Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1…
Chiều 7.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 1.
Tại tòa, phía bị hại SCB đưa ra 5 yêu cầu để đề nghị HĐXX xem xét sửa bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM vào hồi tháng 4. Thứ nhất, SCB đề nghị tòa chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của SCB đối với lãi phát sinh từ 1.121 khoản vay liên quan đến nhóm bị cáo Lan từ sau ngày 17.10.2022 cho đến khi các bị cáo hoàn thành nghĩa vụ bồi thường.
Thứ hai, về các giao dịch, tài sản đối với Công ty Hồng Phát, SCB đề nghị xem xét công nhận giao dịch thế chấp của công ty này; không buộc SCB hoàn trả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Hồng Phát.
Một loạt những bất động sản liên quan đến vụ án có vị trí vàng tại trung tâm Q.1. ẢNH: NHẬT THỊNH
Đối với nhóm Công ty Tuần Châu, SCB đề nghị tòa xem xét buộc nhóm công ty này có nghĩa vụ hoàn trả cho SCB hơn 6.000 tỉ đồng đã nhận thông qua bị cáo Trương Mỹ Lan và các pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Đồng thời, xem xét chấp thuận giao cho SCB toàn quyền quản lý, xử lý đối với 15 mã tài sản bảo đảm của Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh để khắc phục hậu quả của vụ án.
Đối với Công ty Thành Hiếu, SCB đề nghị tòa xem xét công nhận giao dịch thế chấp bảo đảm của công ty này tại SCB. Không buộc SCB bàn giao hồ sơ dự án Golden Gate cho phía Công ty Phương Trang cho đến khi các công ty vay và Công ty Thành Hiếu hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho SCB.
Thứ ba, SCB đề nghị tòa xem xét sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấm dứt kê biên, phong tỏa và giao cho SCB quản lý, xử lý đối với 3 mã tài sản thuộc 1.121 mã tài sản gồm:số 24 Lê Lợi Q.1, 1 ô tô và 1 mã tài sản là cổ phần của Công ty Thành Hiếu.
Thứ tư, SCB đề nghị tòa sửa bản án sơ thẩm theo hướng làm rõ hơn quyền của ngân hàng này trong việc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cho thi hành đối với hai nghĩa vụ thi hành án độc lập. Cụ thể, nghĩa vụ hoàn trả hơn 673.000 tỉ của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB; nghĩa vụ bàn giao 1.121 mã tài sản cho SCB. Trường hợp bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác không thể thực hiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải xác minh các tài sản khác ngoài phạm vi 1.121 mã tài sản đã giao cho SCB.
Thứ năm, SCB đề nghị tòa xem xét chấp thuận giao dự án 6A cho ngân hàng này được quyền quản lý, xử lý (chuyển nhượng, nhận tiề.n từ việc bán/cho thuê dự án…) nhằm mục đích khắc phục hậu quả thiệt hại của vụ án.
Tòa sơ thẩm buộc bị cáo Lan phải bồi thường cho SCB hơn 673.800 tỉ đồng. ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, tòa phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt chung là t.ử hìn.h.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bị cáo Lan phải bồi thường cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17.10.2022, tương đương hơn 673.800 tỉ đồng.
Tòa giao cho SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.122 mã tài sản đang được thế chấp cho ngân hàng này để đảm bảo cho 1.243 khoản vay, hợp đồng tín dụng còn nghĩa vụ nợ. Tòa đề nghị SCB nếu xử lý tài sản theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ, sau khi xử lý xong thì phần giá trị tài sản còn lại (nếu có) cần phối hợp với cơ quan điều tra để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bị cáo Trương Mỹ Lan. Mục đích là để dùng toàn bộ phần tài sản còn lại để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan.
Vụ Trương Mỹ Lan: Gia đình cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn hiến nhiều đất
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn người bị kết tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD đã kể ra nhiều công sức đóng góp cho cộng đồng như hiến đất xây cầu đường, nuôi con liệt sĩ...
Ngày 7.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm về các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở giai đoạn 1. Các bị cáo kháng cáo xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt.
Tòa tiếp tục làm việc với nhóm các bị cáo trong đoàn thanh tra nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong quá trình thanh tra SCB.
Trương Mỹ Lan 'cương quyết xin lại' tòa nhà Times Square
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), bị tòa phạt tù chung thân do đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu USD để bao che sai phạm tại SCB. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nhàn đã trình bày nhiều tình tiết giảm nhẹ mới để mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt.
Theo bị cáo, mình đã có gần 30 năm làm việc ở Ngân hàng Nhà nước, trong đó có 24 năm làm nghề thanh tra. Trong nhiều năm qua, bị cáo đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, huân chương từ các cơ quan nhà nước.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo cũng đã nộp lại 100% số tiề.n nhận từ bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (51 tuổ.i, Tổng giám đốc SCB) và nộp phạt 100 triệu đồng. Đồng thời, gia đình bị cáo cũng có đóng thêm 500 triệu đồng để góp phần khắc phục hậu quả vụ án.
Ngoài ra, bị cáo Nhàn còn nêu thêm một số tình tiết giảm nhẹ mới khác. Nhiều năm qua, bị cáo đã tiếp nối truyền thống của gia đình, nhận nuôi một em là con của liệt sĩ. Bản thân bị cáo còn có nhiều đóng góp chăm sóc, ổn định cuộc sống cho nạ.n nhâ.n chất độc da cam ở xã Tân Học, tỉnh Thái Bình. Bên cạnh đó, bị cáo còn chủ động kêu gọi, đóng góp xây dựng trường học, nhà ăn, nhà vệ sinh cho trường cấp 1, 2 ở tỉnh này. Gia đình bị cáo cũng đã hiến rất nhiều đất để xây dựng cầu đường trong phong trào nông thôn mới.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II). ẢNH: NHẬT THỊNH
Bản thân bị cáo sau một quá trình dài cống hiến thì hiện nay đã nghỉ hưu, bị cáo mang trong mình nhiều bệnh mãn tính, hiểm nghèo. Hồ sơ bệnh án của bị cáo sẽ được luật sư trình lên HĐXX. Bị cáo xin HĐXX xem xét đến tình tiết, bị cáo sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Chồng bị cáo cũng được đóng góp nhiều bằng khen, huân chương, huy chương.
"Kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho bị cáo hưởng đầy đủ và tối đa sự khoan hồng của pháp luật với mức hình phạt thấp nhất để bị cáo sớm được trở về với gia đình dưỡng bệnh. Bị cáo đã phải trả cái giá quá đắt, dường như đã mất hết tất cả. Vậy nên bị cáo chỉ cầu mong HĐXX cho bị cáo sớm ngày được trở với gia đình", bị cáo Nhàn trình bày.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị tòa phạt tù chung thân do đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu USD để bao che sai phạm tại SCB.
Theo tòa sơ thẩm, quá trình thanh tra, Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra tại SCB. Đồng thời bị cáo chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) đưa 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn. Ngoài ra, phía SCB còn đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra, cao nhất là 390.000 USD.
Từ đó, Đỗ Thị Nhàn che giấu, báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB theo hướng giảm nhẹ, có lợi cho SCB để ngân hàng này không bị đưa vào kiểm soát đặc biệt và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện được tái cơ cấu.
Theo tòa sơ thẩm, hành vi của các bị cáo trong đoàn thanh tra vì vụ lợi đã chỉ đạo, lập báo cáo không trung thực, không đầy đủ, bao che sai phạm của SCB. Việc này dẫn đến không kịp thời ngăn chặn để Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút, sử dụng tiề.n của SCB trái pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân hàng này.
Trong vụ án, ngoại trừ bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị cấp sơ thẩm kết tội nhận hối lộ; còn 16 bị cáo là thành viên trong đoàn cũng nhận tiề.n nhưng bị tòa sơ thẩm kết tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có khung hình phạt thấp hơn tội nhận hối lộ.
Theo đó, trong lần thanh tra đợt 1, bị cáo Đỗ Thị Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới để bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38.000 tỉ đồng; làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của SCB theo hướng có lợi cho ngân hàng này...
Trong đợt thanh tra lần 2, Nhàn chủ động đề xuất cấp trên thay đổi kế hoạch thanh tra nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng...
Ngoài ra, tòa còn hỏi bị cáo Nguyễn Thị Phụng (51 tuổ.i, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị TAND TP.HCM xử phạt 4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại tòa, bị cáo Phụng thừa nhận mình có nhận 20.000 USD và 210 triệu đồng là quà của SCB. Toàn bộ số đó, bị cáo đã nộp lại trước khi khởi tố vụ án.
Bị cáo Phụng nói: "Hình phạt trong bản án sơ thẩm là quá nặng nề. Kính mong HĐXX xem xét cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt xuống dưới 3 năm tù và được hưởng án treo".
Bị cáo Phụng cung cấp một số tình tiết giảm nhẹ mới. Trong quá trình điều tra làm rõ vụ án, bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải trước hành vi phạm tội của mình. Bị cáo là người có thành tích xuất sắc trong công tác làm việc, học tập, chiến đấu. Trong gần 30 năm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, bị cáo chưa bao giờ bị kỷ luật, được tặng nhiều giấy khen, huy chương từ Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng nhiều cơ quan, tổ chức.
Gia đình bị cáo cũng xin hứa sẽ đóng góp một khoản (hiện tại bị cáo chưa rõ cụ thể là bao nhiêu) để góp phần khắc phụ hậu quả vụ án. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, bố đẻ bị cáo được Nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng 3. Chú ruột cũng được tặng huân chương kháng chiến hạng 3 và là thương binh hạng 4/4.
Khi nhắc đến gia đình, bị cáo Phụng nghẹn ngào bật khóc: "Bị cáo giờ chỉ còn mẹ già, cha của bị cáo vừa mới mất cách đây không lâu".
Bị cáo Phụng trình bày thêm, trong quá trình tham gia đoàn thanh tra, bị cáo có vai trò không đáng kể và phạm tội lần đầu. Bị cáo có nhiều bệnh trong người nhưng vì bị tạm giam mà không thể đi khám được.
"Tổng thời gian tạm giam của bị cáo tính đến nay là 20 tháng. Đây là hình phạt quá lớn đối với bị cáo trong suốt quãng đời còn lại. Bị cáo mong được nhận sự khoan hồng của Nhà nước, mong được hưởng án treo để được quay về với gia đình, hòa nhập với xã hội", bị cáo Phụng nói trước tòa.
Vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát: Tranh cãi về thiệt hại của SCB và ai chịu trách nhiệm bồi thường Sáng nay (11.4), TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 84 bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, theo cáo buộc của Viện kiểm sát. Theo diễn biến phiên tòa từ 5.3...