Vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước: Bỡn cợt trên nỗi đau, coi chừng phạm pháp
Vụ thảm sát ở Bình Phước, bên cạnh những dòng chia sẻ về nỗi mất mát, đau thương với thân nhân gia đình nạn nhân, trên mạng còn xuất hiện những “biến tấu” cần lên án.
1. Cách đây vài năm, sau vụ thảm án ở Bắc Giang, trên mạng lẫn ngoài đời xuất hiện trào lưu: “Vãi luyện!”, thì nay, sau vụ thảm sát ở Bình Phước trào lưu ấy đã chuyển thành: “Vãi Dương” – tên nghi phạm chính gây ra vụ thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước.
Ngoài việc liên hệ đến vụ thảm án ở Bắc Giang, không ít người còn liên hệ đến vụ sát hại người tình man rợ ở Hà Nội năm 2010 để hòng qua những so sánh ấy xem ai là kẻ man rợ hơn?!. Thậm chí có người còn ghép chân dung của Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến bên cạnh nhau rồi đưa ra kết luận cả 4 là “sát thủ hàng đầu và đều vì… tình”. Ngoài ra, không ít người còn chế ảnh Nguyễn Hải Dương như một phần tử Hồi giáo tự xưng IS.
Tôi cho rằng, những liên hệ, so sánh và những quan điểm như thế là quyền của mỗi người. Nhưng cái quyền ấy lại chính là những nhát dao nhằm vào những thân nhân của những nạn nhân lẫn thân nhân của những kẻ sát nhân 3 vụ thảm án đã qua (trừ những người liên đới như trong vụ án Lê Văn Luyện). Lẽ ra, thời gian sẽ giúp họ nguôi ngoai nỗi đau, sự mất mát, nhưng nay chỉ vì “sự nhiệt tình của những anh hùng bàn phím” đã làm cho vết thương cũ nứt toác, bóp nghẹt tâm can họ thêm một lần nữa.
Rõ ràng, đây không chỉ là việc làm nhiễu loạn thông tin mà còn là vấn đề đạo đức của những người đưa ra những thông tin, trò đùa ác ý trước vấn đề xã hội. Như thế thì có tội không?
Ghép ảnh các sát thủ từng gây ra những vụ thảm án gây kinh hoàng cho xã hội
2. Không chỉ viết entry, đưa ra những ví dụ, so sánh và tiếp tay cho trào lưu “vãi Dương” ngày thêm nảy nở, một hiện tượng khác khiến tôi không khỏi rùng mình. Đó là việc người ta sẵn sàng lấy vụ thảm sát ở Bình Phước ra để làm trò đùa, “đe dọa” tính mạng người khác.
Video đang HOT
Chẳng hạn, có một tin nhắn “khủng bố” đang được “chia sẻ” trên một trang mạng và nhận được hàng trăm lượt like như sau: “Mình chia tay anh nhé. Gia đình em không đồng ý cho em yêu anh”. Tin nhắn hồi đáp của người bạn trai: “Không sao đâu em. Anh hiểu mà. Em hỏi bố mẹ em có biết vụ thảm sát ở Bình Phước không?”
Ngoài ra, trên trang web này còn trưng lên một “phép thử”: “Kể từ ngày hôm nay, tất cả anh em mình đi hỏi vợ rất dễ. Nếu không được đồng ý chỉ cần nói một câu là bố vợ đồng ý liền: Bác có biết vụ Bình Phước không ạ?”.
Tôi tin rằng tin nhắn kia là không có thật và “phép thử” kia chỉ là một trò đùa. Nó hoàn toàn vô hại trong thế giới ảo, nhưng với đời sống thật nó sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Tôi nhớ cách đây hai năm, ở một nước nọ xảy ra vụ án mạng con rể hụt giết bố đẻ người yêu cũ chỉ vì người cha kịch liệt ngăn cản. Và cũng như dẫn chứng tôi vừa kể ra ở trên, một thanh niên sau khi bị người yêu chia tay đã nhắn tin cho cô gái với nội dung nhắc lại vụ án vừa xảy ra. Cô gái sợ quá đã cho rằng bạn trai cũ sẽ tìm cách giết hại người thân trong gia đình nên đã báo cảnh sát. Kết quả anh chàng bị bắt, vừa bị tống vào trại cải tạo, vừa phải nộp phạt và xin lỗi công khai gia đình nạn nhân.
Còn ở nước mình thì sao? Xin được trích: Việc nhắn tin mang tính đe dọa giết người nhằm làm nạn nhân biết việc này có thể xảy ra thì sẽ bị khép vào tội Đe dọa giết người, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt cho loại tội phạm này là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Tôi vẫn tin những gì đã nói ở trên chỉ là sản phẩm của những kẻ thích đùa. Nhưng không phải đùa lúc nào cũng mang lại tiếng cười, niềm vui. Nếu đùa không đúng cách, không đúng lúc thì rất dễ mang tiếng “hạnh tai lạc họa” (cầu cho người bị tai và lấy làm thích), thậm chí phải trả giá đắt cho trò đùa dại của mình.
Theo Thể thao & Văn hóa
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Đừng thêm nghiệp chướng cho những kiếp người
Như biết bao các comment trên mạng, tôi cũng đã nguyền rủa hai nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước. Tôi muốn hung thủ phải đền tội ở mức cao nhất, tất nhiên không phải là kiểu... hành hình như thời trung cổ như những ý kiến quá khích (có người thậm chí còn đòi... tru di tam tộc).
Căm phẫn của công chúng là điều dễ hiểu. Tôi cũng căm phẫn. Thế nhưng, khi nghe hoang tin bố của một nghi phạm quẫn trí tự tử (nhưng bất thành), tôi bỗng giật mình. Cùng lúc đó lại có tin, mẹ của nghi phạm nhiều lần lao đầu vào tường để quyên sinh.
Tôi giật mình vì nhớ đến những nỗi đau bên ngoài các vụ án chấn động dư luận gần đây. Bố sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ sát hại người tình, bị tai nạn giao thông chết trên đường, còn mẹ thì bị thương ngay trước phiên tòa phúc thẩm năm 2010.
Còn gia cảnh của sát thủ Lê Văn Luyện (giết gia đình chủ tiệm vàng ở Bắc Giang) còn thê lương hơn: Bố và 5 người thân đi tù vì liên đới, mẹ phát bệnh tâm thần, em trai bỏ học. Ông nội già yếu luôn đau đớn, dằn vặt, khổ tâm, không dám xuất hiện trước đám đông và luôn cảm thấy nhục nhã. Ngôi nhà của gia đình Luyện trước kia giờ đã trở thành hoang phế.
Nghi phạm Nguyến Hải Dương và Vũ Văn Tiến
Thông tin mới nhất về vụ thảm sát ở Bình Dương cho thấy, bố nghi can Vũ Văn Tiến chưa chắc đã phải tự tử mà do có thể do mất tập trung, nên tông xe vào cầu. Ông bị bất tỉnh một lúc lâu, may mắn được người dân phát hiện và đưa về nhà. Sau vụ việc, nạn nhân bị trầy xước, mắt trái đỏ bầm, vùng da quanh mắt trầy xước nhiều, chiếc xe bị hư hỏng nặng.
Chưa rõ nguyên nhân của tai nạn, nhưng có thể thấy ngay cú sốc lớn mà gia đình hai nghi can đang phải chịu đựng. Ai làm, nấy chịu. Ai sinh ra nghiệp thì người đó phải gánh chịu. Nhân - quả có thể ở ngay kiếp này, nào phải đợi đến kiếp sau đâu. Thế nhưng, người Việt Nam cũng có câu "Con dại, cái mang". Cảm giác tội lỗi (vì con cái mình gây ra tội ác), và áp lực của dư luận chắc chắn sẽ không buông tha hai gia đình này, nhất là trong quá trình điều tra xét xử vụ thảm sát tới đây.
Kẻ có tội phải bị trừng trị thích đáng. Nhưng các thân nhân của họ - những người không dính dáng tới vụ án - thì đương nhiên không có lỗi gì trước pháp luật. Xét ở một khía cạnh nào đó, họ còn là nạn nhân của những đứa con nghịch tử, bất hiếu. Vậy có nên chồng lên họ những áp lực không đáng có? Bài học của gia đình Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện vẫn còn đó.
Ở một số nước, nghi phạm đến khi ra tòa vẫn được bảo vệ hình ảnh. Ở ta có thể không cần thiết phải như vậy, nhưng các thân nhân rất cần bảo vệ hình ảnh, uy tín, danh dự trong cộng đồng. Tòa án lương tâm trong họ tự kết tội họ là đủ rồi. Họ vẫn cần phải sống, và sống tốt hơn gấp nhiều lần để trả nợ thay cho những đứa con bất hiếu của mình, để bù đắp cho xã hội, cộng đồng...
Muốn thế thì trước tiên hãy rộng lòng để họ được sống yên ổn.
Đăng tải hình ảnh, tiếp cận, truy vấn thân nhân các nghi phạm nên chăng chỉ dừng ở một mức độ nào đó, phục vụ quá trình điều tra, làm rõ vụ án. Với sự lan tỏa của thời đại internet, thì thân nhân của họ không những phải tủi hổ trước cộng đồng nhỏ xung quanh mình, mà có bỏ đi biệt xứ cũng không thể thoát được. Vì thế hãy ứng xử đúng đắn để khỏi khiến họ nghĩ quẩn, làm liều...
Đối với các nạn nhân của vụ án cũng vậy. Người chết thì đã chết rồi. Có đáng không khi đặt ra nghi vấn em bé 18 tháng tuổi là con riêng của nghi phạm với nạn nhân Ái Linh? Hay cả chuyện scandal tiền bạc của con gái ông Mỹ với người yêu cũ - nó có thực sự liên quan đến vụ thảm sát này không? Có đáng phải khơi lại quá khứ của một người đã chết?
Vụ án đã xảy ra rồi. Kẻ có tội sẽ phải đền tội. Chẳng ai muốn có thêm nghiệp chướng đổ xuống những mái đầu bạc, những người vô tội.
Ngô Khởi
Theo_Thể thao văn hóa
'Giải mã' 10 câu hỏi quanh vụ thảm sát ở Bình Phước Những dấu vết trên tường là của ai, vì sao camera không hoạt động, cuộc gọi cầu cứu của nạn nhân có hay không, nhóm hung thủ có mấy người, tại sao lại ra tay tàn độc giết 6 mạng người, bé gái 18 tháng tuổi thoát nạn ra sao, hung thủ đột nhập vào nhà bằng cách nào...? Những câu hỏi xung...