Vụ TMV Cát Tường: Chắc chắn sẽ tìm được thi thể nếu…
Ngày 3/12, Công an Hà Nội, các nhà khoa học đến từ Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam cùng các thợ lặn đã phối hợp tìm kiếm nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường…
Chiều 3/12, theo Báo GTVT tại khúc sông đoạn dưới chân cầu Thanh Trì, Hà Nội, Phòng Cảnh sát hình sự Công an HN đang cùng đội thợ lặn trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long tiếp tục triển khai việc tìm kiếm thi thể chị Huyền – nạn nhân vụ Cát Tường bằng phương pháp mới.
Thợ lặn đeo 20kg chì để lặn sâu tìm kiếm nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường
Để đạt được độ sâu cần thiết, mỗi thợ lặn đeo chì nặng tới 20 kg. Họ chăm chú, cần mẫn với công việc của mình. Công việc không phải ai cũng làm được và đòi hỏi một độ dẻo dai đặc biệt.
Dù đây đã là lần thứ 2 tìm kiếm nạn nhân trên sông nhưng họ vẫn hết sức chăm chú và cẩn trọng. Cố gắng không để sót bất kỳ thứ gì bất thường dưới lòng sông.
Trao đổi với PV, một thợ lặn khẳng định chắc chắn sẽ tìm được nếu thi thể nạn nhân được bọc trong nilong. Chỉ sợ không còn túi bao bọc nữa, lại chìm sâu dưới cát thì khó tìm thấy.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Túc – Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường, thành viên của đoàn các nhà khoa học đến từ Hiệp hội Khoa học kỹ thuật VN, phương án này đã tìm ra nhiều người chết đuối. Sự tin tưởng của ông Túc, Giáo sư Bằng cũng truyền sang các thành viên của đoàn tìm kiếm. Tất cả lại hồi hộp dõi theo những người thợ lặn.
Trao đổi với PV, ông Túc cho biết, chính phương pháp đang được áp dụng tại đây đã tìm ra xe khách bị trôi tại Hà Tĩnh. Lần đó phải mất 3 ngày mới tìm thấy. Thậm chí, có những thi thể bị bồi lấp sâu đến 2 mét cát cũng được máy chỉ dẫn tìm được, như vụ một thanh niên nhảy cầu tự tử ở Vĩnh Phúc.
Dẫn lời Bác sĩ Phạm Việt Hải, phó khoa Giải phẫu, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tờ Chất lượng Việt Nam phân tích, trong trường hợp khi tìm thấy xác nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường có nhiều vết cắt thì vẫn có thể xác định được đâu là vết mổ đâu là do bị dị vật cắt khi bị ném xuống sông.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường
Theo Bác sỹ Hải, khi đó, các chuyên gia giải phẫu bệnh sẽ cắt hai phần mô của cơ thể và tiến hành các thủ thuật sẽ xác định và phân biệt được. Khi tìm thấy được nạn nhân thì có thể căn cứ vào những dị vật của sông, nước của sông hoặc giải phẫu ốc tai xem có dị vật (nước) hay không để xác định nạn nhân chết trước khi bị ném xuống sông hay còn sống.
Đặc biệt là trong dạ dày và ruột non. Nếu có những dị vật của sông (cát, sỏi, bùn, nước…) trong dạ dày, ruột non thì chứng tỏ nạn nhân vẫn còn sống trước khi bị ném xuống sông. Còn nếu không có thì có thể khẳng định nạn nhân đã chết khi bị xém xuống, vì lúc này, nạn nhân đã ngưng thở”.
Trưởng khoa giải phẫu bệnh – Pháp y, Bệnh viện Việt Đức Phạm Kim Bình, chia sẻ: Thực chất, với mỗi bác sỹ, không cần có kiến thức chuyên ngành pháp y cũng hiểu rằng 40 ngày ngâm nước, thi thể sẽ bị rữa ra hết. Rồi khi phần mềm bị phân hủy, chỉ còn phần cứng là xương sẽ tự rơi rụng mỗi nơi một chút. Những ngày mới xuống nước, kể cả thi thế có bị trương hoặc bắt đầu phân hủy, với pháp y trung ương hoặc pháp y quân đội, họ có đủ thiết bị và phương pháp để tìm ra tình trạng nạn nhân trước khi tử vong, tử vong trước hay sau khi xuống nước, nguyên nhân tử vong… Từ đó có thể định tội của Tường một cách chính xác. Nhưng nếu đã bị phân hủy hết, tôi e là khó có thể tìm kiếm được thêm thông tin gì!
Ông Bình phân tích thêm: “Ví dụ như trong trường hợp tử vong do sốc phản vệ, hoặc do quá trình hút, bơm mỡ, tất cả những chứng cứ này chỉ có thể tìm thấy trên phần mềm như da thịt, nội tạng. Tìm thấy xương sẽ phục vụ được việc có bị hành hung trước khi tử vong không, nhưng xương bị thất lạc, tìm được phần này thì thiếu phần kia, nên khả năng nhận được câu trả lời cũng là rất khó.
Trong trường hợp này, nếu Tường bọc kín nạn nhân như trong túi nilon, bao tải… thì dù có phân hủy phần mềm, thì xương cũng không bị thất thoát, tìm được xương sẽ là điều may mắn, bên pháp y sẽ có nhiều thông tin để điều tra hơn. Còn nếu không được bọc trong túi, xương thất thoát, thì đó quả thực là điều bất hạnh cho gia đình nạn nhân.
Bác sỹ Bình cũng nhấn mạnh: “Pháp y Việt Nam, pháp y quân đội rất giỏi, họ có rất nhiều biện pháp chuyên sâu, cũng như máy móc trang thiết bị, nếu tìm thấy thi thể nạn nhân, hoặc xương, có thể sẽ có biện pháp nào đó, dù hi vọng không cao. Do đó, gia đình và phía điều tra chắc chắn sẽ không thôi nỗ lực tìm kiếm. Dù không giúp ích được gì cho pháp y, nhưng chỉ tìm thấy một chút nào đó của nạn nhân, sẽ là liều thuốc tốt nhất xoa dịu nỗi đau của gia đình họ”
Khó tìm ra nguyên nhân
Phóng viên đã trao đổi với Bác sỹ Nguyễn Bá Kinh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật giải phẫu:
Với 1 xác chết thông thường ném xuống sông, theo Bác sỹ thì phải mất bao lâu mới nổi lên?
Chỉ trong vòng 2-3 ngày thì các nội tạng đã phải phình hơi lên rồi.
Trong suốt thời gian làm nghề của mình, BS đã từng chứng kiến có trường hợp nào bác sỹ lấy lục phủ ngũ tạng rồi ném xuống sông thì xác sẽ lâu nổi hơn?
Tôi nghĩ rằng trong trường hợp của Nguyễn Mạnh Tường sẽ không đủ thời gian để kịp làm động tác đấy bởi hiện trường sẽ rất khó xóa dấu vết.
Nếu thực hiện hành vi đó sẽ mất rất nhiều thời gian. Một mình anh ta làm sẽ khó. Nếu có 2 người thì sẽ dễ lộ thêm. Bí mật mà đã đến người thứ 2, thứ 3 rồi thì sẽ rất khó. Tức là trong trường hợp này đối với tính mạng con người thì người ta về mặt tâm linh khi xúc phạm tự dưng người ta nghĩ đến thì họ sẽ không thể làm được.
Nếu muốn để xác chìm xuống lâu hơn, ở Việt Nam đã có thuốc hay loại hóa chất nào tiêm vào giúp cho việc này diễn ra chưa thưa Bác sỹ?
Cái phân hủy xác cũng giống như muốn nấu 1 nồi cơm không thể trong vòng 1-2 phút là chín được. Phải có thời gian nhanh chậm. Với trường hợp phân hủy 1 con người không thể nhanh thế được trừ trường hợp gì đặc biệt để thiêu hủy.
Xin cảm ơn ông
Theo (Chất lượng Việt Nam/ Giao thông Vận tải)
Tốt đẹp thì ngành nào cũng muốn ôm...
Từ các vụ việc nổi cộm trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời gian gần đây, các đại biểu HĐND cho rằng hễ tốt đẹp thì ngành nào cũng muốn ôm nhưng xấu thì ai cũng muốn đẩy cho xa.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam - Ảnh: Thái Sơn
Chiều 2.12, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội thủ đô năm 2013, các đại biểu HĐND đã đề cập đến nhiều vụ việc cụ thể, để qua đó làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan.
Đề cập đến vụ việc thẩm mỹ Cát Tường gây chết người ở quận Hai Bà Trưng và 2 em bé bị tử vong liên quan đến cơ sở y tế tư nhân ở huyện Thường Tín (Hà Nội) mới đây, đại biểu Đặng Văn Chính (Chánh thanh tra Bộ Y tế) cho rằng cả hai cơ sở này đều không có giấy phép hành nghề, vẫn hoạt động nhưng không được cơ quan chức năng nào phát hiện, 'tuýt còi' vì trên dưới... không thông. Theo đó, các cơ sở này được cấp quận, huyện cấp giấy phép hoạt động nhưng lĩnh vực y tế là hoạt động có điều kiện, thanh tra không cấp nên không biết các cơ sở này.
Theo ông Chính, hiện cả thành phố có tới 6.000 cơ sở y dược tư nhân nhưng lực lượng thanh tra chỉ có 14 người, do vậy ông Chính đề nghị nên phân cấp trách nhiệm cho các quận, huyện, phường, xã để gánh bớt việc cho thanh tra.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (quận Hai Bà Trưng) cho rằng vụ cháy ở Zone 9 làm chết 6 người mới đây được coi là bài học xương máu về an toàn lao động nhưng mổ xẻ trách nhiệm ra thì không đơn giản.
"Thành phố Hà Nội thu hồi của Xí nghiệp kinh doanh Dược phẩm Trung ương 2 về rồi định giao triển khai dự án nhưng chưa triển khai mà để cho một doanh nghiệp đứng ra khai thác kinh doanh một tổ hợp ở đây. Các hình thức kinh doanh ở đây lại vắng bóng cơ quan chức năng quản lý...", ông Nam nói.
Ông Nam cũng dẫn thêm sự vụ khác, liên ngành đi kiểm tra 51 điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện kinh doanh nhưng sau đó chỉ đình chỉ 10 cây xăng, còn lại cho hoạt động vì đã... củng cố đủ điều kiện.
"Tôi đi tiếp xúc cử tri ở quận Hai Bà Trưng thấy người dân bức xúc về cây xăng ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Hỏi thì bảo là khi nào hoạch định giao thông đường Nguyễn Đình Chiểu thì chúng tôi giải tán cây xăng này. Vậy, từ giờ cho đến khi hoạch định mà đã quy hoạch thì mất 5-10 năm mà xảy ra cháy nổ, chết người thì ai chịu trách nhiệm?", ông Nam lên tiếng.
Cũng theo ông Nam, mối quan hệ giữa cơ quan cấp phép hành nghề và cơ quan quản lý nhà nước ở các hoạt động kinh doanh nhạy cảm như vũ trường, bar, kinh doanh xăng dầu... rất bất cập
"Khi mọi thứ an toàn tốt đẹp thì ai cũng muốn ôm vào mình nhưng khi xảy ra sự vụ liên quan trách nhiệm thì ai cũng đẩy cho xa, cuối cùng chẳng quy được trách nhiệm của ai cả", ông Nam bức xúc.
Theo TNO
Hành trình tìm thi thể chị Huyền Hơn 1 tháng qua, ngoài việc "quần thảo" khắp sông Hồng, gia đình chị Huyền cũng tìm kiếm theo lời nhà ngoại cảm, chỉ dẫn của bức thư lạ, người báo mộng...với hy vọng đưa được nạn nhân về với gia đình. Việc kiếm tìm này rất vất vả với những tình tiết ly kỳ nhưng hiện tại kết quả vẫn chưa như...