Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lập luận sốc về xác nạn nhân
Khi bị can Mạnh Tường tự đưa ra những lý giải về xác chị Huyền sau nhiều tháng vẫn khá nguyên vẹn thì TS.LS Trần Đình Triển lại có những lập luận khá sốc về xác nạn nhân.
Sau những băn khoăn của bị can Nguyễn Mạnh Tường cũng như những đồn đoán chưa có căn cứ về “cảm xúc lạ” của bị can này, để rộng đường dư luận, PV đã có buổi phỏng vấn ông Ngô Hường Dũng – Phó viện Trưởng viện Pháp y Quốc gia (bộ Y tế) để tìm hiểu thêm về những điều chưa được làm rõ trong vụ án này.
Vụ thẩm mỹ việc Cát Tường ngày càng được dư luận quan tâm
Theo ông Ngô Hường Dũng, trường hợp nạn nhân vụ TMV Cát Tường, về nguyên tắc, có thể căn cứ vào việc “xét nghiệm khuê tảo” để đi đến kết luận nạn nhân chết trước hay sau khi ném xuống nước. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy, bởi để có khuê tảo trong tủy xương, trước hết phải có động tác hít nước vào rất mạnh thì phế nang gây tổn thương nặng cho mô phổi. Lúc này mới có cơ hội để nước vào đường tuần hoàn mang theo khuê tảo trong nước. Sau khi thâm nhập vào hệ tuần hoàn, khuê tảo sẽ theo máu đến tủy xương. Điều đó cho thấy, để có cơ hội cho khuê tảo vào được tủy xương thì người đó phải có hoạt động hô hấp tương đối bình thường.
“Trong vụ án náy. Qua diễn biến sự việc, kể cả trong trường hợp mà ở thời điểm bị can Tường ném chị H. xuống nước, chắc chắn một điều, lúc đó tình trạng sức khỏe của chị H. nếu còn sống thì cũng không còn các hoạt động chức năng sống bình thường, đặc biệt là chức năng hô hấp và tuần hoàn, vì vậy nên yếu tố đầu tiên để các phế nang là rất khó”, vị Phó viện trưởng nói.
Thứ hai, không phải mọi trường hợp khi khuê tảo xâm nhập được vào vòng tuần hoàn là có thể tìm thấy trong tủy xương, mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Độ đậm của khuê tảo, thời gian từ khi khuê tảo xâm nhập đến khi nạn nhân ngừng tuần hoàn…
Mặt khác, việc tìm thấy khuê tảo trong tủy xương của nạn nhân mang giá trị chẩn đoán “dương tính”, tức là nếu tìm thấy khuê tảo thì xác định nạn nhân chết trong môi trường nước. Nếu không tìm thấy khuê tảo trong tủy xương thì cũng không loại trừ được khả năng nạn nhân đã chết do ngạt nước.
Người ta đã thí nghiệm ngâm xương trong môi trường nước thì khuê tảo vẫn không xâm nhập một cách tự do. Vào thời điểm này, nếu làm xét nghiệm khuê tảo thì chắc chắn phải khai quật tử thi để lấy tủy xương làm xét nghiệm.
“Trong vụ án Cát Tường, nếu gia đình chưa thật hoàn toàn tin tưởng, có thể đề nghị để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, giám định lại”, ông Dũng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhận định về khả năng xác định nguyên nhân cái chết của chị H. vào thời điểm này, vị Phó viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia cho rằng, có thể nói “không có cơ sở khoa học chắc chắn” để xác định nguyên nhân chết.
Tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển hoài nghi tính thực của xác chết được tìm thấy hôm 17/8
Không tin đó là xác chị Huyền?
Ở một diễn viên khác, trong một cuộc trao đổi với PV tại văn phòng luật sư Vì Dân, tiến sỹ luật, luật sư Trần Đình Triển cũng bày tỏ những nhận định của cá nhân ông về vụ án đang rất được dư luận quan tâm này. Luật sư Triển mở đầu buổi phóng vấn bằng một nhận định gây “sốc”: “Tôi có hơn một lý do để không tin đó là xác nạn nhân Cát Tường”. Luật sư Triển cũng khẳng định, bản thân ông rất quan tâm đến vụ án này, ông từng được đào tạo về pháp y và cũng có nhiều kinh nghiệm tham gia giải quyết các vụ án mạng.
Luật sư Triển lập luận: “Tính đến thời điểm vớt được xác, thì thi thể chị Huyền đã nằm dưới sông Hồng suốt 9 tháng, có mùa nóng. Có mùa nước cạn… Theo quy luật thông thường, tùy theo môi trường, sau 3 đến 4 tháng thi thể chỉ còn xương. Vậy thì tại sao sau 9 tháng, điều kiện nước chảy có sự va đập, có cá và động vật khác… mà thi thể da thịt mới chỉ đang trong quá trình phân hủy?”
Theo lời vị luật sư, từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, một xác chết nổi lên mặt nước được, bởi sau khi thả xuống nước, vi sinh vật tác động vào đường ruột và ổ bụng sẽ tạo khí, kéo cả xác chết nổi lên. Sau đó, ổ bụng và thành ruột bị phân hủy dần và thi thể bị chìm. “Trong khi bụng chị Huyền đã bị mổ, xác bị ném từ trên cầu Thanh Trì xuống nước thì bụng và ruột có bị vỡ ra không? Còn đâu không khí chiếm chỗ để mà nổi?”, luật sư Triển đặt nghi vấn.
Bên cạnh đó, vị luật sư cũng hoài nghi về kết quả giám định ADN. Ông cho rằng, trước những lăn tăn từ các phía (kể cả từ gia đình nạn nhân), sẽ là công bằng hơn nếu thi thể được tìm thấy tại bến đò Văn Đức được đem đi xét nghiệm ADN thêm một lần nữa. Cũng trong buổi phỏng vấn, luật sư Trần Đình Triển còn cho biết, trên quan điểm luật sư, ông đồng ý với tội danh truy tố ban đầu của cơ quan điều tra đối với bị can Tường, đó là tội giết người.
Theo_Megafun
Ông Trần Đình Triển không đủ trình độ tối thiểu để hành nghề luật sư
Vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chết bệnh nhân rồi cùng nhân viên bảo vệ thẩm mĩ viện Cát Tường ở đường Giải Phóng, Hà Nội đem xác nạn nhân vứt xuống sông nhằm phi tang gây bức xúc dư luận. Vụ án này được các cơ quan báo chí đưa tin liên tục dưới nhiều chiều khác nhau để rộng đường dư luận. Trong khi đó, ông Trần Đình Triển phát ngôn: Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phạm tội "vô ý giết người" làm ô danh vai trò luật sư của chính ông ta...
Báo điện tử http://soha.vn/xa-hoi/toa-dam-truc-tuyen-bac-si-cat-tuong-co-toi-hay-thoat-toi-20140116092644156.htm tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến về quan điểm của một số luật sư (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Với chức danh Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Trưởng ban Bảo vệ Luật sư (vừa mới bầu), ông Trần Đình Triển được mời tham dự. Ông Triển đã phát ngôn một cách thiếu hiểu biết đặc biệt nghiêm trọng, xúc phạm danh dự, uy tín của Đoàn Luật sư Hà Nội. Toàn văn lời trình bày của ông Trần Đình Triển được nhiều báo điện tử như VTC News.vn, Baomoi.com, v.v... đăng tải phục vụ bạn đọc trong nước và nước ngoài.
Luật sư Trần Đình Triển bày tỏ quan điểm trong buổi tọa đàm.
Trích một vài đoạn lời của luật sư Trần Đình Triển như sau:
..."Trước hết, trong vụ án này, cái mà gây lên sự bức xúc nhất với góc độ luật pháp là không tìm thấy thi thể nạn nhân. Đó quyết định mọi vấn đề để xem xét chứng cứ để quy kết trách nhiệm cho bác sĩ Cát Tường vi phạm vào tội nào? Đó là vấn đề xã hội đang đặt ra.
...Thứ nhất, là vi phạm về quy chế khám chữa bệnh, rõ ràng là một tội, khởi tố không sai. Thứ hai, vấn đề là tội căn cứ vào lời khai của bác sĩ Tường và lời khai của bảo vệ là có việc như vậy thì đây là cơ sở để tôi khởi tố tội xâm phạm thi thể.
Một số người đặt ra vấn đề là nếu không tìm ra thi thể thì đình chỉ vụ án. Tôi không đồng ý với ý kiến này...
...Vì vậy chúng ta phải đặt ra nhiều giả thiết. Ví dụ khi người bệnh đến phòng khám, bác sĩ giở trò tòm tem, hiếp dâm và người ta chống lại thì sao? Và anh sợ xấu hổ anh giết người ta thì là tội hiếp dâm khi có bằng chứng.
Trường hợp thứ 2, cũng có thể cho rằng gia đình chị Huyền khá giả, mang theo nhiều tài sản nên đã giết người chiếm đoạt tài sản. Hoặc cũng có thể khi anh làm cho người ta không đạt được nguyện vọng, người ta kiện, anh giết người ta thì sao? Hoặc do quá trình phẫu thuật sai sót, anh quá tự tin vào tay nghề dẫn đến cái chết là tội vô ý giết người.
Có rất nhiều giả thiết được đặt ra và chúng ta chưa có tài liệu gì từ Cơ quan Điều tra nên chúng ta chưa thể bàn được đó là tội gì?
Và tôi cho rằng không thể đình chỉ vụ án và sau 1 năm bác sĩ Tường sẽ bị khép vào tội danh ít nhất là vô ý giết người".
Quyền được bày tỏ quan điểm là quyền tối thượng của con người, ông Trần Đình Triển không là ngoại lệ. Nhưng Khoa học Luật Hình sự thì chỉ có một, đặc biệt khi mang thân phận luật sư, lại còn mang chức danh của Đoàn Luật sư Hà Nội, giữ chức Trưởng ban Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì ông Trần Đình Triển đã bộc lộ rõ khả năng kém cỏi khi định tội danh một cách thiếu hiểu biết, không đúng với các quy định của pháp luật hình sự. Tất cả những người đã từng học luật ở Việt Nam hoặc có chút ít hiểu biết có thể nhận ra cái sai cơ bản này của Trần Đình Triển, vì:
Trong Bộ luật Hình sự không có tội danh "Vô ý giết người" mà chỉ có tội danh " Vô ý làm chết người" tại Điều 98 Bộ luật Hình sự, hoặc "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự.
Hành vi giết người không bao giờ có lỗi vô ý vì giết người luôn là hành vi tước đoạt mạng sống người khác trái pháp luật, nên khi phát biểu trên báo chí luật sư phải cân nhắc từng câu chữ cho chính xác.
Một Luật sư, Tiến sĩ luật học mà nói sai luật, không biết định tội danh chuẩn xác như ông Trần Đình Triển, chứng tỏ ông ta không có năng lực, trình độ tối thiểu về pháp luật nên việc ông ta tiếp tục hành nghề luật sư, tiếp tục giữ các chức danh ở Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự, danh tiếng của giới luật sư Việt Nam.
Giáo trình Luật Hình sự trong các Trường Đại học Luật, Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, Học viện Kiểm sát hoặc các Khoa Luật trong hệ thống các trường đại học thì cụm từ "Vô ý giết người" không bao giờ xuất hiện, sinh viên thi mà nói hoặc viết cụm từ này đều phải học lại, thi lại, các thầy Trường Đại học Luật Hà Nội rất khắt khe đòi hỏi về thuật ngữ pháp lí có độ chính xác tuyệt đối.
Việc phát ngôn xuất phát từ nhận thức sai và vốn kiến thức nghèo nàn của ông Trần Đình Triển xúc phạm đến những luật sư chân chính. Hi vọng bài viết này làm sáng tỏ trình độ, năng lực thật của ông Trần Đình Triển.
Từ hiện tượng này, công tác cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ pháp lí, chuyển ngành đối với các chức danh tư pháp sang hành nghề luật sư cần một quy trình nghiêm túc, khắt khe hơn, cũng cần ban hành bổ sung quy định đối với những người đã bị kỉ luật buộc thôi việc trong lực lượng vũ trang, đã có lần bị khai trừ luật sư như ông Triển sẽ không được hành nghề luật sư. Việc hiệp thương về nhân sự trước mỗi kì Đại hội cần chặt chẽ hơn để tránh bỏ lọt người không xứng đáng đứng trong Ban Chủ nhiệm.
Luật sư Lê Văn Thiệp (Theo Người Cao Tuổi)
Bé gái bị bạo hành: "Con muốn ở với cha, con không về với mẹ!" Gặp lại con gái sau nhiều tháng xa cách, anh Trần Văn Tố (31 tuổi, quê Sóc Trăng) không giấu nổi nỗi đau xót khi chứng kiến cảnh con bị hành hạ dã man. Nỗi lòng người cha Bé Ngân trong vòng tay của cha ruột Chiều ngày 15/9, anh Trần Văn Tố đã mang hộ khẩu có công chứng đến Bệnh Viện...