Vụ trẻ mầm non nhập viện ở Phú Thọ: Thêm 4 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận thêm 4 người bệnh ở xã Thúy Liễu với các biểu hiện sốt cao, nôn, đi ngoài nghi ngộ độc thực phẩm…
Như đã đưa tin, bắt đầu từ ngày 14/9, một số học sinh của trường mầm non Thụy Liễu đã phải đến Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê để điều trị, cấp cứu. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), chiều 19/9, có thêm 4 bệnh nhân ở xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê phải nhập viện sau khi có biểu hiện sốt cao, nôn, đi ngoài. Theo chuẩn đoán ban đầu, các nạn nhân bị rối loạn tiêu hóa nghi ngộ độc thực phẩm.
Các bé được nhập viện điều trị sau khi có triệu chứng đau bụng, nôn, sốt…
Trẻ mầm non nhập viện điều trị nghi ngộ độc.
Sau khi được chăm sóc và điều trị, đến nay đã có 55 trường hợp bệnh nhi được ổn định và xuất viện. Kết quả các mẫu xét nghiệm mẫu nôn, mẫu phân của các bệnh nhi; mẫu canh đỗ xanh, chè đỗ đen của Trường mầm non Thụy Liễu đã phát hiện vi khuẩn E.coli.
Trao đổi với báo chí vài ngày trước đó, ông Nguyễn Tân Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT Cẩm Khê cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Phòng đã đến trường động viên thầy cô, đến viện động viên các phụ huynh để họ yên tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Đồng thời khẳng định, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ được Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Khê mà các cấp đều quan tâm. Tuy nhiên vấn đề thực phẩm thì nhiều khi không thể chủ động được.
Trước sự việc nghiêm trọng trên, Sở Y tế Phú Thọ đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện cấp cứu, chăm sóc điều trị các bệnh nhi đang nằm điều trị tại Trung tâm. Đội ngũ y tế thôn bản rà soát, động viên gia đình có trẻ bị sốt cao, nôn đang tự chăm sóc tại nhà đến Trung tâm để được điều trị kịp thời.
UBND huyện Cẩm Khê chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đã kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể Trường mầm non Thụy Liễu và đơn vị cung cấp thực phẩm bán trú cho nhà trường đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, động viên các gia đình yên tâm, phối hợp tốt với cơ sở y tế trong việc điều trị cho bệnh nhi.
Video đang HOT
X.Hinh
Theo petrotimes
11 sai lầm nấu ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm
Những sai lầm khi nấu ăn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thực phẩm và nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng dầu ăn sai cách: Việc chiên rán ngập dầu sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa cho cơ thể. Đặc biệt, chiên ngập dầu làm tăng lượng cholesterol, là nguyên nhân chính gây tăng cân. Ngoài ra, việc dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất béo bão hòa có thể gây ung thư.
Nấu rau chín quá kỹ: Sai lầm nấu ăn này làm giảm lượng chất dinh dưỡng trong rau và không tốt cho sức khỏe. Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc.
Nấu xong không ăn ngay: Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ bị vi khuẩn, mầm bệnh tấn công gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hâm lại thức ăn nhiều lần: Nhiều người vẫn thường tiếc thức ăn thừa nên hâm đi hâm lại đồ ăn mà không biết rằng việc đó có thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Việc hâm lại thức ăn nhiều lần làm biến đổi các chất trong thực phẩm, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi...
Thêm nhiều muối: Việc thêm muối vào món ăn sẽ làm tăng hương vị món ăn. Muối có chứa natri và clorua giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng nhiều muối vì nếu bạn lạm dụng, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cắt rau trước khi rửa: Thói quen sai lầm khi chế biến rau này khiến vitamin có trong rau dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, việc cắt, rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến lượng vitamin này bị thất thoát khá lớn trong quá trình bốc hơi nước.
Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần: Rau xanh sau khi nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
Nếm thức ăn để kiểm tra đã hỏng chưa: Bạn không thể nếm, nhìn thấy hoặc ngửi được mùi của các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc nếm dù chỉ một chút thức ăn bị ôi thiu cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Để đồ ăn đã nấu chín lẫn với thịt sống: Sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và chín có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm.
Rã đông thực phẩm bằng nước nóng: Việc rã đông thực phẩm bằng cách để trong bồn rửa hoặc ngâm trong nước nóng có thể làm lây lan mầm bệnh có hại. Thay vào đó, hãy rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh, nước lạnh hoặc trong lò vi sóng.
Lưu trữ rau xanh quá lâu: Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
An toàn vệ sinh thực phẩm trường học: Nỗi lo không của riêng ai Thực phẩm bẩn xâm nhập vào bữa ăn bán trú của trẻ nhỏ đang trở thành "vấn nạn" khiến cộng đồng bức xúc và lo sợ. Đã có những vụ việc hàng trăm trẻ em phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm. Việc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề cấp...