Vũ trụ ảo metaverse đứng trước nguy cơ thoái trào?
Từng được coi là một cuộc cách mạng về công nghệ, vũ trụ ảo hay metaverse đang dần mờ nhạt chỉ sau một thời gian ngắn.
Giấc mơ biến công ty mạng xã hội Facebook thành vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg có thể kết thúc đột ngột, nếu ông không thể khiến mọi người hào hứng trở lại với thuật ngữ mới này. Theo Cointelegraph, dữ liệu từ xu hướng kết quả tìm kiếm cho thấy sự quan tâm đến metaverse đã giảm mạnh kể từ đầu năm nay.
Metaverse được biết đến như một không gian mà thế giới vật lý và kỹ thuật số kết hợp với nhau. Đó là nơi mỗi nhân vật đại diện (avatar) của mọi người tương tác qua lại trong không gian ảo như ngoài đời thực.
Trong quý IV/2021, Zuckerberg khiến cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào thuật ngữ metaverse khi ông quyết định chuyển trọng tâm từ các ứng dụng mạng xã hội sang một thế giới hoàn toàn mới, nơi mọi người không chỉ có thể giao tiếp mà còn có thể làm việc và giải trí. Ông cũng đổi tên Facebook thành Meta để thể hiện quyết tâm của mình.
Sự thay đổi lớn của một “gã khổng lồ” công nghệ đủ để lôi kéo sự hứng thú của mọi người. Thực tế, theo thống kê từ Google Trends, trong nửa đầu năm 2021, mức độ quan tâm của công chúng đến metaverse khá thấp nhưng bật tăng mạnh khi Zuckerberg công bố tham vọng với vũ trụ ảo. Đáng ngạc nhiên là sự quan tâm đến từ bên ngoài nước Mỹ, cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu rồi đến Trung Quốc và Singapore.
Mỹ chỉ đứng thứ 9 trong các xu hướng tìm kiếm do Google phân tích, xếp sau Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và nhỉnh hơn một chút so với Nigeria.
Điều này khá đáng lo ngại đối với Meta, công ty không chỉ rót hàng chục tỷ USD vào metaverse trong hai quý vừa qua mà còn đã mở cửa thế giới ảo cho khách hàng ở Mỹ và Canada. Ngay cả khi tiềm năng đầu tư của metaverse tiếp tục tăng, sự quan tâm đang dần nguội lạnh.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau thông báo của Meta, mức độ quan tâm đối với vũ trụ ảo đã giảm đáng kể. Dù một số người cho rằng, đây là tác động của vòng xoáy tin tức, xu hướng giảm không chỉ diễn ra trên toàn cầu mà còn tại Mỹ, nơi rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục công bố kế hoạch tiến vào metaverse.
Video đang HOT
Khi nhìn vào dữ liệu Google Trends tại Mỹ, có thể thấy sự quan tâm chỉ bằng 1/5 so với đỉnh năm 2021, càng củng cố sự thật rằng, người Mỹ xem metaverse như một lời phóng đại.
Điều này cũng ảnh hưởng đến các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Trên thực tế, NFT đã vượt qua tiền điện tử trong các tìm kiếm toàn cầu vào năm ngoái, trong khi OpenSea, một thị trường NFT đạt khối lượng giao dịch cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay. Từ đó trở đi, sự quan tâm đến NFT cũng giảm xuống, còn chưa đến 1/3 so với thời kỳ đỉnh cao của nó.
Năm 2022, bạn có thể làm gì trong vũ trụ ảo metaverse?
Thời gian gần đây, nhiều ông lớn đang ra sức đổ tiền cho metaverse - khái niệm ám chỉ một vũ trụ tập hợp nhiều thế giới ảo khác nhau.
Metaverse mở ra vô vàn tiềm năng giải trí, kinh doanh...
Nhưng metaverse không chỉ góp phần tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn đem đến cho người dùng cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ.
Xây nhà, khám phá và vui chơi
Phòng trưng bày tranh trong thế giới ảo
Các game thủ có lẽ không còn xa lạ với việc "sống" trong thế giới ảo qua những game như Minecraft, Roblox, cho đến Decentraland hay The Sandbox. Qua những game này, người chơi có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như xây nhà, du lịch, mua sắm, đến khu trò chơi, gặp gỡ bạn bè và tham dự những lễ hội âm nhạc. Nhưng nếu những game trước đây chỉ là những thế giới ảo khép kín, thì metaverse hướng đến một vũ trụ game thống nhất, khi đó người chơi Decentraland có thể tự do trao đổi vật phẩm với các game thủ của The Sandbox mà không gặp bất kỳ rào cản nào.
Làm việc
Horizon Workroom của Meta
Theo Forbes, đi làm trong metaverse là một ý tưởng thoạt nghe khá lạ lùng nhưng có thể trở thành xu hướng mới trong tương lai. Khi hình thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến, nhân viên văn phòng sẽ không cần phải di chuyển nhiều mà vẫn có thể gặp gỡ đồng nghiệp trong một văn phòng ảo được tạo sẵn. Với tham vọng dẫn đầu xu hướng làm việc trên metaverse, công ty Meta của CEO Mark Zuckerberg hiện đang giới thiệu dịch vụ Horizon Workroom, sử dụng kính Oculus để tham gia các phòng họp ảo. Nhờ công nghệ dò vị trí ảo (virtual tracking technology), bạn có thể mang cả bàn làm việc và bàn phím ngoài đời thật vào vị trí tương thích trên văn phòng ảo.
Học tập
Học tập trong môi trường 3D
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hình thức học trực tuyến, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy, trao đổi, làm bài tập qua các phần mềm gọi video như Zoom, Google Meet mà không cần đến lớp. Nhưng hình thức gọi video có nhược điểm là chưa mang lại trải nghiệm học tập trực quan cho học sinh, dễ dẫn đến tình trạng xao nhãng trong những giờ học online. Phòng học ảo trên metaverse có thể khắc phục nhược điểm này nhờ kết hợp với công nghệ VR cho phép tương tác với các vật thể ảo nhằm nâng cao trải nghiệm của học sinh và giúp giảng viên truyền đạt ý tưởng dễ dàng hơn. Nhiều trường ở Mỹ, chẳng hạn Học viện Optima bang Florida vừa thông báo ý định thành lập trường học ảo vào đầu năm nay, trang bị kính Oculus cho học sinh và tạo điều kiện cho các em tự chọn các khóa học tham quan các địa điểm có sẵn trên metaverse như ghé thăm Nhà Trắng trong tiết lịch sử, hoặc khám phá các hành tinh 3D trong tiết thiên văn.
Kết hôn, sinh nhật, tiệc tùng... trên metaverse
Nhiều chuyên gia nhận định metaverse sẽ là cơ hội cho ngành tổ chức sự kiện vực dậy sau thời gian dài lao đao vì chịu tác động của dịch bệnh. Trang Skywell Software phân tích, một doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện trên metaverse sẽ không bị giới hạn về không gian và số lượng người tham gia, như Epic Games từng tổ chức buổi hòa nhạc cho phép hàng triệu người đến xem rapper Travis Scott biểu diễn trực tiếp ngay trong game Fortnite.
Một cặp đôi Ấn Độ làm đám cưới trên metaverse
Mặt khác, những người tham gia metaverse cũng có thể tổ chức các sự kiện quy mô nhỏ cho riêng mình như kết hôn, sinh nhật và thiết kế không gian theo sở thích cá nhân mà không phải lo về chi phí. Chẳng hạn, nếu có ý định chủ trì hội nghị thiên văn học, bạn có thể mạnh dạn chọn địa điểm là... mặt trăng hay một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời. Còn muốn tổ chức họp fan Harry Potter? Bạn có thể "book" ngay nơi tổ chức là ngôi trường Hogwarts tọa lạc trên... metaverse.
Đầu tư vào đất ảo, NFT
Một khu đất ảo
Nhắc đến metaverse, ta không thể bỏ qua tiềm năng hái ra tiền khổng lồ của vũ trụ ảo với đủ loại hình đầu tư như bất động sản số, tiền mã hóa, NFT... Không ít người quyết định tham gia metaverse để sở hữu những mảnh đất, vật phẩm "ảo" nhưng mang lại giá trị "thật". Chính vì thế mà có những công ty bất động sản như Metaverse Property, chuyên cung cấp cho người dùng dịch vụ tư vấn mua đất trong những nền tảng thực tế ảo. Bên cạnh đó, các game play-to-earn (chơi để kiếm tiền) chạy trên blockchain đang được xem là một phần của metaverse, như game The Sandbox có hẳn loại "tiền tệ" riêng gọi là SAND token, người chơi kiếm token bằng cách sở hữu, săn lùng các vật phẩm như đất đai, nhà cửa... hoặc tự tạo ra vật phẩm bằng phần mềm VoxEdit để đăng bán trên khu chợ số.
Facebook giảm lợi nhuận, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Lợi nhuận quý IV của Meta sụt giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cổ phiếu Facebook "bốc hơi" 23% trong một giờ vì phản ứng của thị trường. Rạng sáng 3/2, Meta, công ty mẹ Facebook công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, trong đó ghi nhận khoản sụt giảm 8% lợi nhuận. Ngay lập tức, giá cổ phiếu...