Vụ tiêu hủy chó ở Cà Mau: Chưa có bằng chứng nói động vật nhiễm COVID-19 lây sang người
Theo đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hiện chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm SARS-CoV-2 lây lan sang người và địa phương nên phối hợp với cơ quan thú y để xử lý thay vì tiêu hủy đàn chó.
Những con chó theo chủ rong ruổi từ Long An về Cà Mau nhưng khi đến Cà Mau thì bị tiêu hủy – Ảnh: Cắt từ clip trên mạng xã hội
Liên quan vụ đàn chó bị tiêu hủy ở Cà Mau, sáng 11-10, đại diện Cục Thú y cho biết đến thời điểm này, chưa có bằng chứng nào nói động vật nhiễm virus SARS-CoV-2 lây lan sang người.
Vị này cho biết, theo báo cáo của 40 quốc gia thì cũng đã phát hiện chó, mèo nhiễm virus SARS-CoV-2 do chủ của chúng cũng bị nhiễm.
“Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế thì trong trường hợp chủ chó, mèo mắc COVID-19 thì chó, mèo phải được nuôi nhốt. Trong tài liệu dự thảo mới nhất của Tổ chức Nông – lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng không khuyến cáo buộc phải tiêu hủy” – vị này nói.
Đối với việc tiêu hủy 13 con chó ở Cà Mau, đại diện Cục Thú y cho rằng cần làm rõ ai đã lấy mẫu xét nghiệm cho đàn chó đó, đã có đơn vị nào xét nghiệm SARS-CoV-2 trên đàn chó chưa.
Bởi theo chỉ đạo trong ngành thú y thì Chi cục Thú y vùng 7 được giao nhiệm vụ xét nghiệm và kết luận chó có nhiễm SARS-CoV-2 hay không.
Về mặt năng lực, các cơ quan y tế hoàn toàn có thể xét nghiệm được nhưng đây là động vật nên trách nhiệm thuộc về cơ quan thú y.
“Ngành thú y đã được FAO, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tập huấn. Sau đó, chúng tôi báo cáo sang Bộ Y tế để thẩm định các phòng xét nghiệm thú y có thể xét nghiệm được SARS-CoV-2 trên người”.
Đồng thời, nội bộ ngành thú y cũng tự đánh giá theo quy định, có 7 vùng, trung tâm chẩn đoán, xét nghiệm SARS-CoV-2 trên động vật.
Đại diện Cục Thú y cũng cho biết trong quy định của Luật thú y và thông tư số 7, khi chó, mèo mắc bệnh dại là buộc phải tiêu hủy. Ngoài ra, Luật thú y cũng nêu nguyên tắc chung là khi động vật mắc bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan ra diện rộng, đặc biệt có khả năng lây lan sang người thì bắt buộc phải có biện pháp phòng chống cụ thể, trong đó không loại trừ việc tiêu hủy.
Video đang HOT
“Trong trường hợp đàn chó bị tiêu hủy ở Cà Mau, tôi cho rằng chúng ta cần có cái nhìn thông cảm, khách quan với chính quyền địa phương, nhất là khi họ đang phải chịu áp lực phòng chống dịch bệnh trong thời gian dài. Người ta quan ngại khi chủ chó mèo không quản lý được, đàn chó đó tiếp xúc với người khác, bài thải ra virus khiến virus lây lan” – vị này chia sẻ.
Theo vị này, Cục Thú y đang xây dựng dự thảo hướng dẫn ứng phó, giám sát SARS-CoV-2 trên động vật. Cục Thú y đã lấy ý kiến các địa phương, hiện đang lấy ý kiến của các chuyên gia quốc tế, dự kiến 1 – 2 tuần tới sẽ ban hành.
“Dự thảo cũng theo hướng phòng bệnh là chính vì dù chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 từ động vật lây sang người, tuy nhiên do đặc điểm virus bài thải ra, nếu con người tiếp xúc có thể nhiễm bệnh” – vị này cho biết thêm.
Vụ tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp lý
Hình ảnh đôi vợ chồng vượt 300 km mang đàn chó 15 con về Cà Mau và bị tiêu hủy khiến nhiều người xót thương.
Đến khi có kết cả cả 5 người trong đoàn mắc Covid-19, chính quyền địa phương nói ưu tiên chống dịch là trên hết.
Vượt 300km mang đàn chó về Cà Mau
Anh Phạm Minh Hùng, 49 tuổi, quê ở Bình Dương nhưng đến Long An làm thợ hồ. Dịch bùng phát khiến anh Hùng và vợ nghỉ việc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Hôm 8/10, vợ chồng anh Hùng chạy xe máy cũ kỹ chở lỉnh kỉnh đồ đạc cùng đàn chó theo gia đình người quen là anh Nguyễn Duy Khanh về xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tránh dịch.
Hình ảnh vợ chồng anh Hùng chở những chú chó trật tự ngồi trên xe vượt hành trình dài khoảng 300km khiến nhiều người thích thú, thậm chí là xúc động.
Vợ chồng anh Hùng cùng đàn chó trên đường từ Long An xuống Cà Mau. Ảnh: MXH
Dọc đường, nhiều người biết chuyện đến hỏi thăm, góp sữa và nhắc nhở vợ chồng anh Hùng chạy xe cẩn thận. Thậm chí họ còn dặn dò anh nhớ cho đàn chó uống thêm nước dọc đường đi.
Khoảng 22h30 cùng ngày, nhóm của anh Hùng, Khanh về đến Cà Mau và được Trung tâm Chỉ huy xã Khánh Hưng đưa vào cách ly tập trung tại Trường THPT Khánh Hưng. Đàn chó 15 con và 1 con mèo của anh Hùng và Khanh cũng được đưa vào.
Do không có người trông coi nên lúc nhóm anh Hùng, Khanh đang được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm, đàn chó, mèo chạy rông trong khu cách ly. Thấy đàn chó lạ, người trong khu cách ly phản ứng, họ sợ chúng làm mất vệ sinh môi trường, gây nguy hiểm...
Trước sự phản ứng này, Ban điều hành khu cách ly yêu cầu nhóm của anh Khanh buộc đàn chó, mèo lại ở một điểm để quản lý, không làm ảnh hưởng người xung quanh.
Về kết quả test nhanh, 4 người trong nhóm anh Hùng, Khanh dương tính nCoV. Trong lúc nhóm anh Khanh, Hùng chờ kết quả PCR, đàn chó, mèo bị tuột dây lại chạy trong khu cách ly. Ban điều hành tiếp tục yêu cầu họ quản lý để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đàn chó 15 con, gồm 4 lớn, 11 con còn lại vừa và nhỏ, được bỏ vào bao tải và rổ nhựa rồi để bên ngoài phòng cách ly.
Người trong khu cách ly phản ứng về đàn chó
Thấy người về từ vùng dịch có kết quả dương tính lại mang theo đến 15 con chó, 1 con mèo, bác sĩ Đỗ Kim Chi, Trưởng trạm y tế xã Khánh đã báo về Trung tâm y tế huyện xin ý kiến.
Kết quả nhận được chỉ đạo yêu cầu phân luồng người bệnh; đồng thời ý kiến cho gia đình quản lý đàn chó, mèo, thực hiện tốt phòng, chống dịch; không làm ảnh hưởng đến khu cách ly.
Song, nhiều người trong khu cách ly và người xung quanh lại sợ đàn chó, mèo không được quản thúc kỹ sẽ chạy lung tung. Đồng thời họ cũng sợ chúng làm lây lan dịch bệnh nên phản ánh với UBND xã và Ban điều hành khu cách ly. Trong đó, yêu cầu thực hiện tiêu hủy đàn chó, mèo nói trên nếu không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Việc đàn chó bị tiêu hủy đã có nhiều ý kiến khác nhau trong suốt những ngày qua. Ảnh: MXH
Chiều 9/10, kết quả xét nghiệm PCR cả 5 người trong nhóm anh Khanh, Hùng dương tính nên được ngành y tế chuyển đến Bệnh viện Trần Văn Thời điều trị. Lúc này, người dân lại tiếp tục phản ánh về đàn chó, mèo. Từ đêm 8 đến sáng 9/10, đàn chó, mèo tiếp tục chạy rong trong khu cách ly, làm ảnh hưởng nhiều người.
"Trước áp lực về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và từ bà con nhân dân, tác động từ những người đang cách ly trong khu vực, Ban điều hành tiếp tục yêu cầu gia đình người nuôi chó, mèo quản lý để đảm bảo vệ sinh trong khu cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19, nếu không đảm bảo thì tiến hành tiêu hủy. Lúc này, gia đình người nuôi không có ý kiến gì", UBND huyện Trần Văn Thời cho biết.
Khi đó, Ban điều hành vừa bị áp lực về công tác phòng, chống dịch, vừa phải chăm lo, bố trí chỗ ăn, ngủ cho người cách ly, điều trị. Chưa kể, người dân trong khu cách, bà con nhân dân xung quanh bên ngoài cũng gây áp lực lên Ban điều hành, họ lo ngại lây lan dịch bệnh, vì chủ nhân của đàn chó, mèo đã mắc Covid-19.
Đến 7h30 ngày 9/10, mọi người tiếp tục phản ánh về việc lo sợ đàn chó chạy rông làm ảnh hưởng đến họ. Lúc này, Ban điều hành tiến hành lập biên bản tiêu hủy 15 con chó, 1 con mèo ở phía bên ngoài khu cách ly, trước sự chứng kiến và đồng tình của người dân.
Sau khi có thông tin về đàn chó 15 con bị tiêu hủy, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong dư luận về vụ việc này.
Phòng dịch và tính mạng con người là trên hết
Sáng 10/10, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã có buổi làm việc với các bên có liên quan.
"Tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Khanh và Hùng. Qua trao đổi cả hai nói có tiếc, ngậm ngùi khi đàn chó bị tiêu hủy, nhưng họ chấp hành để phòng, chống dịch. Họ nói sợ lây nhiễm dịch cho người khác. Phía địa phương cũng chấp hành nghiêm công tác phòng, chống dịch.
Phòng, chống dịch phải đi trước, trên một bước, lo cho tính mạng con người là đầu tiên. Còn nếu chu toàn cho đàn chó mà để lây lan dịch thì chính quyền địa phương phải gánh trách nhiệm rất lớn...", Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời nói với VietNamNet.
Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời
Đến chiều cùng ngày, UBND huyện tổ chức họp thông tin cho báo chí về vụ việc. Nói về căn cứ pháp lý khi tiêu hủy đàn chó, ông Công cho biết: "Công tác phòng chống dịch là trước, trên hết. Đảm bảo, sức khỏe tính mạng, chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly là vấn đề quan tâm số 1. Đó là cái lý để chúng tôi tổ chức tiêu hủy".
Theo ông Công, nói về quy định thì Bộ Y tế đã có công văn 4156 khuyến cáo người nhiễm Covid-19 không tiếp xúc gần với người khác và động vật. Trong khi đàn chó này nếu quản lý không được thì đó là một nguy cơ lớn. Bên cạnh đó, Nghị định 117 năm 2020 có quy định cụ thể việc việc xử lý đưa động vật từ vùng dịch về.
"Lý do vì sao chúng tôi không cách ly dài ngày đối với đàn chó thì vẫn quan điểm chống dịch là trên hết. Sợ lây nhiễm, chống lây nhiễm là trên hết. Vấn đề tiêu hủy nhận được sự đồng tình của bà con. Bà con mừng lắm, nếu không khéo để đàn chó này chạy ra ngoài hay cắn người nào đó, trong khi chủ thì nằm điều trị ở bệnh viện, không ai chịu trách nhiệm hậu quả", ông Công nói.
Còn anh Hùng chủ nhân của đàn chó chỉ chia sẻ ngắn gọn qua điện thoại: "Giờ tôi mệt mỏi lắm rồi".
Việc một đoàn người về quê tránh dịch mang theo đàn chó 15 con, rồi có kết quả cả 5 người mắc Covid-19, đàn chó bị tiêu hủy, đây là chuyện hi hữu và cũng là lần đầu địa phương gặp tình huống này.
Vụ đàn chó mèo bị tiêu hủy: "Chúng tôi động viên hai người chủ ổn định tinh thần để điều trị Covid-19 cho khỏi" Chiều 10/10, UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã tổ chức buổi họp báo thông tin về việc tiêu hủy chó, mèo tại địa phương đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Theo báo cáo của UBND xã Khánh Hưng, trong số 15 chú chó và 1 chú mèo bị tiêu hủy có 12 con là của...