Vụ thảm sát 89 người bên trong rạp hát Paris diễn ra như thế nào?
Một chiếc Volkswagen Polo màu đen dừng lại bên ngoài rạp hát Bataclan vào lúc 21h40 giờ địa phương tối thứ 6, và 3 tay súng mang vũ khí hạng nặng bước ra. Chưa đầy 3 giờ sau đó, chúng đều thiệt mạng, sau khi sát hại 89 người và khiến 99 người khác bị thương nặng. Điều gì đã xảy ra trong thời gian đó?
Ban nhạc rock Eagles of Death Metal đang trình diễn tại rạp hát Bataclan thì vụ tấn công xảy ra (Ảnh: RTVE)
“Nó giống một địa điểm sát sinh vậy”, Michael O’Connor, 30 tuổi, từ South Shields tại đông bắc Anh, một trong những người sống sót trong vụ tấn công, kể lại những ký ức kinh hoàng. “Tôi đã lội qua những vũng máu, qua các thi thể nạn nhân để thoát ra ngoài”.
Các công tố viên Paris đã bắt đầu công việc gian nan nhằm xâu chuỗi các bằng chứng và các miêu tả của nhân chứng để cố gắng xác định chính xác những gì xảy ra trong rạp hát Bataclan. Nhưng một phần của bức tranh đã được tiết lộ thông qua lời kể của những người may mắn sống sót.
Các tay súng đã xông vào rạp hát qua cổng chính lúc 21h40, khoảng 30-45 phút sau khi ban nhạc rock Eagles of Death Metal bắt đầu trình diễn. Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy các thi thể tại hành lang gần lối vào.
Sau khi vào bên trong rạp hát, chúng bắt đầu nổ súng vào đám đông. Theo lời 3 nhân chứng Grégoire, Thomas và Nicolas, chúng nổ súng đầu tiên vào những người đứng ở khu vực quầy bar.
Ba nhân chứng khi đó đang xem buổi biểu diễn từ ban công và kể lại rằng đã thấy một sự chuyển động trong đám đông bên dưới giống như “một cơn gió rất mạnh thổi qua cánh đồng”, khi mọi người bắt đầu hiểu ra có chuyện gì đang ập đến và bắt đầu bỏ chạy toán loạn.
Một nhân chứng khác, Fahmi, đang có mặt trong đám đông ở tầng 1 thì nghe thấy tiếng nổ mà ban đầu anh tưởng là pháo hoa. “Ban đầu tôi nghĩ đó là một phần của buổi trình diễn, nhưng sau đó tôi quay lại và nhìn thấy một người vừa bị đạn bắn trúng mắt”, Fahmi thuật lại với tờLiberation.
Các tay súng đã đột nhập vào rạp hát bằng 2 lối (mũi tên màu đỏ), và một số khán giả thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm khẩn cấp (màu xanh) (Đồ họa: BBC)
Nhiều người nằm xuống sàn nhà, nhưng không có gì để có thể ẩn nấp trong rạp hát. Các tay súng bắn bừa bãi vào những người đang nằm trên sàn.
Video đang HOT
Ít nhất một trong các tay súng được cho là đã chạy lên cầu thang và sát hại khán giả ở khu vực ban công. Có thể tay súng đã sử dụng ban công làm vị trí thuận lợi để nổ súng vào những người khác ở phía dưới.
Trong lúc hoảng loạn, một nhân viên an ninh đã hô lớn rằng mọi người hãy đi theo anh qua một cửa thoát hiểm ở bên trái sân khấu, nhân chứng Anthony kể lại. Nhiều người đã thoát ra ngoài thông qua cách này, một số người bị thương nặng. Cuộc thoát thân trong hoảng loạn của họ đã được ghi lại bằng điện thoại di động từ cửa sổ một căn hộ ở con phố đối diện.
Julien Pearce, một nhà báo của mạng lưới phát thanh Pháp Europe 1,cho biết anh đã nằm dưới nền đất gần phía trên của sân khấu khoảng 10 phút khi vụ tấn công diễn ra.
Kinh hoàng con tin trúng đạn tháo chạy khỏi nhà hát Pháp
Trong một thời điểm khi các tay súng nạp đạn, Pearce đã thúc một nhóm khoảng 10 người ở quanh anh cố gắng tốn thoát. “Chúng tôi chạy tới trốn trong một căn phòng nhỏ ở bên phải sân khấu, nhưng căn phòng đó không nối với chỗ nào. Chúng tôi bị kẹt tại đó”.
Họ đã phải đợi một lúc nữa, khi các tay súng tiếp tục ngừng để nạp đạn, để chạy qua sân khấu tới cửa thoát hiểm ở phía bên kia. Pearce đã cõng một phụ nữ bị thương nặng trên lưng và đưa cô ra ngoài.
Theo các nhân chứng Grégoire, Thomas và Nicolas, khoảng 50 người đã tìm đường lên mái nhà và trốn tại đó trong hơn 2 giờ cho tới khi chiến dịch can thiệp của cảnh sát kết thúc. Những người khác trốn trong các văn phòng hoặc khóa trái cửa trong các toilet, chờ người tới trợ giúp.
Nhưng nhiều khán giả của rạp hát không có cách nào khác là phải ở nguyên tại chỗ, cùng những người thiệt mạng và bị thương. “Tôi lấy thân mình che cho bạn gái. Có ai đó nằm ở dưới chân tôi, có ai đó nằm đè lên đầu bạn gái tôi. Mọi người chèn lên nhau. Nhiều người bị bất tỉnh hoặc bị thương nặng. Tôi nghĩ họ đã chết”, O’Connor miêu tả.
O’Connor đã lo sợ về điều tồi tệ nhất. “Tôi nói với bạn gái là tôi yêu cô ấy. Còn có thể làm gì khác trong lúc đó?”.
Nhân chứng Theresa Cede kể lại với BBC: “Một nam giới bị thương nặng và khóc lên vì đau đớn. Chúng tôi đã bảo anh ấy rằng: “Hãy im lặng, để được sống, đừng cử động”, vì mọi việc chưa kết thúc, vẫn có thêm những tiếng súng”.
Cảnh tượng bên trong rạp hát sau vụ tấn công (Ảnh: Dailymail)
Cede cũng miêu tả khoảnh khắc cảnh sát đột nhập vào rạp hát.
“Tôi có thể nhìn thấy lối vào rạp hát phía sau. Tôi nhìn thấy cánh cửa từ từ mở ra. Tôi không biết cái gì đang diễn ra, nhưng tôi nhìn thấy đuốc, ánh đèn, và tôi nghĩ “chắc là cảnh sát”.
“Họ đứng sau các tấm chống đạn lớn. Họ không nói gì, họ khuyên chúng tôi ở nguyên vị trí. Họ tạo thành một vành đai ở cuối rạp hát và họ bắt đầu chĩa súng lên ban công, nơi các tay súng đang có mặt tại đó.
Theo trưởng công tố Paris, một cảnh sát đã bắn trúng một trong số các tay súng, và áo vest tự sát của tên này đã phát nổ. Hai kẻ tấn công khác sau đó đã cho nổ tung mình.
“Cuối cùng cảnh sát nói với chúng tôi rằng hãy vẫy tay nếu có thể, để họ biết chúng tôi còn sống. Lúc đó tôi mới thở phào”, O’Connor nhớ lại.
Vụ tấn công tại rạp hát kết thúc sau hơn 3 giờ, nhưng sứ mệnh marathon nhằm cứu sống những người trong tình trạng nguy kịch mới chỉ vừa bắt đầu.
5 địa điểm khác ở trung tâm thủ đô Paris cũng bị tấn công vào tối ngày 13/11, khiến 40 người khác thiệt mạng. Đây là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất tại Pháp kể từ Thế chiến II.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Xác định nghi phạm chỉ đạo vụ khủng bố Paris
Các nhà điều tra Pháp đã xác định Abdelhamid Abaaoud, một trong những đao phủ sừng sỏ của IS tại Syria, có thể là đạo diễn vụ khủng bố ở Paris đêm 13.11 khiến ít nhất 129 người thiệt mạng.
Cơ quan điều tra Pháp cho rằng Abdelhamid Abaaoud chỉ đạo vụ khủng bố tại Paris đêm 13.11 - Ảnh: Reuters
Đài RTL ngày 16.11 cho biết Abdelhamid Abaaoud (27 tuổi) là người đã nói chuyện với những kẻ tấn công liều chết tại Paris đêm 13.11. Abaaoud có quốc tịch Bỉ, sống tại khu phố Molenbeek và đã giám sát cuộc tấn công tại Paris, theo đài RTL. Tên này được cho là có liên hệ trực tiếp với một trong những kẻ khủng bố tại Paris, cũng sống tại khu Molenbeek.
Hồi tháng 1, cái tên Abdelhamid Abaaoud cũng xuất hiện trong một loạt vụ tấn công bất thành ở Bỉ. Y được cho là giữ vai trò ra lệnh và hỗ trợ tài chính cho chiến dịch khủng bố này. Điện thoại di động của Abaaoud khi đó được định vị tại Hy Lạp.
Abaaoud là một trong những đao phủ khét tiếng của IS và từng xuất hiện trong một đoạn video của tổ chức này. Trong đó, y lái chiếc xe chở theo nhiều thi thể đến một hố chôn lớn, theo The Guardian.
Có một sự trùng hợp với vụ tấn công khủng bố tại Paris là hộ chiếu Syria được tìm thấy cạnh thi thể của đối tượng đánh bom liều chết tại sân vận động Stade de France cũng được đăng ký nhập cư tại Hy Lạp. Abdelhamid Abaaoud hiện vẫn chưa được tìm thấy và các nhà điều tra Pháp cho rằng có thể tên này là đạo diễn vụ tấn công. Y cũng đã chiêu mộ em trai 13 tuổi của mình gia nhập hàng ngũ IS, theo RTL.
Về quá trình điều tra vụ tấn công khủng bố tại Paris đêm 13.11, tờ Le Monde ngày 16.11 cho hay các nhà điều tra Pháp đang hướng sự chú ý đến 3 anh em người Pháp sống tại Bỉ. Một trong 3 người tên là Ibrahim Abdeslam, là kẻ đánh bom liều chết tại đại lộ Voltaire (quận 11, Paris) đêm 13.11. Người thứ hai là Salah Abdeslam (26 tuổi) có mặt tại Paris vào thời điểm các vụ tấn công diễn ra, đang bị truy nã quốc tế và cũng là người thuê chiếc xe hơi nhỏ màu đen hiệu Polo để đến nhà hát Bataclan. Salah được cho có thể đã tham gia vào các vụ xả súng tại quận 10 và quận 11, theo Le Monde.
Salah Abdeslam, nghi can đang lẩn trốn. Cảnh sát Pháp nói tên này cực kỳ nguy hiểm - Ảnh: Reuters
Lực lượng cảnh sát Pháp đã kiểm tra chiếc xe hơi hiệu Golf màu đen của Salah khi tên này đi đến vùng Cambrai ở miền bắc, gần biên giới với Bỉ sáng 14.11, trong xe còn có 2 người khác, tuy nhiên cảnh sát đã không bắt giữ ai trong số này. Cảnh sát Bỉ sau đó phát hiện chiếc Golf đen tại khu vực Molenbeek ở thủ đô Brussels nhưng Salah không có trong xe. Người còn lại trong 3 anh em, tên Mohamed Abdeslam đã bị bắt giữ.
Đến nay cơ quan điều tra Pháp đã xác định danh tính của 3 kẻ đánh bom tự sát. Người đầu tiên là Ismail Omar Mostefai (29 tuổi), người Pháp, từng là tội phạm vặt và từng đến Syria trong vài tháng từ năm 2013-2014 và bị tình báo Pháp theo dõi từ năm 2010. Cha và anh trai của Mostefai đã bị tạm giữ vào cuối ngày 14.11. Bảy người khác liên quan đến Mostefai cũng bị tạm giữ tại vùng Essonne và Aube.
Đến ngày 15.11, 2 phần tử đánh bom tự sát nữa cũng được xác định. Một người là Bilal Hadfi (20 tuổi), thủ phạm của một trong các vụ đánh bom ở gần sân vận động Stade de France. Tên này chiến đấu cho IS tại Syria, theo nguồn tin tình báo châu Âu của tờ Washington Post. Người còn lại là Ibrahim Abdeslam thực hiện vụ đánh bom ở đại lộ Voltaire.
Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được danh tính của 4 kẻ khác tấn công đêm 13.11. Lực lượng chức năng đã tìm thấy hộ chiếu của một người tên Ahmad al Mohammad, sinh ngày 10.9.1990, quốc tịch Syria gần thi thể của một kẻ tấn công gần sân Stade de France. Cái tên Ahmad al Mohammad hoàn toàn xa lạ với lực lượng tình báo Pháp. Giới chức Hy Lạp cho biết hộ chiếu này từng được dùng để đăng ký nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ vào đảo Leros (Hy Lạp) vào ngày 3.10. Chủ nhân hộ chiếu này sau đó xin tị nạn tại Serbia trước khi đến các nước Croatia ngày 8.10 và sau đó là Hungary. Bộ trưởng Tư pháp Pháp, bà Christiane Taubira ngày 15.11 cho biết hộ chiếu tìm thấy tại hiện trường là giả.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Chi tiết về nghi phạm khủng bố Paris được nhận dạng Lực lượng chức năng đã xác định danh tính của một trong những tên khủng bố tấn công vào nhà hát Bataclan ở thủ đô Paris (Pháp). Kẻ này từng sang Syria vào năm 2013-2014 và thuộc diện theo dõi của tình báo Pháp. Nghi phạm tấn công nhà hát Bataclan từng bị tình báo Pháp theo dõi - Ảnh: Reuters Từ một...