Vụ thảm kịch MH17: Tìm thấy mảnh vỡ nghi của tên lửa Buk
Các nhà điều tra đã tìm thấy một số mảnh vỡ nghi của hệ thống tên lửa Buk ở hiện trường vụ thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine.
Các nhà điều tra đã tìm thấy một số mảnh vỡ nghi của hệ thống tên lửa Buk ở hiện trường vụ thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 11/8, các công tố viên Hà Lan đứng đầu cuộc điều tra quốc tế xác nhận về việc tìm thấy các mảnh vỡ nghi của hệ thống tên lửa Buk ở hiện trường vụ thảm kịch MH17. “Nhóm điều tra chung (JIT) đã điều tra một số mảnh vỡ rất có thể là của hệ thống tên lửa đất đối không Buk”, trích tuyên bố.
Hiện trường vụ thảm kịch MH17.
“Các mảnh vỡ này là mối quan tâm đặc biệt đối với cuộc điều tra vì chúng có thể cung cấp nhiều thông tin về việc ai là người dính líu tới vụ bắn hạ máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH17 này”, tuyên bố cho hay.
Những công tố viên cho biết, họ sẽ nhờ các chuyên gia pháp y và chuyên gia về vũ khí để tìm nguồn gốc của các mảnh vỡ này.
Video đang HOT
“Cuộc điều tra pháp y đang được tiến hành và chúng tôi không thể suy đoán về kết quả cuối cùng” Phát ngôn viên của nhóm công tố điều tra vụ thảm kịch MH17, ông Wim de Bruin cho biết.
Ngày 7/7/2014, máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên chặng hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị bắn rơi gần Hrabove, tỉnh Donetsk, Ukraine. Toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Điều gì xảy ra sau khi tìm thấy vật thể nghi của MH370?
Nhiều hướng điều tra mới đã nảy sinh trong cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines mất tích sau khi vật thể nghi là của MH370 trôi dạt vào một hòn đảo ngày 29/7.
Khẳng định vật thể chính là bộ phận cánh máy bay
Mỗi máy bay đều được khắc dãy số nhằm mục đích kết nối các bộ phận và tra cứu xem chúng thuộc về phi cơ nào. "Nếu các số hiệu trên bộ phận máy bay vẫn còn hiện rõ, chúng ta có thể nhờ Boeing xác định đây có phải là thành phần trên máy bay 777 không. Nếu quả thực vậy, nó thuộc về chuyến bay MH370", Mary Schiavo, chuyên gia hàng không của CNN, phân tích.
Hình ảnh cho thấy mảnh vỡ trùng khớp với một phần của cánh máy bay Boeing 777. Ảnh: Twitter/Telegraph
Ông Schiavo nhắc lại rằng, tai nạn liên quan đến máy bay Boeing 777 chỉ mới xảy ra 5 trường hợp, và sự biến mất của MH370 là vụ việc duy nhất mà đội tìm kiếm chưa từng phát hiện ra mảnh vỡ nào.
Nếu vật thể thực sự từ MH370, liệu vùng tìm kiếm có thay đổi?
Các nhà phân tích đồng tình rằng, vùng tìm kiếm MH370 hiện tại không nhất thiết phải thay đổi. Họ nói, vật thể trôi dạt đến đảo Reunion ở Ấn Độ Dương là trùng khớp với dòng chảy nước biển trong khu vực, cũng như thời gian cần thiết để một mảnh kim loại trôi dạt vào bờ cách địa điểm gặp nạn hàng nghìn cây số.
Phó thủ tướng Australia Warren Truss nói, nếu vật thể được khẳng định là bộ phận của MH370 thì đây như lời khẳng định đội tìm kiếm quốc tế "đã khoanh vùng chính xác vị trí". Cuộc tìm kiếm hiện tại diễn ra ở đáy biển ngoài khơi phía tây Australia và theo hình vòng cung.
Bản đồ mô phỏng vị trí phát hiện vật thể (chấm đỏ trắng bên trái) và nơi thu được tín hiệu radar lần cuối của MH370 (chấm đỏ trắng bên phải). Ảnh: CNN
Lực lượng chức năng cũng có thể mở rộng vùng tìm kiếm đến những hòn đảo gần Reunion. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, việc thu thập nhiều mảnh vỡ máy bay chưa chắc giúp ích đáng kể cho cuộc điều tra. "Vật quan trọng nhất chính là hộp đen của máy bay", chuyên gia Geoffrey Thomas nhấn mạnh. Còn Tom Ballantyne, biên tập viên của một tạp chí hàng không, nói tình trạng nguyên vẹn hay mức độ hỏng hóc của bộ phận cánh sẽ là đầu mối đưa ra kết luận về quá trình máy bay gặp thảm họa như thế nào.
Liệu đội tìm kiếm sẽ sớm phát hiện thân máy bay?
Phó thủ tướng Truss thận trọng cho rằng "mảnh vỡ này có thể không hoàn toàn giúp xác định chính xác vị trí chìm của máy bay. Tuy nhiên, phát hiện này sẽ giúp nhà điều tra đi theo hướng tìm kiếm mới trong việc thu thập các mảnh vỡ có thể trôi dạt đến xung quanh đảo Reunion".
Theo ông Thomas, dù nhiều người từng phỏng đoán mảnh vỡ sẽ trôi đến gần đảo Reunion, đội tìm kiếm chưa từng triển khai hoạt động tại đây. "Ấn Độ Dương quá rộng lớn. Cuộc tìm kiếm cũng phải dựa trên nhiều yếu tố như sự may mắn và thời gian. Do vậy, một phần trong quá trình này là chờ đợi các vật thể trôi dạt vào bờ", ông Thomas nói.
Chuyên gia này cũng cho biết, việc mảnh vỡ xuất hiện đã loại bỏ ít nhất 2 thuyết âm mưu trong vụ MH370, đó là cơ quan cứu nạn đã tìm kiếm sai khu vực và máy bay có thể hạ cánh an toàn ở khu vực bí mật nhưng chưa thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Theo Zing News
Malaysia cần thêm dữ kiện về MH370 để điều tra thấu đáo Bộ trưởng Giao thông Malaysia - Liow Tiong Lai cho biết trên tờ The Star rằng Malaysia vẫn cần thêm thông tin và dữ liệu "đáng tin cậy" để tiến hành điều tra thấu đáo về tai nạn của chuyến bay MH370, thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, mất tích 17 tháng trước. - Thành viên đội phản ứng khẩn cấp trên biển...