Vụ thảm sát ở Canada: Giết cả nhà vợ vì bị lừa dối?
Nghi phạm gốc Việt Phu Lam từng dọa giết cả nhà vợ sau khi phát hiện con trai đầu Elvis Lam không phải con ruột mình
Cảnh sát TP Edmonton, thủ phủ tỉnh Alberta – Canada đã xác định danh tính của 7 nạn nhân gốc Việt (5 người lớn và 2 trẻ em) bị sát hại trong một ngôi nhà ở phía Bắc thành phố này.
2 đứa trẻ được tha mạng
Các nạn nhân gồm Thuy Tien Truong (35 tuổi, vợ đã ly thân của nghi phạm Phu Lam) cùng những người thân của bà Tien – con trai Elvis Lam (8 tuổi), cha ruột Van Dang Truong (55 tuổi), mẹ ruột Thi Dau Le (55 tuổi), em gái Thanh Ha Thi Truong (33 tuổi), con gái của cô này Valentina Nguyen (3 tuổi) – và một người bạn của bà Tien tên Viet Nguyen (41 tuổi). Theo báo The Edmonton Journal, ông Viet đã ly dị và có 1 con trai. Dịp Giáng sinh vừa qua, ông Viet và bà Tien đã lên kế hoạch kết hôn.
Vụ thảm sát xảy ra trong thời gian từ 3 giờ 45 phút đến 8 giờ ngày 28-12 (giờ địa phương). Tuy nhiên, cảnh sát không chắc tất cả nạn nhân đều có mặt khi thảm sát bắt đầu. Reuters dẫn thông báo cảnh sát ngày 3-1 nêu rõ Phu Lam (53 tuổi) giết cả 7 người trong căn nhà mà ông ta đồng sở hữu với bà Tien ở Edmonton.
Sau khi xả súng giết người nhà bên vợ, Phu Lam gửi một bé gái 8 tháng tuổi (cháu của vợ) và đứa con 1 tuổi (của Lam và bà Tien) cho một người thân ở Edmonton. Một quan chức cảnh sát Edmonton nói: “Nhiều khả năng 2 đứa bé ở trong căn nhà trên nhưng vì lý do gì đó, chúng được tha mạng”.
Cảnh sát điều tra bên trong nhà hàng ở Fort Saskatchewan – nơi nghi phạm tự sát Ảnh: DAILY MAIL
Tiếp đó, Phu Lam lái xe tới nhà bà Cyndi Duong, 37 tuổi, truy sát mục tiêu cuối cùng. Thế nhưng, người đó không có nhà và bà Cyndi trở thành nạn nhân ngoài kế hoạch, bị giết vào khoảng 18 giờ 50 phút ngày 29-12. Cảnh sát tiết lộ bà Duong có quen biết với gia đình Phu Lam nhưng giữa nạn nhân và nghi phạm không có quan hệ đặc biệt nào.
Nhật báo The Globe and Mail (Canada) dẫn một giả thuyết của cảnh sát rằng Phu Lam đến tìm cha của bà Cyndi nhưng họ vẫn chưa định hình được sự liên quan giữa 2 người đàn ông này. Sau cùng, nghi phạm lái xe đến nhà hàng mà người vợ đầu tiên của ông ta sở hữu rồi dùng khẩu súng giết người để tự sát.
Phát hiện bí mật của vợ
Đài CBC News (Canada) cho biết bà Tien đã đệ đơn xin tòa án cho lệnh bảo vệ khẩn cấp gia đình mình hồi tháng 11-2012, sau khi Phu Lam dọa giết cả nhà vì phát hiện Elvis Lam không phải con ruột ông ta. Bà thú nhận từng ngoại tình và khi Phu Lam phát hiện, ông ta đòi xét nghiệm ADN khiến chuyện đau lòng bị bại lộ. Tòa chấp thuận yêu cầu của bà Tien nhưng không gia hạn thêm thời gian bảo vệ sau khi hết hiệu lực vào tháng 1-2013.
Nghi phạm Phu Lam rời Việt Nam năm 1979. Trong lần về nước năm 2000, ông ta quen bà Tien. Sáu tháng sau, họ cưới nhau bất chấp khoảng cách 18 tuổi và bà Tien sang Canada năm 2003. Trong đơn xin lệnh bảo vệ gia đình, bà Tien kể bị ông Lam kiểm soát chặt chẽ từ ăn mặc đến chuyện kiếm kế sinh nhai.
Video đang HOT
Nhật báo The Edmonton Sun cho hay lần đầu ông Lam đánh vợ là khoảng 2-3 tháng sau khi bà Tien tới Canada với lý do không nghe lời. Bà Tien kể có lần bị Phu Lam bóp cổ đến nỗi tưởng chết rồi dọa sẽ giết nếu báo cảnh sát. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi nghi phạm phát hiện Elvis không phải con ruột và ông lao vào đánh vợ.
Sau vụ đó, bà Tien dẫn con đến ở với bố mẹ ở căn nhà phía Bắc Edmonton, còn em gái bà đi báo cảnh sát vì quá sợ hãi cho tính mạng của chị. Cảnh sát cho biết 2 người ly thân vào đầu tháng 2-2013 nhưng chưa rõ có sống chung dưới một mái nhà tại thời điểm thảm sát hay không.
Phu Lam từng bị buộc tội sử dụng ma túy, quan hệ với gái mại dâm và bất cẩn khi sử dụng vũ khí. Ngoài ra, ông ta còn vướng sâu vào cờ bạc và gặp khó khăn về tài chính sau khi tuyên bố phá sản hồi tháng 2-2014 với khoản nợ 424.000 USD.
Theo Huệ Bình
Người lao động
Nạn nhân vụ sập hầm Đạ Dâng đón Tết Dương to nhất
Với nhiều công nhân trong vụ sập hầm Đạ Dâng, Tết Dương lịch năm nay là cái Tết to nhất, có ý nghĩa nhất từ trước đến nay... Dẫu vậy, họ vẫn còn đó nỗi ám ảnh vì 4 ngày "kề cận tử thần".
Ngày đầu năm mới, chúng tôi tìm đến gia đình 5 công nhân trong vụ sập hầm hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), chủ yếu ở tỉnh Nam Định và Hà Nam. Hầu hết mọi người đều đang sum họp bên mái ấm gia đình những ngày đầu năm mới 2015. Với họ có lẽ đây là cái Tết Dương lịch ý nghĩa nhất từ trước đến nay. Người thì mở tiệc mừng thoát nạn, người thì bà con lối xóm đến nhà chúc mừng.
Gia đình các công nhân trong vụ sập hầm Đạ Dâng ngày nào cũng đông người đến hỏi thăm.
Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nơi có 4 công nhân bị mắc kẹt trong hầm Đạ Dâng. Đến xã Yên Thọ, hỏi thăm nhà anh Nguyễn Văn Hường (SN 1984) và anh Hoàng Đình Thịnh (18 tuổi), 2 công nhân trong vụ sập hầm, từ đầu làng đến cuối làng ai ai cũng biết, nhiều người nhiệt tình dẫn đến tận nơi.
Từ lúc trở về nhà đến nay, nhà anh Hường lúc nào cũng đông đúc bà con lối xóm, họ qua nhà anh chúc mừng anh "tai qua nạn khỏi". Anh Hường cũng mới về quê được mấy ngày nay, sức khỏe cơ bản cũng đã hồi phục, chỉ có tay trái của anh vẫn run run.
Nhớ lại 4 ngày trong hầm tối, anh Hường vẫn chưa hết rùng mình: "Khi tổ chúng tôi vào làm thì bất ngờ xảy ra sự cố, 4 ngày ấy dài đằng đẵng, mỗi phút trôi qua tôi lại thấy hi vọng dần tắt. Cái ngày ấy tôi sẽ không bao giờ quên được".
Về quê, ai cũng làm mâm cơm mời bà con, hàng xóm đến chung vui, trong ngày thoát kiếp nạn.
Bà Trần Thị Hằng (70 tuổi) - mẹ anh Hường cho biết: "Lúc nghe tin nó bị tai nạn, cả nhà ôm nhau khóc, lo lắm mà sức khỏe tôi thì yếu nên không vào được, chỉ nghe qua tivi để xem công tác cứu hộ đến đâu. May mà nhờ có Đảng, Nhà nước hết sức cứu giúp con tôi mới được cứu".
Sau khi anh Hường trở về quê, gia đình bà Hằng làm 20 mâm cơm mời tất cả bà con, lối xóm đến, cảm ơn mọi người đã động viên, chia sẻ gia đình trong lúc khó khăn hoạn nạn. Mặc dù đã lành lặn trở về nhà an toàn, nhưng anh Hường vẫn bị ám ảnh, nhiều đêm anh mơ ngủ mình vẫn bị kẹt trong hầm, rồi lại hét toáng lên khiến cả gia đình giật mình.
Nói về dự định của mình, anh Hường cho biết: "Trước mắt tôi sẽ ở nhà nghỉ cho khỏe hẳn, có lẽ là sau Tết Âm lịch tôi mới tính tiếp chuyện công việc. Cũng không dám chắc là sẽ đi làm công nhân đào hầm nữa. Nhưng hiện tại thì tôi muốn dành thời gian cho vợ, con và gia đình mình".
Cũng như gia đình anh Hường, anh Hoàng Đình Thịnh, Hoàng Ánh Văn (24 tuổi), ở xã Yên Chính và Nguyễn Tiến Đoàn (25 tuổi), ở xã Yên Hưng. Gia đình người nào cũng đông đúc từ lúc họ từ Lâm Đồng trở về quê.
Anh Nguyễn Tiến Đoàn chia sẻ về dự định của mình.
Trong số 3 công nhân trên, anh Hoàng Đình Thịnh là người trẻ nhất, vốn là con thứ 3 trong gia đình nghèo, vừa tốt nghiệp THPT xong anh Thịnh đã xin gia đình đi làm đỡ đần phần nào kinh tế. Nhìn anh Thịnh nét mặt tiều tụy, đờ đẫn như người mất hồn, chàng thanh niên trẻ ấy có lẽ bị áp lực rất lớn khi đối mặt với nỗi sợ hãi quá lớn.
Ông Hoàng Đình Cường, bố anh Thịnh chia sẻ: "Từ nhỏ tới giờ Thịnh chưa phải làm việc gì nặng nhọc, cũng chưa bao giờ đi xa, không ngờ lần đầu đi làm đã gặp "tai nạn khủng khiếp". Bao nhiêu ngày con mắc kẹt trong hầm cũng là bấy nhiêu ngày chúng tôi không ăn, không ngủ, đến hôm thông được hầm, nghe thấy cả xóm hô vang "thông hầm rồi" , "thông hầm rồi"...thì vợ tôi mừng quá ngã quỵ xuống".
Anh Thịnh chia sẻ: "Bà con lối xóm họ đến nhà em đông lắm anh ạ, họ chúc mừng rồi hỏi han em, nhưng từ khi trở về em ngủ li bì, tinh thần em vẫn lo sợ, mặc dù ngủ nhưng lại không ngon giấc, vụ tai nạn lúc nào cũng ám ảnh em".
Phía gia đình ông Cường cho biết, hiện tại anh Thịnh đã có danh sách gọi nhập ngũ đợt này nên gia đình bà muốn cho con đi bộ đội trước khi tính đến chuyện công việc tương lai.
Anh Hường hạnh phúc bên vợ con mình.
Nhà của hai công nhân Hoàng Ánh Văn và Nguyễn Tiến Đoàn cũng tấp nập hàng xóm người ra người vào. Họ vui mừng vì người con quê hương thoát nạn trở về bình an. Khắp làng đều bàn tán về các công nhân thoát nạn. Dù sức khỏe hai người đều đã ổn định, nhưng tinh thần vẫn còn hoang mang, nhất là trong giấc ngủ. Riêng anh Nguyễn Tiến Đoàn, trước đây từng làm công nhân điện, hiện giờ anh cũng đang xem xét khả năng quay lại với nghề.
Cách huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định không xa, chừng khoảng 10km là gia đình anh Trương Tuấn Việt (SN 1984), ở thôn Thượng 1, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Từ khi anh Việt trở về nhà, không chỉ gia đình vui sướng, hạnh phúc bà con lối xóm, khi biết anh về đến nhà cũng kéo đến động viên, thăm hỏi và chúc mừng gia đình.
Anh Việt vẫn còn nhớ như in giây phút tai họa ập đến: "Lúc hầm bị sập, anh em vô cùng lo sợ, nhưng lấy lại bình tĩnh, lo sợ việc hầm tiếp tục bị sập nên phải tìm nơi ẩn nấp. Lúc này xung quanh đen như mực, mọi người dùng đèn pin soi khắp nơi tìm xem có lối thoát không nhưng vô vọng. Lúc này anh em chúng tôi vô cùng lo lắng, không biết có ai đến cứu không. Ngày thứ nhất, thứ 2, thứ 3 cứ thế trôi qua, dù cố động viên nhau, nhưng lúc ấy chúng tôi gần như tuyệt vọng. Nhưng cũng chẳng ai dám khóc mà cố kìm nén vì sợ mọi người không kìm được lòng mà mất bình tĩnh".
Gia đình anh Việt vốn là gia đình khó khăn, thu nhập của hai vợ chồng chủ yếu là làm ruộng, vì thu nhập ít, thời gian nông nhàn nhiều nên anh Việt bắt đầu đi làm công nhân đào hầm cho công trình thủy điện. Lúc đầu anh làm ở công trình thủy điện Nậm Pông, tỉnh Nghệ An. Sau gần 2 năm ở Nậm Pông, anh Việt cùng tổ công tác của mình chuyển vào Lâm Đồng làm, nhưng vừa đầy 1 tháng thì xảy ra sự cố.
Anh Lê Văn Tình, hàng xóm anh Việt chia sẻ: "Tôi ở nhà xem qua tivi mà hồi hộp quá, hai tay cứ bám chặt lấy nhau cầu cho chú ấy tai qua nạn khỏi. Lúc nghe tin mọi người được giải cứu, cả thôn hô hào chạy đến nhà chú Việt chúc mừng. Thật là may mắn quá!".
Mặc dù đã an toàn về đến nhà, nhưng nhiều đêm nằm ngủ anh Việt vẫn mơ thấy cảnh tượng trong hầm tối. Thực sự rất sợ hãi, giật mình tỉnh dậy toát hết mồ hôi hột. Thấy chồng nhiều lúc bật dậy, mồ hôi ướt đẫm, chị Phan Thị Hoa (SN 1983), vợ anh Việt lại động viên chồng cố gắng vượt qua.
Dù đã thoát nạn, nhưng gia đình anh Việt không bao giờ quên cảm giác đáng sợ trong vụ sập hầm Đạ Dâng.
Chị Hoa tâm sự: "Sức khỏe anh ấy bây giờ tốt hơn rồi, nhưng nhiều đêm vẫn mơ thấy ác mộng, gia đình tôi khó khăn, anh ấy đi làm xa 2 năm nay, đứa con thứ 2 gia đình tôi lại mắc bệnh động kinh, không đi làm cũng khó khăn, nhưng anh ấy quyết định sẽ ở nhà làm nông, nuôi thêm con bò làm vốn, dù khó khăn nhưng có vợ có chồng, còn đùm bọc nhau".
Đối với người dân quê, tết Dương lịch cũng chẳng khác ngày bình thường là mấy. Nhưng với các công nhân trên, đây là cái Tết có ý nghĩa nhất từ trước đến nay. Về quê, ai cũng làm mâm cơm mời bà con, hàng xóm đến chung vui khi thoát kiếp nạn, dù nó không phải "mâm cao, cỗ đầy" nhưng với họ sự động viên, quan tâm của bà con lối xóm là niềm an ủi vô cùng lớn lao.
Đức Văn
Theo dantri
Từ chối chơi xa, bạn trẻ "cố thủ" ở nhà dịp Tết dương Ngoài những chuyến đi xa, phần đông bạn trẻ đã dành những ngày nghỉ Tết Dương lịch ở bên gia đình, gặp gỡ bạn bè thân thiết. Và để khởi động năm mới thêm mới mẻ, họ đã có rất nhiều ý tưởng hay ho. Cách Tết cổ truyền vẫn còn khá lâu nên 4 ngày Tết Dương lịch là dịp nghỉ dài...