Vũ trụ hình dạng thật sự ra sao?
Các nhà thiên văn học Nhật Bản đã phát triển thuật toán trí thông minh nhân tạo (AI) cho phép loại trừ những thông tin bị nhiễu và từ đó tìm ra hình dạng thật sự của vũ trụ.
Mô phỏng hình dạng của vũ trụ VIỆN TOÁN HỌC THỐNG KÊ NHẬT BẢN
Theo Thuyết tương đối rộng của nhà vật lý Albert Einstein (người Đức), bản thân vũ trụ có thể bị bẻ cong do tác động đến từ khối lượng của chính nó. Vì thế, mật độ của vũ trụ, tức khối lượng mà nó trải rộng theo thể tích, quyết định hình dáng và tương lai của nó.
Do dữ liệu thiên văn hiện bị nhiễu vì nhiều lý do, giới thiên văn học không thể xác nhận được hình dạng thật sự của vũ trụ, theo trang SciTechDaily hôm 4.7.
Video đang HOT
Sử dụng thuật toán AI mới, các chuyên gia của Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản đã loại bỏ thành công những dữ liệu bị nhiễu và dùng công cụ này để xử lý khối lượng dữ liệu của Kính viễn vọng Subaru, hiện đặt trên đỉnh Maunakea thuộc Đảo Lớn của tiểu bang Hawaii (Mỹ).
Ba mô hình về hình dạng vũ trụ NASA / WMAP SCIENCE TEAM
Kết quả thu được cho thấy sự phân bổ khối lượng phù hợp với những mô hình đang được giới khoa học chấp nhận về hình dạng của vũ trụ.
Theo giới khoa học, vũ trụ có thể tồn tại dưới một trong ba dạng: phẳng như một tờ giấy, khép kín như một hình cầu và mở rộng như hình dáng cái yên ngựa.
Và công cụ của các nhà thiên văn học Nhật Bản đã đưa ra kết quả nhất quán với 3 dạng mô hình trên.
Ngôi sao được sinh ra từ thuở hồng hoang của vũ trụ
Ngôi sao khổng lồ đỏ, có lẽ chào đời vào thời điểm vũ trụ khai sinh, đã được tìm thấy cách Trái đất khoảng 16.000 năm ánh sáng, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters .
Một đại diện của sao khổng lồ đỏ ESO
Đội ngũ các nhà thiên văn học do trung tâm nghiên cứu NOIRLab của Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ dẫn đầu đã đặt tên cho ngôi sao đặc biệt trên là SPLUS J210428-004934.
Theo kết quả phân tích hàm lượng hóa học của ngôi sao, các chuyên gia phát hiện nó chứa các nguyên tố chỉ xuất hiện ở thế hệ sao đầu tiên của vũ trụ.
Vì thế, với sự trợ giúp của SPLUS J210428-004934, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm thêm các ngôi sao đồng trang lứa, mà lâu nay vốn tránh khỏi tầm quan sát của nhân loại.
"SPLUS J210428-004934 là dạng sao vô cùng nghèo kim loại, đặc điểm thường thấy ở những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ. Điều này do vũ trụ thuở sơ khai vắng bóng các dạng kim loại nặng, trong khi những ngôi sao sau này tượng hình từ các đám mây của vụ nổ siêu tân tinh, và vì thế có hàm lượng dồi dào các nguyên tố kim loại nặng.
Ngôi sao trên cũng là đối tượng có hàm lượng carbon thấp nhất từng được ghi nhận từ trước đến nay trong quá trình nhân loại khám phá những bí ẩn của vũ trụ.
NASA công bố hình ảnh ngoạn mục về khoảnh khắc "hấp hối" của thiên hà Khoảng khắc về sự lụi tàn của một thiên hà mới đây đã được kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại. Kính viễn vọng Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về khoảnh khắc một thiên hà đang "hấp hối", có tên NGC 1947, từ chòm sao Dorado (Kiếm Ngư). Hơn 200 năm kể từ lần đầu tiên được...