Vũ Thị Hương: Quyết là số một ở SEA Games
Sau hai năm đầy thăng trầm, Vũ Thị Hương đang quyết tâm đòi lại vị trí số một khu vực tại SEA Games này.
Sự nghiệp của Vũ Thị Hương bắt đầu trượt dốc từ năm 2011, ngay sau khi cô tỏa sáng tại Asiad 2010 diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc). Chuyến tập huấn tại Đức bị “đứt gánh giữa đường”, cô không thể tham dự giải vô địch châu Á và cả giải vô địch quốc gia năm 2011. “Nữ hoàng tốc độ” không bảo vệ được hai tấm HC vàng ở nội dung 100 m và 200 m tại Indonesia là nỗi đau lớn với cô.
Vũ Thị Hương sẵn sàng để trở lại ở Myanmar sắp tới. Ảnh:KL.
Vũ Thị Hương thừa nhận không thể luôn giành chiến thắng mãi để mang lại niềm vui cho người hâm mộ. Có lúc cô cũng nghĩ mình sẽ phải nhận thất bại nhưng không ngờ điều đó diễn ra ngay ở sân chơi khu vực, nơi cô không có đối thủ suốt 3 kỳ SEA Games trước. Sau thất bại SEA Games 26 trên đất Indonesia, VĐV người Thái Nguyên suy sụp hẳn. Từ một VĐV nổi tiếng được tung hô lên tận mây xanh, cô thực sự bị hẫng khi dường như mọi thứ bị mất. Cơn đau rách màng cơ đùi chân phải hành hạ đêm ngày, càng khiến cô bi quan, không nghĩ rằng một ngày nào đó mình có thể trở lại.
Thế nhưng, bên cạnh Vũ Thị Hương vẫn còn thầy Đỗ Đình Minh, vẫn còn những người bạn hàng ngày động viên cô vượt qua những cú sốc. Cô đã xin tập lại, dù vết đau ở chân khiến cô cắn răng sau mỗi động tác. Tuy nhiên, trong năm nay Vũ Thị Hương đã thể hiện sự nỗ lực tập luyện tuyệt vời và cô đã đạt được những thông số khả quan.
HLV Nguyễn Đình Minh cho biết học trò gặp một vài sự cố ngoài mong muốn, như chấn thương hay mổ nội soi nhưng tinh thần vẫn rất vững vàng. “Từ đầu năm, tôi đã đăng ký cho Hương giành hai HC vàng cự ly 100m, 200m và hiện tại, chỉ tiêu đó không hề thay đổi. Gần tới SEA Games, tôi sẽ nâng cao cường độ và cố gắng giup em đạt điểm rơi phong độ vào SEA Games cuối năm”, ông Minh chia se.
Video đang HOT
Phó tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm từ đầu năm đến giờ, thành tích tốt nhất của các VĐV trong khu vực ở cự ly 100 m nữ khoảng 11 giây 76. Trong khi đó, thành tích tập luyện của Vũ Thị Hương xung quanh thông số 11 giây 50. Vì vậy, cơ hội giành HC vàng của cô vẫn được đánh giá cao.
Vũ Thị Hương ít tiếp xúc với báo chí, nhưng cách thể hiện qua những bài tập đã nói lên tất cả sự quyết tâm. VĐV sinh năm 1986 giành tấm HC vàng và cũng là kỷ lục quốc gia ngay trong ngày thi đấu đầu tiên tại giải điền kinh quốc gia 2013.
Các nhà chuyên môn nhận định Vũ Thị Hương sẽ lợi hại hơn rất nhiều khi cô đã khắc phục được điểm yếu xuất phát. Một kế hoạch đầu tư cho Hương được Liên đoàn và bộ môn điền kinh chuẩn bị từ đầu năm. Đó sẽ là lực bật để Hương sớm tìm lại hình ảnh của mình.
Theo VNE
Luật "bó tay" với người vợ mù mò mẫm mang trầu cau đi... hỏi vợ hai cho chồng?
Trong khi chị Hường đang sống trong cảnh mù lòa, căn bệnh ung thư não mới tạm được kiềm chế chứ chưa khỏi, thì chồng chị đã bỏ nhà đi với người phụ nữ khác.
Đứa con riêng của anh mỗi lúc mẹ đi vắng lại quấn quýt bên "mẹ Hường", coi chị như người mẹ thứ hai.
Vợ trọng bệnh, chồng bỏ nhà theo gái
Người phụ nữ cao thượng này là chị Vũ Thị Hường (SN 1979, ngụ xã Bắc Sơn, huyện An Dương, TP. Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình nông dân có bốn anh chị em, bản thân là chị cả, nên từ thủa bé chị Hường đã có tính cách mạnh mẽ, tự lập. Tuy không phải là người phụ nữ có nhan sắc, nhưng chịu khó nên chị được nhiều các anh chàng theo đuổi. Ngày đó, qua một người bạn giới thiệu chị đã kết hôn với anh Vũ Doãn (SN 1978, người cùng xã) trong sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Hạnh phúc càng được nhân lên khi đứa con trai của anh chị chào đời. Nhưng từ đây cuộc sống gia đình cũng trở nên khó khăn hơn trong khi nguồn thu nhập chính của cả nhà chỉ trông chờ vào những đồng tiền ít ỏi chị bán rau ở chợ và mấy sào ruộng. Để kiếm thêm thu nhập đỡ đần vợ con, mỗi khi nông nhàn, chồng chị lại tranh thủ ra đường quốc lộ hành nghề xe ôm. Tuy vất vả, nhưng bù lại gia đình chị luôn ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", cũng từ đây trong gia đình phát sinh nhiều mâu thuẫn. Chồng chị thường đi sớm về muộn, số tiền đưa cho vợ sau mỗi ngày làm việc cứ thưa dần. Linh tính của người phụ nữ đã mách bảo có chuyện không lành sẽ xảy ra với tổ ấm bé nhỏ của mình.
Tai họa đã giáng xuống gia đình chị khi một ngày đầu năm 2009, chị tỉnh dậy đi bán rau từ lúc sáng sớm. Tuy nhiên, ngày hôm đó chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng, đôi mắt mờ dần đi. Lúc đầu chị cứ nghĩ do mình làm việc quá sức, cơ thể bị suy kiệt nên cũng không mấy quan tâm. Nhưng vài ngày sau, đôi mắt chị chìm hẳn vào bóng tối. Lúc này gia đình chị mới tóa hỏa chạy chữa nhưng tất cả đều vô vọng, các bệnh viện địa phương không thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh của chị. Nhà quá nghèo, nghĩ đến việc chạy chữa ở các bệnh viện lớn sẽ tốn kém nhiều tiền, chị định buông xuôi... Thế nhưng, được sự động viên của hai bên nội ngoại, đặc biệt là 3 người 3 trai của chị, cuối cùng chị cũng quyết định khăn gói lên Hà Nội để khám bệnh.
Chị thấy như "sét đánh ngang tai" khi bác sĩ thông báo chị bị ung thư não cần phải mổ gấp để đảm bảo tính mạng. Bác sĩ cũng cho biết ca phẫu thuật này may mắn thì chỉ đảm bảo được sự sống cho chị, nhưng chị phải chấp nhận bị mù lòa vĩnh viễn. Chi phí cho ca phẫu thuật lên đến 120 triệu đồng, đây là số tiền quá lớn đối với hoàn cảnh hiện tại của gia đình chị.
Không chịu khuất phục số phận khó khăn, các em của chị đã tìm mọi cách vay mượn để có tiền chữa trị cho người chị gái tội nghiệp. Cuối cùng ca phẫu thuật cũng thành công trong niềm xúc động của gia đình. Nhưng một bi kịch khác lại xảy đến với chị. Khi trở về nhà để dưỡng bệnh, chị được tin chồng mình đã đi theo người đàn bà khác, để mặc chị một mình với đứa con và gánh nặng bệnh tật.
Nén nỗi đau mang trầu cau đi hỏi vợ hai cho chồng
Trong khi chị Hường đang sống trong cảnh mù lòa, căn bệnh ung thư não mới tạm được kiềm chế chứ chưa khỏi hẳn, thì chồng chị đã bỏ nhà, ra ngoài thuê trọ sống chung với một phụ nữ cũng đã bỏ chồng. Thương cảnh bệnh tật của chị nên hàng xóm thường xuyên đến thăm hỏi, không ai bảo ai, người thì giúp đỡ ít gạo, người khá khẩm hơn thì thỉnh thoảng mua cho vài lạng thịt để chị bồi bổ nhanh khỏi bệnh. Càng thương chị bao nhiêu, họ lại trách chồng vô trách nhiệm gấp bội lần. Chị Hường tâm sự những ngày cuối năm 2009 là những ngày khổ sở vô cùng, chị phải cùng lúc gánh chịu cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Sau nhiều đêm trăn trở, chị đã quyết định gọi chồng về và tác hợp cho chồng cưới người đàn bà kia.
Mặc dù chỉ là một mâm lễ đơn giản với trầu, cau, rượu để đi "hỏi vợ lẽ cho chồng" nhưng chị đã phải vượt qua bao lời dị nghị của xóm làng. Người thì bảo chị "hâm, dở hơi", người thì bảo chị thích "chơi trội"... Nhưng tất cả mọi lời đàm tiếu chị đều để ngoài tai. Chị nghĩ đơn giản: "Nghĩ đến chuyện chồng mình ôm ấp người đàn bà khác, tôi cũng tổn thương lắm chứ. Nhưng không còn cách nào khác, tôi cũng tổn thương lắm chứ. Nhưng không còn cách nào khác nên tôi đành phải làm như vậy thôi. Bây giờ mình là người tàn phế không thể chăm lo cho gia đình, chồng mình lại bỏ con đi thì con trai tôi sẽ vô cùng thiệt thòi".
Đối với chị, "hết tình còn nghĩa" không thế vì sự ích kỉ của bản thân mà để con trai chị thiếu thốn tình cảm của người cha. Mọi sự thua thiệt chị đều cam chịu để giữ gìn gia đình trọn vẹn. Thế nhưng, sống cảnh chung chồng, chị vẫn phải nín nhịn rất nhiều để tránh đi những chuyện mâu thuẫn nhỏ nhặt. Chính tấm lòng độ lượng của chị đã giữ được gia đình không rơi vào cảnh quăng bát, bẻ đũa vì "kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng"...
Thấm thoát đã hơn hai năm trôi qua từ ngày chị Hường "mù" nhờ người quen dẫn đi hỏi vợ cho chồng. Người vợ hai đã sinh được một bé gái kháu khỉnh. Đứa con riêng của anh mỗi lúc mẹ đi vắng lại quấn quýt bên "mẹ Hường", coi chị như người mẹ thứ hai.
Hạnh phúc vì có đứa con hiếu thảo
Chị Hường tâm sự, niềm an ủi lớn nhất đối với chị lúc này là cậu con trai 15 tuổi đã kịp khôn lớn, trở thành chỗ dựa tinh thần quan trọng của chị. Chị kể: "Năm 2009, sau khi phẫu thuật xong, tôi phải nằm một chỗ trong suốt thời gian dài, mọi sinh hoạt của bản thân phải phụ thuộc vào người khác giúp đỡ. Con trai tôi đã chăm lo cho mẹ từ miếng ăn đến giấc ngủ, thậm chí còn tự tay tắm rửa, đưa mẹ đi vệ sinh. Thấy con phải làm những việc như vậy, nhiều lúc tôi cũng chạnh lòng nhưng cũng chẳng biết trông vào đâu".
Một người hàng xóm với chị Hường cho biết thêm: "Thằng bé ngoan lắm, suốt ngày chỉ ở bên chăm sóc mẹ thôi, là con trai mà không hề nề hà bất kỳ việc gì. Tội nghiệp nó, được Sở Thể dục thể thao Hải Phòng chọn vào đội tuyển đấu vật, nhưng sợ không ai chăm sóc mẹ nên nó lại bỏ giữa chừng".
Số phận dường như đã bù đắp cho người phụ nữ bất hạnh như chị Hường có một chỗ dựa là cậu con trai hiếu thảo và nghị lực. Trong cuộc trò chuyện, ánh mắt của cậu bé bỗng chốc chợt sáng lên tia hi vọng khi nhắc đến dự định sẽ đi học một cái nghề để sau này kiếm được tiền lo cho mẹ một cuộc sống tốt hơn.
Theo Xahoi
"Con bạc" nữ liều lĩnh cướp tiền nhà cái Sau hơn 22 năm biệt tích, ngày 26/12/2012, Vũ Thị Hương (SN 1967) đã tìm đến trụ sở cơ quan công an đầu thú và khai nhận lại toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ra đầu thú và thành khẩn khai báo, song Vũ Thị Hương vẫn phải trả giá cho tội lỗi 22 năm trước Tối 13/3/1990, Hương cùng một...