Vụ tranh chấp đất kéo dài gần 40 năm
Vì bản án hai cấp tòa tại Tiền Giang chưa thỏa đáng, ông Huỳnh Thanh Nghiêm (SN 1952, ngụ TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã có đơn gửi nhiều cơ quan chức năng, đề nghị thủ tục giám đốc thẩm.
Được cấp đất từ năm 1985
Ông Nghiêm là bị đơn trong vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất, đòi tài sản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) xảy ra tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Giang.
Theo hồ sơ vụ việc, sinh thời, cụ Nguyễn Thị Mai tạo lập 2 thửa đất gồm thửa 1697 có diện tích hơn 2.700m2 và thửa 1698 có diện tích 284m2 tại ấp Bình Quới, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (hiện nay đã nhập chung lại thành thửa 168, diện tích hơn 2.700m2). Đất của cụ Mai đã được Nhà nước công nhận tại sổ mục kê 299 và sổ đăng ký ruộng đất.
Năm 1984, thửa đất trên bị UBND xã Bình Phú tịch thu với lý do sang bán trái phép. Năm 1985, UBND xã Bình Phú giao phần đất trên cho ông Nghiêm quản lý, sử dụng. Từ khi bị lấy đất, ông Phạm Việt Hùng (con trai cụ Mai) cùng với mẹ đã khiếu nại nhiều nơi để đòi đất. Năm 1995, ông Hùng mất. Năm 2004, cụ Mai mất. Sau đó, các con, cháu thuộc hàng thừa kế của cụ Mai tiếp tục khiếu kiện đòi lại hai thửa đất trên.
Năm 2010, UBND huyện Cai Lậy chuyển vụ việc cho TAND huyện Cai Lậy để giải quyết. Các nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu ông Nghiêm trả lại thửa đất 168 nói trên.
Video đang HOT
Khu đất tranh chấp của ông Nghiêm
Theo trình bày của ông Nghiêm, khu đất khi nhận là đất ruộng. Trong quá trình sử dụng, ông đã cải tạo, đổ đất, cát và trồng cây trên đất. Quá trình sử dụng đất đã đóng thuế đầy đủ và đăng ký kê khai vào “danh sách hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐ tại UBND xã Bình Phú năm 2004″. Do đất bị tranh chấp nên từ đó đến nay chưa được cấp giấy tờ. Ông Nghiêm không đồng ý trả lại đất và yêu cầu công nhận phần đất là thuộc quyền sử dụng của ông. Bên cạnh đó, ông Nghiêm có yêu cầu phản tố khác, vì cho rằng thửa đất do UBND xã Bình Phú cấp cho ông từ năm 1985, nếu con cháu cụ Mai muốn đòi lại thì phải khởi kiện UBND xã Bình Phú.
Hành trình “đáo tụng đình”
Bản án sơ thẩm (lần 2) số 261/2023 của TAND huyện Cai Lậy cho rằng, việc UBND xã Bình Phú thu hồi và giao đất cho ông Nghiêm từ năm 1985 là có thật. Ông Nghiêm đã quản lý sử dụng, đóng thuế đất. Tuy nhiên, nguồn gốc đất là của cụ Mai nên để bảo đảm công bằng và bảo vệ quyền lợi thỏa đáng cho các bên, Hội đồng xét xử công nhận cho mỗi bên được quyền sử dụng 1/2 phần đất trên. Từ đó, bản án sơ thẩm đã tuyên xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: công nhận các nguyên đơn được quyền sử dụng hơn 1.300m2; ông Nghiêm được quyền sử dụng hơn 1.300m2 đất trong tổng số diện tích tại khu đất trên. Các đương sự sau đó đã kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 289/2024, TAND tỉnh Tiền Giang cho rằng, việc UBND xã Bình Phú cưỡng chế thu hồi đất của cụ Mai với lý do con cụ sang bán cho người khác là trái quy định. Trong khi đó, đất do cụ Mai đứng tên. Bên cạnh đó, UBND xã Bình Phú thu hồi và giao đất cũng không có giấy tờ, không đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật lúc bấy giờ. Do đó, bản án dân sự phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn và tuyên xử họ được quyền sử dụng đối với phần đất hơn 2.700m2 tại thửa 168; không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nghiêm đòi lại đất.
Không đồng ý với phán quyết trên, ông Nghiêm có đơn gửi Viện Kiểm sát nhân dân (Viện KSND) Cấp cao đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với hai bản án trên. Mới đây, Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã nhận đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm số 261/2023 của TAND huyện Cai Lậy và bản án dân sự phúc thẩm số 289/2024 của TAND tỉnh Tiền Giang.
Liên quan vụ án này, trước đó, ngày 25/11/2021, TAND Cấp cao tại TPHCM đã có quyết định giám đốc thẩm với nội dung chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại TPHCM, hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm (lần 1) năm 2019 và năm 2020 của TAND huyện Cai Lậy và TAND tỉnh Tiền Giang về giải quyết vụ tranh chấp nêu trên. Theo quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại TPHCM, có căn cứ xác định việc UBND xã Bình Phú có giao đất cho ông Nghiêm là có thật, mặc dù vào thời điểm đó việc thu hồi đất và giao đất không đúng trình tự, thủ tục nhưng không trái quy định pháp luật.
Cần ghi nhận công lao của người sử dụng đất
Việc cụ Mai có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hồ sơ 299 đối với phần đất tranh chấp chỉ là để Nhà nước quản lý việc sử dụng đất trong nhân dân, không phải là căn cứ thuyết phục và không chứng minh được việc thực tế gia đình nguyên đơn có quản lý, sử dụng phần đất này hay không. Bởi lẽ, ngoài việc đăng ký tên trong sổ ruộng đất thì nguyên đơn không hề cung cấp được bất kỳ tài liệu, chứng cứ gì về quá trình quản lý, sử dụng đất (không có xác nhận về việc sử dụng đất, không có biên lai đóng thuế, nguyên đơn không có tài sản trên đất, thực tế không quản lý sử dụng đất từ khi đăng ký vào sổ mục kê…).
UBND xã Bình Phú đã xác nhận cụ Mai và gia đình trong quá trình sử dụng đất có vi phạm về pháp luật đất đai nên bị chính quyền thu hồi. Theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai tại giai đoạn này (quyết định số 201/CP năm 1980) thì, người sử dụng đất kê khai đăng ký chính xác về diện tích đất sử dụng, sau đó UBND xã thực hiện kiểm tra việc đăng ký và xác nhận là người kê khai có quản lý, sử dụng đất hợp pháp hay không thì mới có căn cứ để được công nhận quyền sử dụng đất.
Đối với bị đơn Nghiêm, tại báo cáo số 02/2006 của UBND huyện Cai Lậy có nội dung: “Trước đây, UBND xã Bình Phú giao đất cho ông Nghiêm không có giấy tờ gì và việc điều đất thời điểm 1980 – 1984 hầu hết các xã đều không có giấy tờ gì cả (vì đây là chủ trương)”. Vậy nên, việc ông Nghiêm được giao đất năm 1985 nhưng không có giấy tờ về việc giao đất không phải là lỗi của cá nhân mà là chính sách về quản lý đất đai của địa phương tại thời điểm này chưa quy định cụ thể, rõ ràng, thống nhất giữa các cơ quan quản lý.
Ông Nghiêm được giao đất thuộc trường hợp Nhà nước thực hiện chính sách đất đai, nên các nguyên đơn không có quyền đòi lại đất căn cứ theo hướng dẫn tại công văn số 169/2002/KHXX của TAND Tối cao “về đường lối giải quyết các khiếu kiện, các tranh chấp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng”.
Bên cạnh đó, bị đơn là người chiếm hữu diện tích đất liên tục, có thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Do đó, cần công nhận diện tích đất và tải sản trên đất cho ông Nghiêm. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, buộc ông Nghiêm giao trả đất là không đúng quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai.
Khởi tố chủ xây dựng vụ sập nhà kho sầu riêng làm 2 người bị thương
Ngày 5/6, Công an huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Bảo Linh (SN 1991, ngụ xã Long Tiên, huyện Cai Lậy) để điều tra về hành vi vi phạm quy định trong xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Sự cố xảy ra tại công trình xây dựng nhà kho sầu riêng của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Trường Thịnh Phát tại xã Tam Bình (huyện Cai Lậy).
Theo kết quả điều tra ban đầu, chiều 7/11/2023, tại công trình đang xây dựng nhà kho bất ngờ bị sập. Các trụ, khung thép bị đổ ngã hoàn toàn xuống mặt đất. Sự cố khiến 2 người bị thương, 1 xe ôtô và 3 xe máy bị hư hỏng.
Công trình đang thi công có kích thước ngang khoảng 38m, dài 40m, thiết kế khung (trụ cột, kèo) đều bằng thép.
Công trình xây dựng trái phép, chưa hoàn chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng quy định, thiết kế công trình xây dựng chưa đạt yếu tố kỹ thuật... Công trình nói trên do Linh đứng ra xây dựng nhưng không có giấy phép hành nghề
Tòa Tối cao khẳng định người cha không đồng phạm sát hại bé gái 8 tuổi Tòa tối cao cho rằng, cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án đối với Nguyễn Kim Trung Thái về tội "Hành hạ người khác" và tội "Che giấu tội phạm" là có căn cứ và khẳng định người cha không đồng phạm sát hại bé gái 8 tuổi. TAND Tối cao vừa có thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc...