Vụ thầy giáo bị tố xâm hại nữ sinh nội trú: Bố trí nữ giáo viên trực đêm
Liên quan việc gia đình một nữ sinh lớp 8 làm đơn tố giác một thầy giáo công tác tại Đắk Lắk xâm hại cháu tại khu nội trú, nhà trường được quán triệt đảm bảo có giáo viên nữ trực đêm.
Ngày 2/12, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) khẳng định đã chỉ đạo Ban giám hiệu Trường phổ thông bán trú tại xã Ea Trang (huyện M’Đrắk) phải bố trí giáo viên nữ trực vào ban đêm để đảm bảo khách quan.
Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục, tuy là trường bán trú nhưng trường tại Ea Trang có khu nội trú cho học sinh ở xa. Do đặc thù trường cách xa trung tâm thị trấn huyện 25km, giáo viên nữ ít và đều có con nhỏ nên lâu nay vào ban đêm trường để giáo viên nam trực.
Cơ quan chức năng đang làm rõ đơn thư tố cáo thầy giáo xâm hại nữ sinh lớp 8 tại huyện M’Đrắk (Ảnh: Thúy Diễm).
Video đang HOT
“Tôi đã quán triệt, có khó mấy nhà trường cũng phải bố trí giáo viên nữ trực vào ban đêm. Vụ việc một thầy giáo của trường này bị gia đình nữ sinh tố giác có hành vi không đúng, phía Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã nắm thông tin và đang chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
Rất đáng tiếc là thời điểm học sinh nữ bị ốm, nếu thầy giáo gọi thêm nhiều học sinh nữ nữa hỗ trợ sẽ khách quan hơn”, vị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện M’Đrắk nhận định.
Còn theo lãnh đạo trường phổ thông bán trú, vào đầu năm học, giáo viên nữ có làm đơn xin được trực ban ngày do có con nhỏ thường xuyên đau ốm, chồng đi công tác xa nhà và phía nhà trường có xem xét để thầy giáo trực thay vào buổi tối.
“Đến nay, trường tôi đã bố trí giáo viên nữ trực đêm 100%. Đối với các giáo viên nữ có con nhỏ, trường sắp xếp luôn giường để vừa trông con vừa trực ở trường”, lãnh đạo trường cho hay.
Được biết, trường phổ thông bán trú này có hơn 470 học sinh, trong đó 140 em nội trú tại trường (gồm 60 nữ, 80 nam).
Như Dân trí phản ánh, mới đây, gia đình một nữ sinh lớp 8 theo học tại trường phổ thông bán trú ở xã Ea Trang, đã làm đơn tố giác gửi các cơ quan chức năng về việc em này bị thầy giáo phụ trách nội trú xâm hại.
Theo phản ánh, vụ việc xảy ra vào ngày 10/10 khi nữ sinh này bị ốm và được thầy giáo đưa đến phòng y tế của trường.
Đến 4/11, gia đình nữ sinh mới nắm được thông tin vụ việc từ các học sinh khác ở cùng phòng nội trú. Từ đó, nữ sinh lớp 8 đã về nhà và không chịu trở lại trường học.
Ngay sau sự việc, Công an huyện M’Đrắk đã vào cuộc xác minh, điều tra và phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk đã gửi công văn đốc thúc các cấp, ngành cùng vào cuộc, xử lý vụ việc nghiêm minh, đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em theo quy định.
Sau 17 năm bị sa thải, thầy giáo nhận được thông báo đi dạy lại
Sau 17 năm ròng rã đeo đuổi vụ kiện với 9 lần xét xử ở mọi cấp tòa, ngày 28/12, ông Lê Cao Tánh (SN 1972, ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), đã nhận được thông báo của Trường THCS Nguyễn Du về việc tới ký hợp đồng lao động với công việc là giáo viên.
Tháng 12/2006, ông Lê Cao Tánh đang là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và Ngữ văn tại Trường THPT bán công Nguyễn Du, TP Đà Lạt thì xảy ra sự cố. Trong giờ ra chơi, ông Tánh đang đi ở sân trường thì bị một học sinh cá biệt gọi tên ngang, chửi tục vô cớ. Không giữ được bình tĩnh, ông Tánh đã dùng tay tát vào mặt học sinh này khiến nạn nhân bị chảy máu mũi. Hành động trên của ông Lê Cao Tánh bị hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du ra quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Cho rằng quyết định trên của hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du là trái với quy định của pháp luật, ông Lê Cao Tánh đã khiếu nại tới cấp có thẩm quyền nhưng không có hiệu quả.
Theo ông Tánh, với quy định hiện hành, hành vi của ông chưa tới mức bị thi hành kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, do đó thầy giáo này đã khởi kiện quyết định của hiệu trưởng Trường THPT bán công Nguyễn Du tới cơ quan tòa án.
Ông Lê Cao Tánh sau khi bị Trường THPT bán công Nguyễn Du sa thải đã đi học nghiệp vụ và trở thành luật sư, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng.
Từ năm 2008 tới năm 2021, vụ án tranh chấp hợp đồng lao động của ông Lê Cao Tánh với Trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là Trường THCS Nguyễn Du) đã trải qua tổng cộng 16 lần xét xử với các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm tại TAND TP Đà Lạt, TAND tỉnh Lâm Đồng và TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, gắn liền với các quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao, quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao.
Theo quyết định Giám đốc thẩm cuối cùng của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, ngoài việc phải nhận lại ông Lê Cao Tánh làm giáo viên, Trường THCS Nguyễn Du phải bồi thường cho ông Tánh hơn 614 triệu đồng, tiếp tục trả lương và khôi phục lại các chế độ bảo hiểm cho thầy giáo này cho tới khi nhận ông Tánh làm việc trở lại.
Tuy nhiên, ông Lê Cao Tánh hiện vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Tính tới thời điểm hiện tại, Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt phải trả cho ông tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Vụ cô giáo khiến nữ sinh quỳ trước cửa lớp: Giám đốc Sở GD-ĐT nói phải xử lý nghiêm Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng cần phải xử lý nghiêm. Hành động của giáo viên ảnh hưởng tới nhà trường, ngành giáo dục, khiến dư luận vô cùng bức xúc Liên quan đến việc cô giáo khiến nữ sinh quỳ, khóc đến kiệt sức trước cửa lớp tại Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội,...