Vụ tranh giành quyền nuôi con gái 7 tuổi: Người mẹ được cho là phóng hỏa, tự đập đầu khi đến thăm con lên tiếng
Trao đổi với chúng tôi, bà N.T.H cho biết trong khoảng 3 năm nay, bà rất ít được tiếp xúc với con gái, đồng thời bà còn cho biết bé 7 tuổi không được bố cho đi học, viết tên mình không rành.
Liên quan đến vụ việc tranh giành quyền nuôi con là bé T. (7 tuổi) giữa bà N.T.H và ông H.H.N (ngụ Bình Thạnh), ngày 9/11 trao đổi với chúng tôi, bà H. cho biết từ khi ly hôn với ông N. (khoảng 3 năm trước đến nay), bà rất ít được gặp bé T. (7 tuổi, con gái chung của bà và ông N.) vì bị ông N. tìm cách cản trở.
Theo lời kể của bà H., lần cuối cùng bà được gặp con gái là khoảng tháng 2/2018, trước đó số lần gặp giữa bà và bé T. rất ít, bà H. cũng không được dẫn bé ra ngoài để đi chơi.
“Những lần tôi đến thăm con thì đều có sự xuất hiện của ông N., ông N. ngồi kế bên, tôi không được phép dẫn con gái đi chơi. Một lần hiếm hoi tôi đến thăm bé, ông N. đi toilet nên bé T. nói có bí mật nói cho tôi nghe nhưng phải hứa không được nói cho ông N. Bé nói con yêu mẹ, mẹ không được nói bố sẽ la con”, bà H. kể lại.
Bà H. cho biết bà nghi ngờ ông N. không cho bé T. đi học, không cho bà biết bé T. đang học ở trường nào và dù 7 tuổi nhưng bé T. không viết rõ tên của mình.
Văn bản nhận định của toà án do bà H. cung cấp, trong đó có nhắc tới việc bà H. tố cáo ông N. cản trở bà trong việc thăm con.
Liên quan đến vụ việc tranh giành quyền nuôi con là bé T. (7 tuổi) giữa bà N.T.H và ông H.H.N (ngụ Bình Thạnh), ngày 9/11 trao đổi với chúng tôi, bà H. cho biết từ khi ly hôn với ông N. (khoảng 3 năm trước đến nay), bà rất ít được gặp bé T. (7 tuổi, con gái chung của bà và ông N.) vì bị ông N. tìm cách cản trở.
Theo lời kể của bà H., lần cuối cùng bà được gặp con gái là khoảng tháng 2/2018, trước đó số lần gặp giữa bà và bé T. rất ít, bà H. cũng không được dẫn bé ra ngoài để đi chơi.
“Những lần tôi đến thăm con thì đều có sự xuất hiện của ông N., ông N. ngồi kế bên, tôi không được phép dẫn con gái đi chơi. Một lần hiếm hoi tôi đến thăm bé, ông N. đi toilet nên bé T. nói có bí mật nói cho tôi nghe nhưng phải hứa không được nói cho ông N. Bé nói con yêu mẹ, mẹ không được nói bố sẽ la con”, bà H. kể lại.
Bà H. cho biết bà nghi ngờ ông N. không cho bé T. đi học, không cho bà biết bé T. đang học ở trường nào và dù 7 tuổi nhưng bé T. không viết rõ tên của mình.
Văn bản nhận định của toà án do bà H. cung cấp, trong đó có nhắc tới việc bà H. tố cáo ông N. cản trở bà trong việc thăm con.
Video đang HOT
“Tôi không có ý định tranh giành quyền nuôi con, tôi chỉ muốn con gái tôi được đi học đàng hoàng, được sự chăm sóc của cả bố lẫn mẹ, được sống trong môi trường an toàn, hưởng đầy đủ quyền lợi của trẻ. Từ ngày 5/3/2016 trước khi ly hôn, ông N. dẫn bé T. đi ra khỏi địa phương và không cho tôi gặp con, điều này chính quyền địa phương có biên bản ghi nhận”, bà H. nói.
Ngoài ra, bà H. cũng cho biết hiện bà đủ khả năng để nuôi bé T., việc bà đang mang bầu bé thứ 3 và nuôi bé 17 tháng tuổi (không phải con chung với ông T.) không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc tốt cho bé T. Đồng thời, bà H. cho biết những hình ảnh, clip bà vứt đồ, phóng hỏa nhà của gia đình ông N. liên quan đến việc tranh chấp tài sản chứ không thuộc việc tranh giành quyền nuôi con.
Bà H. cho biết những hình ảnh, clip bà vứt đồ, phóng hỏa nhà của gia đình ông N. (do phía bên ông N. cung cấp) liên quan đến việc tranh chấp tài sản chứ không thuộc việc tranh giành quyền nuôi con.
Bà H. cho rằng việc ông N. nói bé T. sợ hãi khi gặp mẹ, không muốn tiếp xúc với bà cần phải có bác sĩ tâm lý trò chuyện với bé. “Bé cần phải được bác sĩ tâm lý khám, nói chuyện với bé để biết lý do sao không muốn gặp mẹ. Ông N. nói tôi bị thần kinh, tôi sẵn sàng đi giám định nếu như TAND có yêu cầu. Tôi cũng yêu cầu tòa thay đổi thẩm phán trong kỳ phúc thẩm sắp tới”, bà H. trình bày.
Đơn yêu cầu giám định tâm thần bà H. do ông N. gửi.
Trong khi đó, ông N. cho biết hiện tại bé T. đang theo học tại một trường quốc tế hàng đầu ở TP.HCM. Việc bà H. nói ông không cho con gái đi học là sai sự thật. “Tôi cũng đã cung cấp các chứng cứ về cuộc sống, sinh hoạt và học tập của bé T. cho tòa, bé đang phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần”, ông N. nói.
Ông N. cho biết ông luôn khuyến khích bé T. tiếp xúc với mẹ chứ chưa bao giờ không cho, ngăn cản bé T. gặp mẹ. Nhưng việc bé T. có muốn tiếp xúc hay không đó là quyền của bé, ông tôn trọng ý kiến của con bởi bé T. sợ hãi và không muốn nhắc đến mẹ.
“Mặc dù bà H. liên tục khủng bố gia đình tôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tôi chăm sóc, nuôi dưỡng bé T., gây chấn thương tâm lý cho bé nhưng tôi vẫn cố gắng khuyến khích bé tạo tình cảm với mẹ”, ông N. chia sẻ.
“Tôi mong muốn tòa cấp phúc thẩm sẽ bác đơn khởi kiện của bà H., đồng thời chấp thuận yêu cầu phản tố của tôi”, ông N. nói.
Như trước đó chúng tôi đã đưa tin, ông H.H.N cho biết ông rất bức xúc khi TAND quận Bình Thạnh trao quyền nuôi con cho bà H. tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 12/3/2018 dù các chứng cứ của bà H. cung cấp hoàn toàn sai sự thật, thiếu khách quan. Ông N. cũng đã gửi đơn nhờ Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM để giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho bé T.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà H. cho rằng ông N. và gia đình chồng không cho bà thăm bé T., cản trở quyền làm mẹ của bà, nhiều lần có hành động đánh đập khiến bà bị thương tích khi đến thăm con gái. Nhưng theo ông N., lời bà H. nói là bịa đặt bởi bà H. có hành vi phóng hỏa, đốt nhà và gây rối nơi bố mẹ ông, có cả bé T. đang sinh sống khi đến thăm con.
Ông N. cũng cho biết bé T. không muốn tiếp xúc với mẹ, có nguyện vọng sống với bố và sợ hãi khi nhắc đến mẹ của mình. Việc tòa sơ thẩm chỉ căn cứ vào việc bé T. là con gái nên giao cho mẹ chăm sóc, ông cho rằng đây là một bản án thiếu khách quan nên mong cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giữ nguyên thỏa thuận việc nuôi cháu T. cho ông chăm sóc, nuôi dưỡng để mang đến điều tốt nhất cho bé T.
theo Trí thức trẻ
Miệng nói thương con dâu như con gái, nhưng cách hành xử 'nhất bên trọng nhất bên khinh' của mẹ chồng lại khiến tôi chạnh lòng
Bà mẹ chồng nào cũng nói thương con dâu như con gái, nhưng làm được điều đó lại chẳng có mấy người...
Ngày đi làm dâu, Phương cũng nghĩ sẽ yêu thương mẹ chồng như mẹ đẻ. Bởi vì chồng cô là con trai một trong nhà, dưới anh chỉ có một em gái. Cô em gái cũng đã lấy chồng và đi làm dâu nên có thể cho là nhà chồng Phương thuộc dạng neo người.
Vì thương chồng và tự tin vào khả năng hòa nhập của mình nên Phương chẳng ngại ngần khi chồng đề cập tới chuyện sau khi cưới sẽ về sống chung với bố mẹ anh. Phương nghĩ, dù sao sau này hai vợ chồng trẻ sinh con cũng cần bàn tay chăm sóc, đỡ đần của mẹ chồng, nên nếu có thể chung sống hoà thuận với ông bà sẽ tốt hơn, cháu được chăm bởi bà cũng còn hơn là được chăm bởi người lạ.
Nghĩ vậy, Phương hết mực nghe lời mẹ chồng, cũng biết điều lo lắng chu toàn cơm nước. Thi thoảng khi có đồng ra đồng vào, cô cũng hay bàn với chồng mua biếu mẹ chồng quà nọ quà kia cho bà phấn khởi.
Mẹ chồng Phương không thuộc dạng cay nghiệt, nhưng bà cũng không vồn vã với con dâu như Phương mong đợi. Bà ở cùng con dâu nhưng lúc nào cũng giữ khoảng cách nhất định, nói chuyện cũng chỉ thích nói thông qua chồng Phương, chẳng mấy khi chủ động chuyện trò với cô.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù nhiều lần cảm thấy hai mẹ con hơi xa cách, nhưng Phương vẫn cố tạo thiện cảm để mong mọi chuyện sẽ đi lên theo chiều hướng tốt hơn. Cô nghĩ, âu thì cũng là người dưng trước khi về chung một nhà, chỉ cần cô thành tâm chắc bà sẽ hiểu.
Nhưng mọi chuyện có vẻ tệ hơn kể từ khi cô em chồng thường xuyên lui tới nhà Phương ở. Cứ mỗi khi cô em chồng đến, mẹ chồng Phương lại lích kích mua nào gà, nào chim để hầm thuốc bắc cho con gái ăn. Chiều Phương đi làm về bụng cũng đã đói meo, ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt từ nồi gà hầm mà lại tủi thân cho phận làm dâu con của mình.
Con gái nhà người ta thì người ta cưng hơn trứng mỏng, còn phận làm dâu như Phương đến câu đãi bôi đầu môi cũng không có. Nhưng Phương biết thân biết phận, cũng chỉ dám tự tủi hờn vậy thôi chứ không hé răng nửa lời.
Đỉnh điểm có lẽ phải là cái trận Phương ốm sốt 40 độ, đi làm về mệt nên cáo ốm lên trên phòng nằm. Hôm ấy nhà chồng Phương lại tụ tập ăn uống nhân dịp cô em chồng sang chơi. Mọi người lích kích chuẩn bị ba mâm cơm ngon lành, cũng có gọi Phương xuống ăn nhưng mẹ chồng ngăn vội: "Thôi kệ nó, đau ốm không ăn được thì thôi. Mọi người cứ ăn trước đi!"
Nằm trên lầu nghe mẹ chồng nói câu lạnh tanh ấy, Phương lại chảy nước mắt khi nghĩ tới bố mẹ mình. Đúng là không ai thương mình hơn bố mẹ ruột, ở nhà bố mẹ cũng luôn muốn dành miếng ngon, miếng bổ dưỡng cho mình. Chứ còn đi làm dâu thì mấy ai quan tâm?
(Ảnh minh họa)
Những tưởng bi kịch cũng chỉ có thế, nhưng sáng hôm sau khi ốm dậy, người Phương vẫn còn hầm hập nóng, bước xuống nhà cố đi làm thì cô thấy bát đũa la liệt ở bồn rửa. Quá hoảng hồn trước đống chiến trường ngổn ngang, Phương nhìn chồng rơm rớm nước mắt. Chồng cũng hiểu nổi khổ tâm của cô, chỉ vỗ vai nhẹ an ủi vợ và hỏi mẹ:
"Mẹ, sao hôm qua ăn xong không bảo cái Linh nó dọn xong rồi hãy về? Ai lại bừa bộn ra thế này!"
"Thôi ai lại bắt nó dọn, để nó ăn xong còn về sớm không nhà chồng nó mong. Còn cái Phương nay dậy sớm mà, ù tí là xong chứ mấy. Lại cứ nằm õng ẹo tới trưa trời trưa trật mới dậy thì chả bừa cả nhà."
Từng câu từng chữ của mẹ chồng Phương như cứa vào trái tim đang rướm máu của cô. Cô nghĩ sao ngày xưa bà từng nói sẽ thương cô như thương con gái trong nhà, vậy mà giờ đây lại khác xa một trời một vực vậy?
Là con gái bà thì bà mong về chơi nhiều ngày, ở lại lâu, cho ăn nhiều món, thậm chí ăn xong còn không cần phải dọn. Còn là con dâu thì ăn uống gì, sống chết mặc bay, kể cả có ốm vẫn nai lưng ra làm cho đúng phận vợ hiền dâu thảo?
Nước mắt Phương lăn dài, cô không biết mình còn có thể chịu đựng cảnh phân biệt đối xử này bao lâu nữa...
Theo Afamily
Lời nguyền nào khiến cô gái cứ yêu là lại gặp bóng của người cũ? Người cũ, đúng là một cái gì đó không bao giờ người đến sau muốn nhắc tới. Nhưng khi người cũ cứ hiện hữu như một rào cản trong tình yêu hiện tại thì quả thực người đến sau không bao giờ có thể chấp nhận được. Tâm quê ở Yên Bái, năm nay cô bước sang tuổi hai mươi sáu. Cô tốt...