Vũ trụ bao nhiêu tuổi?
Một nhóm các nhà thiên văn học xác nhận vũ trụ của chúng ta được sinh ra cách đây 13,8 tỷ năm.
Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu gồm 140 nhà thiên văn học tới từ 41 tổ chức và 7 quốc gia đã sử dụng phép đo bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) – bức xạ điện từ còn sót lại trong không gian giữa các ngôi sao và các thiên hà, có niên đại khoảng 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang.
Nghiên cứu trên được thực hiện tại kính thiên văn ALMA trải rộng trên toàn Sa Mạc Atacama ở Chile.
CMB từ lâu được coi là lời giải thích quan trọng nhất về cách vũ trụ bắt đầu phát triển.
Vũ trụ được sinh ra cách đây 13,8 tỷ năm. (Ảnh: UT)
Các tính toán của nhóm nghiên cứu phù hợp với ước tính được thực hiện vào năm 2015 dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Planck của Cơ quan không gian châu Âu (ESA).
“Giờ đây, chúng ta đã tìm ra câu trả lời được cả Planck và ACT cùng đồng thuận. Nó nói lên thực tế rằng những phép đo khó khăn này là đáng tin cậy”, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo IBT Times, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu một phần của không gian có đường kính 20 tỷ năm ánh sáng và các biến thể ánh sáng phát ra khoảng 380.000 năm sau Vụ nổ Big Bang.
Kết quả là hình ảnh của một vũ trụ có tuổi đời 13,8 tỷ năm.
“Tuổi của vũ trụ cho thấy vũ trụ đang mở rộng ra nhanh như thế nào”, các nhà nghiên cứu cho hay.
Neelima Sehgal, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết ông và các cộng sự đang cố gắng khôi phục hình ảnh sơ khai của vũ trụ, loại bỏ sự hao mòn về thời gian và không gian làm biến dạng hình ảnh.
“Chỉ bằng cách quan sát hình ảnh sơ khai hoặc hình ảnh vũ trụ sắc nét hơn này, chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ hơn về cách vũ trụ của chúng ta được sinh ra”, Sehgal nói.
Những ngôi sao kỳ lạ trong vũ trụ
Vũ trụ đầy rẫy những vật thể bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá.
Video đang HOT
Hàng năm, chúng ta lại bắt gặp những ngôi sao mới mà một phần trong số đó làm thay đổi quan điểm của chúng ta về sao. Dưới đây là một số ngôi sao kỳ lạ, được biết đến trong thờ
Vũ trụ đầy rẫy những vật thể bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá. Hàng năm, chúng ta lại bắt gặp những ngôi sao mới mà một phần trong số đó làm thay đổi quan điểm của chúng ta về sao.
Dưới đây là một số ngôi sao kỳ lạ, được biết đến trong thời gian qua.
Sao sơ sinh
Ngôi sao Swift J18180 - 1607 được phát hiện vào ngày 12/3/2020 và là một trong những vật thể non trẻ nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết đến. Thông thường, các ngôi sao có tuổi đời hàng tỷ năm, cho nên những ngôi sao trẻ là khá hiếm hoi.
Ước tính tuổi đời của Swift J18180-1607 mới khoảng 240 năm. Đây là ngôi sao từ - tức là ngôi sao có từ trường rất mạnh. Swift J18180-1607 nặng hơn Mặt trời khoảng 2 lần.
Ngôi sao Swift J18180-1607.
Ngôi sao "già hơn vũ trụ"
Ngôi sao HD 140283 trở thành câu đố khoa học, khi mọi mô hình và tính toán đều cho thấy, tuổi của nó là khoảng 14,5 tỷ năm. Vấn đề là ở chỗ, tuổi của vũ trụ được ước tính là 13,8 tỷ năm. Như vậy, sao HD 140283 phải xuất hiện trước Vụ nổ Lớn!
Ở đây, cần phải đặt giả thiết là có sai số và công nhận ngôi sao HD 140283 hình thành ngay sau khi vũ trụ ra đời. Các nhà khoa học chỉ ra hàm lượng sắt rất thấp trong ngôi sao và coi đó là một nét đặc trưng của nó. Điều đó có nghĩa là trong thực tế, ngôi sao phải xuất hiện khi sắt còn rất hiếm trong vũ trụ.
Sao khổng lồ
Những ngôi sao thật sự là những vật thể khổng lồ, nhưng cũng rất khác nhau về nhiều đặc điểm, trong đó có tuổi đời. Kỷ lục gia về kích thước là ngôi sao siêu khổng lồ UY Scuti, có khả năng chứa được... 5 tỷ ngôi sao như Mặt trời của chúng ta!
Đường kính của UY Scuti là khoảng 1.700 lần lớn hơn Mặt trời. Đây là ngôi sao lớn nhất từ trước tới nay mà các nhà thiên văn học biết đến. Sao UY Scuti nằm trong chòm sao Scutum (chòm sao Thuẫn Bài), cách chúng ta khoảng 5.100 năm ánh sáng.
Ngôi sao có kích thước hành tinh
Các ngôi sao thường là các thiên cầu khí khổng lồ, tuy nhiên điều thú vị là ngay trong Hệ Mặt trời có một vài ngôi sao có kích thước tương đương hành tinh.
Sao EBLM J0555-57Ab là vật thể được quan sát vào năm 2017. Mặc dù kích thước nhỏ, nhưng sao EBLM J0555-57Ab rất nặng: Khối lượng của nó bằng 85 lần khối lượng sao Mộc (khối lượng sao Mộc: 1,9x10^27 kg). Sao EBLM J0555-57 Ab là một thành phần của hệ thống 3 ngôi sao, ở cách Trái đất khoảng 600 năm ánh sáng.
Sao trong sao
Vào năm 1976, hai nhà vật lý Kip Thorne và Anna Zytkow đề xuất mô hình thuần túy lý thuyết về hệ thống 2 ngôi sao: Sao neutron ở trung tâm, bị sao lùn đỏ "nuốt chửng". Sao lùn đỏ trở thành vỏ bên ngoài của sao neutron.
Đối với người quan sát, hệ thống như vậy chỉ trông như một ngôi sao đỏ khổng lồ. Vật thể Thorn-Zytkow chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên. các nhà thiên văn học đã phát hiện cặp sao đầu tiên có đặc điểm và cách hành xử phù hợp với mô hình Thorn-Zytkow. Đó là hệ thống "sao trong sao" HV 2112, nằm trong Đám mây Magellana Nhỏ.
Ngôi sao có đuôi
Sao có đuôi.
Mira Ceti là hệ thống sao kép - bao gồm hai ngôi sao: Sao Mira Ceti A là sao đỏ khổng lồ ở giai đoạn cuối cuộc đời; còn sao Mira Ceti B đã "chết" và trở thành sao lùn, quay xung quanh ngôi sao Mira Ceti A còn "sống", hút vật chất từ ngôi sao này.
Hệ thống sao Mira Ceti di chuyển với tốc độ 130 km/s và để lại phía sau một cái đuôi dài màu tím, bao gồm oxy và carbon. Theo ước tính, cái đuôi này có chiều dài lên tới 13 năm ánh sáng!
Ngôi sao "hung hãn"
Vega (sao Chức nữ) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên cầm và sao sáng thứ năm trên bầu trời đêm. Sao Chức nữ ở cách chúng ta khoảng 30 năm ánh sáng. Vấn đề là ở chỗ, xét về khía cạnh độ lớn và khoảng cách, thì sao Chức nữ quá sáng!
Hóa ra, các quá trình trên sao Chức nữ diễn ra nhanh hơn và dữ dội hơn so với các ngôi sao cùng loại. Bản thân hình dạng ngôi sao cũng khác thường: Hình bầu dục, chứ không phải hình cầu.
Ngôi sao với thành phần bí ẩn
Vào năm 1961, nhà vật lý thiên văn Ba Lan Antoni Przybylski phát hiện ngôi sao HD 101065 với thành phần khác thường. Sao HD 101065 tự quay rất chậm - mất 188 năm mới xong một vòng quay quanh trục chính.
Lý do có thể là thành phần khác thường của ngôi sao: Nó chứa rất ít các nguyên tố như sắt hay niken, và đặc biệt chứa nhiều nguyên tố nặng như plutonium, uranium... (thông thường, những nguyên tố nặng này là rất hiếm trong các ngôi sao khác).
Nụ hôn của các ngôi sao
Hai ngôi sao trong hệ sao kép có thể quay gần nhau như thế nào? Rất gần! Gần đến mức chúng chạm vào nhau. Hiện tượng này diễn ra, chẳng hạn, với hệ thống sao kép tiếp xúc VFTS 352. Tổng khối lượng hệ sao VFTS 352 bằng khoảng 57 lần khối lượng Mặt trời.
"Cuộc khiêu vũ" của hai ngôi sao trong hệ sao kép này sẽ kết thúc như thế nào? Có hai kịch bản khả dĩ. Kịch bản thứ nhất: Hai ngôi sao liên kết với nhau và tạo thành một ngôi sao lớn hơn. Kịch bản thứ hai: Các ngôi sao bùng nổ, khởi đầu cho sự hình thành một lỗ đen không lớn.
Ngôi sao của người ngoài hành tinh?
Sao của người ngoài hành tinh?
Các nhà khoa học rất ít khi giải thích một hiện tượng thiên văn bằng "hoạt động của người ngoài hành tinh". Tuy nhiên, đối với trường hợp ngôi sao KIC 8462852 thì đây là cách giải thích có vẻ hợp lý nhất. Số là, chưa có ngôi sao nào có sự sụt giảm độ sáng tới 20%.
Trong trường hợp các hành tinh đi ngang qua phía trước ngôi sao, độ sánh chỉ sụt giảm khoảng 1%. Do vậy, xuất hiện giả thuyết cho rằng có thể có cấu trúc "nhân tạo" nào đó, quay xung quanh ngôi sao KIC 8462852 và lấy năng lượng cần thiết để duy trì nền văn minh.
Một cách giải thích khác nói rằng có một dải khí và đá vũ trụ khổng lồ di chuyển và làm giảm độ sáng từ phía nhìn thấy của sao KIC 8462852.
Ngôi sao rời bỏ thiên hà
Ngôi sao có ký hiệu HE 0437-5439 HST là ngôi sao di chuyển với tốc độ cao. Trước đây, nó đã từng nằm trong trường hấp dẫn rất mạnh của lỗ đen Sagittarius A ở trung tâm Dải Ngân hà; tuy nhiên, bằng cách nào đó, nó không vượt qua chân trời sự kiện.
Ngôi sao di chuyển với vận tốc lớn đến mức hiện nay nó không còn liên kết về hấp dẫn với thiên hà của chúng ta nữa. Nó đang rời bỏ Dải Ngân hà với vận tốc khoảng 2,6 triệu km/h.
Thiên hà vòng lửa hồng khổng lồ tạo sao cực nhanh Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một thiên hà khổng lồ, với vành đai hình thành sao ra đời cách đây khoảng 10,8 tỷ năm trước. Được đặt tên là R5519, thiên hà vòng đặc biệt này được phát hiện trong cuộc tìm kiếm có hệ thống các thiên hà xoắn ốc cực kỳ xa trong Cuộc Khảo sát tiến...