Vụ thảm sát mới có mở đường cho sự can thiệp quân sự vào Syria?
Phương Tây cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã thất bại trong việc mang lại hòa bình và sự thay đổi tích cực cho người dân Syria.
Kế hoạch hòa bình của phái viên quốc tế Kofi Annan đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, khi ngày 6/6, tại Syria lại xảy ra một vụ thảm sát mới, khiến gần 100 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Vụ việc mới này diễn ra chỉ chưa đầy nửa tháng sau vụ thảm sát kinh hoàng ở làng Houla, làm hơn 100 người thiệt mạng, trong đó đến một nửa là trẻ em.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế có trụ sở tại thủ đô London (Anh) cho biết, tối 6/6, xe tăng với những loạt pháo rền trời đã tấn công hai ngôi làng cách thành phố Hama khoảng 20 km về phía Tây Bắc, làm ít nhất 86 người thiệt mạng. Hầu hết các nạn nhân đều bị bắn ở cự ly gần hoặc bị thiêu cháy trong những ngôi nhà.
Các nhà ngoại giao tham dự cuộc họp “Những người bạn của Syria” diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/6 (Ảnh: Reuters)
Phe đối lập tại Syria đã đổ lỗi cho các lực lượng trung thành với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assadchịu trách nhiệm về thảm kịch này. Trong khi đó, kênh truyền hình nhà nước Syria đưa tin, binh sỹ chính phủ đã tìm thấy các thi thể sau khi tiêu diệt “các phần tử khủng bố”.
Vụ việc đã khiến cuộc khủng hoảng tại Syria bị đẩy lên cao trào khi diễn ra chưa đầy nửa tháng sau vụ thảm sát kinh hoàng tại làng Houla, làm hơn 100 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Hơn lúc nào hết, dư luận lại đặt ra câu hỏi, liệu cuộc thảm sát này có mở đường cho một sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria hay không? Bởi kịch bản này đã từng xảy ra với Libya khi phương Tây phát động chiến dịch oanh kích Libya với tuyên bố nhằm thực thi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về bảo vệ dân thường khỏi các cuộc thảm sát.
Chính quyền Mỹ, ngay ngày 6/6, đã lên tiếng ủng hộ đề xuất hối thúc Liên Hợp Quốc cân nhắc khả năng cho phép can thiệp quân sự vào Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh: “Đã đến lúc tất cả chúng ta phải tập trung vào tiến trình chuyển giao quyền lực tại Syria, mở đường cho một tương lai dân chủ, hòa hợp và đa nguyên. Thực tế cho thấy, Tổng thống Bashar al-Assad không thể và đã thất bại trong việc mang lại hòa bình, ổn định và một sự thay đổi tích cực cho người dân Syria. Trong lúc này, cần thiết phải có cuộc thảo luận về những “yếu tố chính” của chiến lược chuyển giao dân chủ tại Syria”.
Trong khi đó, phe đối lập của Syria vừa tuyên bố không tuân thủ lệnh ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Arab, ông Kofi Annan. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ thất bại cận kề của bản kế hoạch được hy vọng sẽ tạm thời giúp ngưng bạo lực ở Syria.
Những diễn biến mới này diễn ra ngay trước thềm một cuộc họp kín tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ bàn về cuộc khủng hoảng Syria. Cuộc họp có sự tham dự của 16 nước, trong đó có Mỹ, nhiều nước châu Âu và Arab. Một người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết, cuộc họp là nhằm tìm kiếm biện pháp nhằm gia tăng hơn nữa sức ép đối với chính quyền ông Bashar al-Assadbuộc ông này thực hiện các cam kết liên quan tới kế hoạch của ông Annan.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nga kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế mới về tình hình Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Chúng tôi đề xuất tổ chức một cuộc gặp các nước có ảnh hưởng đối với các phe phái đối lập tại Syria. Đó là các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các nước trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, các nước Liên đoàn Arab và Liên minh châu Âu. Mục đích của hội nghị là những tác nhân bên ngoài, không bao gồm Syria, bước đầu sẽ đạt được thỏa thuận tiếp tục kế hoạch hòa bình của phái viên quốc tế Kofi Annan. Bởi tất cả chúng ta đều ủng hộ kế hoạch này”.
Từ khoảng 15 tháng qua, Syria lún sâu vào những vòng xoáy bạo lực. Viễn cảnh hòa bình xa dần khi các bên đối đầu không chịu nhượng bộ. Tuy nhiên, trong khi chưa có một giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria, để chấm dứt bạo lực, kế hoạch của ông Annan vẫn được cho là bài giải khả dĩ nhất.
Theo các nhà phân tích, thực tế phức tạp đang diễn ra ở Iraq và Libya cho thấy hậu quả tai hại của các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài. Vì thế, giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria là đáp án tốt nhất mà các bên liên quan cần phải kiên trì và có thiện chí. Sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là cần thiết nhưng quan trọng nhất là để cho người Syria tự quyết định vận mệnh của mình. Nỗ lực cứu vãn hòa bình dù muộn còn hơn là một giải pháp quân sự đẫm máu./.
Theo VOV
Syria: Trục xuất nhà ngoại giao, đón nhân viên cứu trợ
Bộ Ngoại giao Syria thông báo Syria quyết định trục xuất 17 nhà ngoại giao nước ngoài. Danh sách bao gồm đại sứ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ý cùng các tùy viên thương mại của Bỉ, Bulgaria, Đức và Canada.
Quyết định trên của Syria được đưa ra sau khi các nước phương Tây đã trục xuất các nhà ngoại giao Syria để phản đối vụ thảm sát hơn 100 người tại làng Houla ở miền Trung nước này vào tuần trước.
Tại Syria, Quân đội Syria tự do (FSA) đã bắt đầu tấn công quân đội chính phủ và tuyên bố không còn bị ràng buộc với lệnh ngưng bắn theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên Kofi Annan. Một nhóm đối lập khác của Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố thành lập lực lượng quân sự mới mang tên Mặt trận Cách mạng Syria. Tổ chức này khẳng định có 12.000 tay súng ở Syria.
Đụng độ dữ dội giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập tại tỉnh Latakia ở phía Tây Syria hôm 5-6, làm ít nhất 15 quân chính phủ và 3 lính thuộc lực lượng nổi dậy thiệt mạng.
Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền tại Syria có trụ sở ở London cũng cho biết cuộc giao tranh mới đã nổ ra tại thành phố Haffeh và các làng chung quanh, nơi trước đó lực lượng nổi dậy đã chiếm được nhiều trạm kiểm sát.
Toán quân nổi dậy tụ tập ở thị trấn Kfar Nebel, tỉnh Idlib, hôm 5-6 (Ảnh: AP)
Trong khi đó, chính quyền Syria đã cho phép nhân viên cứu trợ thuộc các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các tổ chức phi chính phủ có mặt ở 4 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bạo lực kéo dài, gồm Homs, Deraa, Idlib và Deir Azzor. LHQ cho biết đây là lần đầu tiên, các nhân viên cứu trợ, ngoài Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ, được phép vào Syria.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 6-6 sẽ họp với các nước đồng minh tại Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về hướng giải quyết tốt đẹp nhất đối với Syria cũng như Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo NLD
Phe đối lập rút khỏi kế hoạch hoà bình, Syria trước nguy cơ nội chiến Sau quyết định này, phe đối lập Syria bắt đầu mở lại các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ. Ngày 4/6, Thiếu tá Sami al-Kurdi, người phát ngôn Hội đồng quân sự của lực lượng đối lập tại Syria, tuyên bố lực lượng này không còn thực hiện cam kết đối với kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên...