Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh như vậy
Sau Đại hội Đảng 12, đặc biệt sau hội nghị TƯ 4, những vụ án lớn được đưa ra như vụ Trịnh Xuân Thanh, tập đoàn Dầu khí và mới đây nhất là kỷ luật một loạt cán bộ. Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh và kết quả nhiều như vậy.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an cho rằng, cùng với vụ Trịnh Xuân Thanh, vừa rồi UB Kiểm tra TƯ kỷ luật một loạt cán bộ thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, của cấp cao nhất của Đảng từ Tổng bí thư đến Bộ Chính trị. Chính điều này củng cố lòng tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Ông cho rằng, tham nhũng không phải sau 1 đêm mới có mà đã có 30-40 năm nay rồi, ít ra từ thời kỳ đổi mới 1986 và chúng ta cũng có gần 100 nghị quyết TƯ đụng đến tham nhũng và tha hóa. QH cũng có nghị quyết, Chính phủ có chương trình hành động về việc này.
“Chúng ta đã làm được nhiều việc nhưng rõ ràng nhất là sau Đại hội 12, quyết tâm này thể hiện rõ hơn nhiều. Chỉ trong vòng 1 năm đã xử lý hàng chục cán bộ cấp cao liên quan vụ Formosa, Trịnh Xuân Thanh, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và một loạt vụ khác như Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa… Tôi thấy cách làm như thế thể hiện sự nghiêm túc, nghiêm minh của Đảng”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Theo ông, cán bộ, đảng viên rất yên tâm, vui mừng trước quyết tâm chính trị của Đảng bằng mọi cách khắc phục, đẩy lùi tham nhũng, quan liêu, tha hóa và việc này được thực hiện có kết quả.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Lê Anh Dũng
“Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh và kết quả nhiều như vậy”, Tướng Cương khẳng định.
Còn sơ hở để nhiều người trốn bằng đường chữa bệnh
Nói về câu hỏi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng mới đây: “Nên chăng cần biện pháp chống hiện tượng sắp xử lại trốn ra nước ngoài, cứ chuẩn bị đưa ra tòa lại cáo ốm, huyết áp cao, rồi bệnh nọ bệnh kia, trì hoãn”, Tướng Cương cho rằng đó là thực tiễn có thật.
Trong 3 năm vừa qua, nhiều vụ án có những người chuẩn bị đưa ra xét xử thì vào viện. Có ốm thật, có ốm giả.
Yêu cầu của Tổng bí thư là đúng. Tổng bí thư nêu vấn đề và đặt vấn đề trước thực tế như vậy thì xử lý kiểu gì? Có lẽ cơ quan quản lý nhà nước phải tính khi ai bị khởi tố thì dứt khoát không cho ra nước ngoài, phải có biện pháp giám sát.
Vừa rồi chúng ta sơ hở quá, rất nhiều người trốn chạy bằng con đường đi chữa bệnh. Nhưng cũng không riêng gì ta mà Trung Quốc cũng vậy, 5.000 cán bộ trung cao cấp chạy ra nước ngoài có tội, trong 3 năm trở lại đây có khoảng 2.000 đầu thú chạy về.
Tổng bí thư nêu ra điều này là đặt ra hàng loạt vấn đề cho các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp phải có biện pháp khắc phục.
Video đang HOT
Thứ nhất, phải giám sát những người có vấn đề bị khởi tố. Thứ 2, cơ quan y tế phải khách quan, người ta khai đau ốm thì phải tổ chức hội đồng y khoa thẩm định.
Tự thực tiễn vừa qua, buộc lòng các cơ quan phải xem lại hoạt động của mình, kể cả bổ sung luật pháp, tổ chức lực lượng.
Nút thắt quan trọng được cởi bỏ
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng từ trước đến nay chúng ta có quy định và đã có thực hiện về công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt là đối với tội phạm trốn đi nước ngoài.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Phạm Hải
Tuy nhiên sau vụ Trịnh Xuân Thanh, có thể nói cũng có những sơ hở nhất định trong công tác quản lý cán bộ.
“Đã thấy có những dấu hiệu như thế thì đáng lẽ các cơ quan phải quản lý chặt chẽ hơn nhưng chúng ta lại chưa làm được việc này. Cần phải rút kinh nghiệm”, ĐB Nhưỡng lưu ý.
Nói về quy trình tố tụng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng trước đây có liên quan đến vấn đề truy nã, và bây giờ liên quan đến vấn đề đầu thú.
“Về khía cạnh luật pháp, đầu thú là một trong những quy trình đã được luật tố tụng quy định rồi. Bây giờ người ta sẽ tiếp nhận việc đầu thú này để thực hiện quá trình điều tra theo đúng quy định của luật tố tụng. Và việc đầu thú được tính như một tình tiết giảm nhẹ theo quy định của luật tố tụng”, ĐB Nhưỡng nói.
Ông cho rằng với sự xuất hiện của Trịnh Xuân Thanh, nút thắt quan trọng nhất trong vụ án này sẽ được cởi bỏ.
“Việc đầu thú có thể sẽ là một trong những cơ sở để tháo gỡ một số các nút thắt liên quan đến quá trình điều tra cũng như bản chất vụ việc”, ĐB Nhưỡng nói.
Theo P.V (VNN)
Điều gì đang chờ đợi Trịnh Xuân Thanh?
Ngày 31.7, Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, ở Tây Hồ, Hà Nội) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú. Vậy điều gì đang chờ đợi con người này
Trước đó, ngày 15.3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án lừa đảo xảy ra tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Trong phần tuyên án, thẩm phán - chủ toạ phiên toà Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Nguyễn Ngọc Sinh - nguyên Tổng GĐ Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), Đào Duy Phong - nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do), Lê Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó Tổng GĐ kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Thái Kiều Hương - Phó Tổng GĐ Công ty cổ phần đầu tư Vietsan về tội Tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.
Theo tài liệu tố tụng, Công ty CP Dịch vụ xuyên Thái Bình Dương được thành lập vào năm 2007, dựa trên 5 cổ đông sáng lập, trong đó Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVP Land) sở hữu 50,5% tổng số cổ phần.
Đến năm 2009, Công ty xuyên Thái Bình Dương được cấp phép xây dựng dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza, tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Do dự án này gặp một số khó khăn nên PVP Land có chủ trương thoái vốn tại Công ty xuyên Thái Bình Dương.
Lúc này PVP Land cần tìm người để nhượng lại cổ phần. Thông qua sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Lê Hòa Bình (SN 1954, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5) tìm gặp lãnh đạo PVP Land đặt vấn đề mua lại toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp này tại Công ty xuyên Thái Bình Dương.
Đào Duy Phong (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) đã chỉ đạo cấp dưới bán hơn 12 triệu cổ phiếu cho phía ông Bình với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế cũng như nghị quyết của HĐQT công ty này ấn định.
Việc bán cổ phiếu đã giúp Phong rút ruột được 10 tỷ đồng, chiếm hưởng cá nhân.
Trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land với giá thấp hơn để hưởng chênh lệch, Đào Duy Phong khai, ông ta nhận được ý kiến chỉ đạo từ Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), là cấp trên của Phong.
Theo lời khai của Phong, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bán giá cao, nhưng thể hiện trong hợp đồng thấp hơn vài giá để chia nhau phần chênh lệch. Phong đã thông báo lại cho cấp dưới để triển khai thực hiện.
Điều 278 BLHS. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo T.Nhung (VNN)
Nhân vật "bí ẩn" trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố Trong phiên xử phúc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội vụ án lừa đảo tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thẩm phán - chủ tọa phiên toà Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng...