Vụ thảm sát tại Bình Phước: Chủ động ngăn ngừa tội ác
Hãy chung tay chủ động ngăn ngừa tội ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người
Vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước mới đây một lần nữa lại làm rúng động dư luận, gây hang mang trong cộng đồng. Những kẻ thủ ác rồi đây sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Nhưng hậu quả của vụ án để lại cho xã hội là thực sự nặng nề, khiến mỗi người phải âu lo. Vấn đề đặt ra là, hãy chung tay chủ động ngăn ngừa tội ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người.
Có thể nói, nhiều vụ án giết người cướp của xảy ra gần đây khiến người dân có cảm giác mức độ tàn bạo, dã man, phi nhân tính của hành vi phạm tội đang có chiều hướng gia tăng. Điều đó cũng làm lớn hơn nỗi lo về an ninh, an toàn của mỗi người trong cuộc sống.
Cái mà xã hội âu lo nhất là khi đạo lí làm người ở một bộ phận dân cư đang bị xói mòn, dẫn đến những hành động thú tính, coi tội ác như trò tiêu khiển. Từ những vụ ném đá xe khách mà thủ phạm là những thanh thiếu niên suốt ngày tụ tập ăn chơi lêu lổng, không khỏi giật mình khi nghe các đối tượng lạnh lùng khai nhận chỉ là “ném đá cho vui”; đến những vụ giết người cướp của như Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, cũng chỉ xuất phát từ suy nghĩ muốn có nhiều tiền để tiêu xài. Còn nghi phạm trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước thì khai ráo hoảnh là vì bị ngăn cấm yêu đương nên trả thù cho hả giận; còn đồng phạm thì chỉ vì lời hứa cho tiền mà sẵn sàng tham gia vào kế hoạch trả thù nhẹ nhàng như nhận lời mời tham gia một cuộc vui nào đó.
Lực lượng c ông an khám hiện trường vụ tham sát 6 người ở Bình Phước
Video đang HOT
Tội ác là một hiện tượng xã hội, có ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta không thể lẩn tránh, mà phải tìm cách ngăn chặn nó. Các nhà hoạt động xã hội và chuyên gia tâm lý cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Gia đình và nhà trường tăng cường hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con cái ngay từ khi còn trẻ thơ; khuyến khích xây dựng lối sống cởi mở, ứng xử ôn hòa, thân thiện; Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, tạo nhiều sân chơi cho thanh thiếu niên, giúp họ tránh xa tệ nạn xã hội…
Nhưng trên hết, chính quyền các cấp phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì trật tự xã hội. Bộ máy thực thi pháp luật phải được tổ chức và hoạt động nhạy bén hơn, hữu hiệu hơn, công tác quản lý vũ khí và các công cụ hỗ trợ có thể dùng để gây án phải chặt chẽ hơn nữa. Trong điều kiện tội phạm có dấu hiệu gia tăng, mức độ nghiêm trọng có chiều hướng lên cao, cần áp dụng những hình phạt thật nghiêm khắc để răn đe.
Dù bộ máy thực thi pháp luật được tổ chức tốt đến mấy, tinh thông, chuyên nghiệp cỡ nào thì cũng không thể quán xuyến hết ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, phải phát huy vai trò tự quản, tự vệ của cộng đồng. Mỗi người, mỗi nhà cần cảnh giác và chủ động phòng ngừa tội phạm. Các khu dân cư cần tổ chức đội tự vệ, dân phòng đủ khả năng ứng phó với tội phạm trong trường hợp khẩn cấp, trước khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng; kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng qua đường dây nóng về những hiện tượng bất thường, đáng nghi. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tích cực hơn nữa trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin do người dân cung cấp./.
Vân Thiêng
Theo_VOV
Vụ thảm sát Bình Phước: Giết người không chỉ vì hận tình?
Nguyễn Hải Dương thừa biết vụ án của Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa nhưng vẫn làm, điều đó cho thấy Dương không chỉ vì hận tình mà giết người.
Hàng loạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi man rợ xảy ra thời gian qua khiến dư luận xã hội không khỏi hoang mang. Hoang mang bởi đa phần thủ phạm như Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện và gần đây là Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến là những đối tượng tuổi đời còn trẻ, có học nhưng họ xuống tay với các nạn nhân vô cùng tàn độc.
Đằng sau những vụ án đó, dư luận nghi ngại phải chăng họ bị ảnh hưởng tâm lý từ những trò chơi, phim ảnh bạo lực hay những thông tin cướp giết hàng ngày tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Có ý kiến lại cho rằng họ là "sản phẩm" của hệ thống giáo dục chú trọng thành tích mà lơ là việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, cách ứng xử trong gia đình, bạn bè cũng như các mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất
Chia sẻ về những ý kiến này, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng những vụ án mạng man rợ xảy ra thời gian qua đều có một điểm chung là hung thủ, nghi phạm gây ra những vụ án đó là những kẻ không chịu trau dồi tri thức, không biết giá trị sống của mình, không chịu dùng bàn tay khối óc của mình để lao động mà chỉ biết hưởng thụ bằng mọi cách không cần nghĩ tới cộng đồng, từ đó dẫn tới việc họ lao vào chiếm đoạt tiền, tài sản của người khác bằng mọi giá, mọi cách, cách tàn độc nhất là giết người.
Dùng đến cách giết người để cướp của cũng là lúc họ đã mất hết tính người. Bản năng động vật nổi lên cộng với việc không kiềm chế được lòng tham luôn tồn tại trong mỗi cá nhân khiến cho những hành vi chúng gây ra vô cùng phức tạp và khó kiểm soát. Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất nhấn mạnh, trong vụ thảm sát ở Bình Phước, có thể khẳng định Nguyễn Hải Dương đã mất nhân tính toàn diện. Trước khi vụ thảm sát xảy ra, trong con người Dương đã tiềm ẩn những dấu hiệu không tích cực. Cộng với tính ích kỷ, chỉ biết bản thân mình mà những dấu hiệu đó đã phát ra ngoài bằng hành vi man rợ không thể là của con người có trí não, biết suy nghĩ.
Trả lời cơ quan điều tra, Dương khai vì hận tình với nạn nhân, bị bố mẹ nạn nhân cấm cản mà hắn giết cả gia đình họ, đó chỉ là sự biện hộ. Không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho hành vi man rợ, tàn độc của Dương. Lên kế hoạch rất kỹ từ việc dụ cháu Dư Minh Vỹ mở cửa cho Dương và Tiến vào nhà, cũng như chuẩn bị rất kỹ các phương tiện để gây án, từ dao, súng đến khẩu trang, găng tay,...; sát hại nạn nhân sau khi tra khảo chỗ cất tiền không được... cho thấy việc cướp tiền cũng nằm trong chủ đích của đối tượng.
Ông Chất cho rằng, những đối tượng giết người, cướp của đều là những kẻ không có trách nhiệm với bản thân. Đã vô trách nhiệm với chính bản thân mình thì chúng không thể có trách nhiệm với người khác, khi đó chúng sẽ làm bừa, làm bằng bất kỳ giá nào mà không nghĩ sẽ gây tổn thương cho bất kỳ ai, kể cả bản thân chúng. Chúng hoàn toàn biết sẽ vướng vào lao lý khi gây ra những hành vi đó, đặc biệt với Nguyễn Hải Dương, hắn thừa biết vụ án của Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa nhưng vẫn làm. Điều đó cho thấy Dương không chỉ vì hận tình mà làm như thế.
Hành vi của Dương là cực kỳ dã man, tàn độc, gây chấn động xã hội, nó không chỉ tước đi mạng sống của 6 người mà nó khiến hàng trăm, hàng nghìn người bị ám ảnh trong tâm trí.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất không nên cho rằng các vụ giết người dã man vừa qua là hiện tượng phổ biến trong xã hội "mà chỉ là dư luận còn chưa quên vụ án trước thì các vụ án sau đã xảy ra", ông Chất nói./.
"Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng quyết định bản thân họ. Không ai có thể làm thay mình để được người khác yêu mến, kính trọng. Không thể lấy tác động ngoại cảnh, môi trường bên ngoài biện hộ cho những hành vi sai trái của một cá nhân. Mặc dù môi trường bên ngoài (gia đình, nhà trường, xã hội) có ảnh hưởng, nhưng rõ ràng cha mẹ, thầy cô không ai muốn con em, học sinh của mình làm những việc sai trái" - Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất.
Thanh Hà
Theo_VOV
Phó Thủ tướng yêu cầu sớm xét xử lưu động vụ thảm sát 6 người Vụ án giết 6 người ở Bình Phước được cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập như một cảnh báo về tình trạng tội phạm có tính chất nghiêm trọng gia tăng. Phó Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra xét xử lưu động. Chiều 14/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì...