số khắp Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng được một thời gian thì sức khỏe không cho phép nên hiện Ý chỉ ở nhà, hết thuốc lại đến bệnh viện khám rồi lấy thuốc về uống tiếp, mọi việc đều nhờ vào mẹ già vì hiện sức khỏe của Ý đã quá yếu.
Tâm sự cùng chúng tôi, bố mẹ của Ý cho biết lúc này mong muốn nhất là có bệnh viện nào đó tìm ra được căn bệnh quái ác của con mình để tiếp tục chữa trị.
Công Bính
Theo Dân trí
Đã xác định được 2 nhóm máu hiếm mới Các nhà khoa học vừa phát hiện 2 loại protein trong tế bào hồng cầu, tạo ra 2 nhóm máu hiếm là Langereis và Junior. "Chỉ 30 protein trước đây được xác định chịu trách nhiệm cho 1 loạt các nhóm máu cơ bản nhưng số lượng mới nhất sẽ là 32", nhà sinh học Bryan Ballif, ĐH Vermont, nói. Ballif và các...