Vụ “Tinh luyện dầu ăn bằng chất tẩy rửa”: Phạt nặng cơ sở vi phạm
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) vừa gửi công văn đề nghị công an các địa phương kiểm tra, ngăn chặn không để tình trạng cơ sở tinh luyện dầu ăn dùng xút công nghiệp để tinh luyện dầu, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra cơ sở Thái Thành – Ảnh: Hoài Nam
Trước đó, qua nhiều tháng, PV Thanh Niên thâm nhập điều tra một số cơ sở dùng xút công nghiệp để tinh luyện dầu dừa. Ngày 5.10.2011, PV phối hợp với Phòng 6 (C49B) kiểm tra cơ sở tinh luyện dầu Thái Thành (879/56/18 hương lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP.HCM).
Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác tạm giữ 1,5 tấn xút công nghiệp mà cơ sở này dùng để tinh luyện dầu dừa. Chủ cơ sở là ông Lý Vinh Ký và các công nhân đều thừa nhận và ký vào biên bản đã dùng xút công nghiệp để tinh luyện dầu dừa trong thời gian dài, sau đó đóng thành can 30 lít đi giao cho khách hàng bằng xe ô tô.
Dù có đủ chứng cứ, nhưng việc xử lý thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Q.Bình Tân nên Phòng 6 – C49B đã chuyển toàn bộ hồ sơ đến UBND Q.Bình Tân đề nghị xử lý cơ sở Thái Thành theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
UBND Q.Bình Tân đã xử phạt cơ sở Thái Thành hơn 17 triệu đồng với các lỗi: sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguyên liệu không phải là thực phẩm, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cho hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng vào thực phẩm; kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu phụ gia thực phẩm ở môi trường không đảm bảo vệ sinh; sản xuất thực phẩm được lưu hành trên thị trường nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như đã công bố.
Bên cạnh hình thức phạt tiền, cơ sở Thái Thành còn phải chịu một số hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả: buộc ngưng hoạt động; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; bị tịch thu 1,5 tấn xút bột. Cơ sở Thái Thành cũng phải thu hồi các sản phẩm dầu dừa tinh luyện không đạt điều kiện đã bán ra thị trường.
Theo Thanh Niên
Phòng và chữa thế nào?
Cho đến nay, dù khoa học có những bước phát triển đáng kể trên nhiều lĩnh vực nhưng căn nguyên chính xác gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được đưa ra. Chính vì vậy, dường như các biện pháp điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh này chỉ dừng lại ở việc làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, người mắc bệnh tổ đỉa không nên quá lo lắng về những biểu hiện khi rầm rộ khi thoái lui của bệnh vì bệnh không lây truyền và có thể ngăn ngừa quá trình tăng nặng.
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa cho đến nay chưa được xác định một cách chắc chắn bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gọi là rất phức tạp. Ở những bệnh nhân tổ đỉa người ta thường thấy có liên quan đến tiếp xúc với hóa chất trong công việc hằng ngày và tiếp xúc thường xuyên.
Tại vị trí của tổ đỉa, thường do tiếp xúc với xăng, dầu, các loại xà phòng, chất tẩy rửa (xà phòng giặt, xà phòng tắm, kem rửa mặt,...), nhựa, cao su (giày, dép, thắt lưng...), đặc biệt bệnh tổ đỉa thường gặp ở người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, viêm mũi dị ứng, nhất là cơ địa dị ứng của da... Người ta cũng hay gặp bệnh tổ đỉa ở những bệnh nhân có rối loạn thần kinh giao cảm, biểu hiện như ra mồ hôi ở gan bàn tay, gan bàn chân. Yếu tố môi trường cũng được đề cập tới như khói (khói thuốc, khói bếp).
Người ta cũng đã gặp những bệnh nhân tổ đỉa do da bị nhiễm khuẩn như mắc bệnh do nấm kẽ, đặc biệt là nhiễm khuẩn da do loại tụ cầu vàng (S. aureus). Một số loại thức ăn như tôm, cua, ốc khi người có cơ địa dị ứng ăn vào cũng có thể là những yếu tố làm xuất hiện hoặc tăng nặng bệnh tổ đỉa. Nói tóm lại, bệnh tổ đỉa có liên quan đến rất nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài trên một cơ thể có tình trạng da đặc biệt dễ bị dị ứng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm khuẩn da trong bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa tăng nặng ở những người tăng tiết mồ hôi
Bệnh tổ đỉa thường xảy ra từng đợt có khi không điều trị gì cũng tự khỏi rồi một thời gian lại xuất hiện. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện ngứa hoặc rát. Ngứa là một dấu hiệu (triệu chứng rất điển hình). Bệnh nhân cũng có thể có hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở vùng da sẽ bị bệnh hoặc tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân. Sau đó xuất hiện mụn nước. Mụn nước của bệnh tổ đỉa có màu trắng trong, kích thước của mụn nước không lớn vào khoảng trên dưới 1mm.
Đặc điểm của mụn nước là nằm sâu trong da, mật độ chắc, rất khó tự vỡ. Ít khi chỉ có một mụn mà có thể tập trung nhiều mụn nước kết tụ lại ở một vùng da làm cho da gồ lên nhìn hoặc sờ vào sẽ thấy rõ. Vị trí hay gặp nhất là ở lòng bàn tay, nhất là rìa ngón tay. Cũng có thể gặp ở lòng bàn chân, rìa các ngón chân nhưng tỷ lệ thấp hơn ở bàn tay, ngón tay. Mụn nước sẽ khô dần để lại vùng da dày sừng có màu vàng hơi đục và sẽ bong da. Mụn nước tổ đỉa ít khi tự vỡ vì chúng ở sâu trong da trừ khi chích, bóp, nặn.
Khi có các động tác này thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu da vùng đó không sạch. Khi tổ đỉa nhiễm khuẩn thì mụn tổ đỉa sẽ sưng, đỏ, có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, hạch vùng gần tổ đỉa (nách) hoặc bẹn có thể sưng lên, đau. Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hay tái phát và việc điều trị khỏi hẳn cũng gặp không ít khó khăn. Bệnh tổ đỉa cũng không lây cho người khác, không có biến chứng gì nguy hiểm cho tính mạng người bệnh trừ khi bị bội nhiễm.
Không nên quá lo lắng khi bị bệnh tổ đỉa
Khi bị bệnh tổ đỉa không nên bi quan cho rằng bệnh tổ đỉa không chữa được nhưng cũng không nên dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể xác định được nguyên nhân. Khi biết nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu có liên quan đến hóa chất như xăng, dầu, xà phòng, nhựa, cao su, da (giày, thắt lưng) nên tránh không tiếp xúc. Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là vùng có tổ đỉa để tránh nhiễm khuẩn.
Không nên gãi, nặn, chích làm vỡ mụn tổ đỉa (trừ khi có bội nhiễm mưng mủ, người ta có thể dùng dụng cụ vô khuẩn để chích, nặn mủ rồi dùng các thuốc sát khuẩn bôi vào, nếu cần thiết có thể dùng kháng sinh toàn thân khi có sốt do nhiễm khuẩn). Có thể dùng các dung dịch sát khuẩn da nhẹ như nước muối sinh lý, dung dịch thuốc tím 0,1% rửa, ngâm vùng da bị tổ đỉa để tránh hiện tượng bội nhiễm. Nếu dùng thuốc Đông y cũng cần lưu ý (nhất là dùng cho trẻ nhỏ) phải có sự kê đơn của thầy thuốc Đông y, không nên dùng thuốc theo sự mách bảo.
Theo Sức khỏe đời sống
Xem 'kỹ xảo' biến thịt ôi thành tươi sau 5 phút Rất dễ dàng để mua được các loại phụ gia, hóa chất tẩy rửa thực phẩm ôi thiu thành tươi sống ở Hà Nội với giá rẻ. Một sự thật kinh hoàng có thể nằm sau những miếng thịt tươi ngon ngoài chợ được đưa vào từng bữa cơm gia đình. Sau khi được vài người chỉ cho "trung tâm" bán phụ gia,...