Vụ thấm đập chính hồ Núi Cốc: Khoảng 1 tháng mới xử lý xong
Liên quan đến việc tỉnh Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp về sự cố thấm thân đập công trình thủy lợi hồ Núi Cốc, đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) đã đến kiểm tra trực tiếp tại hiện trường và có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xử lý sự cố. Ông Đồng Văn Tự – Vụ trưởng Vụ quản lý công trình Thủy lợi và An toàn đập đa co trao đôi cu thê hơn vơi phong viên xung quanh sư cô này.
Ông Đồng Văn Tự – Vụ trưởng Vụ quản lý công trình Thủy lợi và An toàn đập (Bô NNPTNT). Anh: Minh Long
Thưa ông, qua kiểm tra sự cố thấm thân đập công trình thủy lợi hồ Núi cốc, thực trạng này đặt ra vấn đề gì?
-Sau khi kiểm tra, chúng tôi thấy cần phải có biện pháp sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn công trình trước mùa mưa bão. Bộ NNPTNT đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị bố trí kinh phí và sửa chữa các hư hỏng tại đập hồ Núi Cốc nói chung và những hồ chứa còn lại trên địa bàn.
Hư hỏng ở hồ Núi Cốc đặt ra vấn đề, thứ nhất là đập thoát nước hạ lưu xây dựng lâu và xuống cấp bị tắc do vậy đường thoát nước dòng thấm ở đập ra phía hạ lưu là bị đẩy lên trên qua khảo sát hệ số thấm vượt mức cho phép, dòng thấm về hạ lưu lớn hơn mức bình thường. Đây là tiềm ẩn cần phải sửa chữa sớm.
Cụ thể, giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài ở đây là gì thưa ông?
-Hồ đang ở mực nước thấp như hiện nay có thể khoan phụt tạo màng chống thấm để khắc phục hiện tượng thấm trước khi tích nước vào mùa mưa, và đảm bảo an toàn cho công trình. Sửa chữa thoát nước đằng sau hạ lưu đập, đồng thời tạo màng chống thấm cho thân đập đảm bảo an toàn cho công trình lâu dài.
Trước mắt, phải tăng cường một số các trang thiết bị hỗ trợ quản lý vận hành phải lắp đặt ngay như: Các thiết bị đo mưa trên lưu vực tăng cường khả năng dự báo để hỗ trợ cho công tác vận hành. Rà soát phương án đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ, và đảm bảo an toàn hạ du qua đó xây dựng cơ chế phối hợp thông tin tuyên truyền để khi xảy ra tình huống lũ lớn phải xả lũ chủ động tránh ngập lụt vùng hạ du, đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Video đang HOT
Đập hồ Núi Cốc bị thấm nước và đống đá tiêu nước bị hư hỏng. Ảnh: CTV
Theo lộ trình, dự kiến sự cố này sẽ khắc phục trong thời gian bao lâu, thưa ông?
- Địa phương hoàn toàn có thể khắc phục được sự cố. Về phía Bộ sẽ hỗ trợ về mặt tư vấn kỹ thuật đưa ra giải pháp xử lý triệt để và an toàn bảo đảm bền vững công trình. Tổng cục Thủy lợi và một số chuyên gia cùng tham gia với đơn vị tư vấn, hiện nay đã hoàn chỉnh giải pháp sửa chữa.
Sau khi hoàn tất thủ tục như: Thủ tục đầu tư, phê duyệt báo cáo khả thi, hiện nay thiết kế của tư vấn đã hoàn thành và theo kết luận của UBND tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp đầu tuần này, ngày hôm nay, đơn vị tư vấn sẽ hoàn chỉnh báo cáo lại và gửi cho các chuyên gia thẩm định trước khi tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Trong tuần này phê duyệt để lựa chọn các đơn vị thi công. Trong khoảng 1 tháng sẽ hoàn tất công tác sửa chữa.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
TP Thái Nguyên, Sông Công sẽ ngập nếu đập hồ Núi Cốc vỡ
Nếu hiện tượng thấm thân đập chính không được ngăn chặn, hồ Núi Cốc vỡ thì toàn bộ TP Thái Nguyên, Sông Công và hai huyện thị bị ngập.
Ngày 20/6, tỉnh Thái Nguyên cho khoan thăm dò khảo sát để chốt phương án sửa chữa đập chính hồ Núi Cốc - nơi đang bị thấm nước. Công việc được thực hiện khẩn trương bởi đang mùa mưa bão, nước đổ về hồ nhiều có thể làm gia tăng áp lực, đe dọa vỡ đập.
Dòng thấm xuất hiện ở mái hạ lưu đập.
Được xây dựng từ năm 1972 đến 1982, hồ Núi Cốc có một đập chính, 7 đập phụ. Đập chính nằm ở xã Phúc Trìu (TP Thái Nguyên), cao 27 m, dài 480 m, rộng 5 m, cao trình đỉnh đập (độ cao so với mực nước biển) là 49 m. Công trình có vai trò chủ lực ngăn dòng chảy sông Công, giữ nước trong hồ Núi Cốc.
Theo ông Nguyễn Công Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2014 khu vực đập chính bắt đầu có vết thấm nhỏ nhưng không gây nguy hiểm. Đến tháng 4/2017, lượng nước thấm qua đập chính ngày càng tăng và lan rộng, công ty đã báo cáo Sở Nông nghiệp và UBND tỉnh.
Cụ thể, hiện tượng thấm xảy ra ở vai đập phía bờ hữu từ cao trình 45 m đến 46 m, tạo thành từng rãnh nước nhỏ. Giữa mái hạ lưu đập chính ở cao trình 38 m và tại cao trình từ 42 m đến 44 m bờ tả cũng bị thấm. Ngoài ra, rãnh thoát nước hạ lưu đập tại tại cao trình 32 và 42 bị gãy đổ dài 200 m, mái lát thượng lưu có một số vị trí bị lún sụt, hư hỏng cục bộ.
Dòng thấm xuất hiện ở vai trái mái hạ lưu đập.
Được mời tư vấn lập cáo báo nghiên cứu khả thi dự án đảm bảo an toàn hồ Núi Cốc, đại diện Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam phân tích, do đập chính hồ Núi Cốc đắp bằng đất đồng chất, qua 40 năm chất lượng đất đắp cùng các bộ phận khác xuống cấp. Điều này dẫn đến hệ số thấm của đất đập vượt quá tiêu chuẩn cho phép khoảng 3-5 lần, có điểm 6 lần.
Mặt khác, đống đá tiêu thoát nước thân đập về nguyên lý phải thông thoáng để nước đi qua, nhưng thực tế bị tắc dẫn đến nước thấm dâng cao lên mái hạ lưu. Việc gia cố mái hạ lưu bằng tấm bê tông cốt thép vô hình chung đã bịt kín đường thoát ra của dòng thấm, dẫn đến nước bị ứ đọng, dâng cao trong thân đập và thoát ra tại những vị trí xung yếu (khe hở) của tấm lát bê tông.
Nước thấm giữ lâu ngày trong thân đập sẽ làm trôi lớp đất cát, đến giới hạn nào đó sẽ bị phá vỡ, gây vỡ đập. Theo ông Thịnh, nếu điều này xảy ra, vùng hạ du gồm TP Thái Nguyên, TP Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình và một phần của tỉnh Bắc Giang sẽ bị ngập. Trước nguy cơ mất an toàn đập, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Khu vực khoan thăm dò trên đập chính. Ảnh: Gia Chính.
Nhằm khắc phục sự cố ở đập chính hồ Núi Cốc, Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam đề xuất khoan phụt vữa tạo màng chống thấm tại tim đập, bóc toàn bộ tấm lát bê tông mái hạ lưu đập chính từ cao trình 42 xuống 32 và sửa chữa đống đá tiêu nước đập chính từ cao trình 32 xuống thân đập. Với công nghệ Việt Nam hiện có thì vấn đề xử lý không quá phức tạp.
Ngày 19/6, tại cuộc họp của tỉnh Thái Nguyên với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các nhà khoa học, đa số ý kiến đồng tình với cách làm trên, tuy nhiên chưa được chốt. Phương án phụ được UBND tỉnh xây dựng nhiều năm nay là trường hợp cần thiết sẽ phá đập phụ số 5 để giữ đập chính. Khu vực này dân cư thưa thớt, sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 15 km. Phía bờ tả thuộc các xã Tân Thái (huyện Đại Từ), Phúc Xuân, Phúc Trìu (TPThái Nguyên), phía bờ hữu thuộc các xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Phúc Thọ. Đây là hồ chứa nhân tạo đa mục tiêu. Theo thiết kế, hồ Núi Cốc cấp nước tưới cho 12.000 ha đất canh tác nông nghiệp; cấp nước cho công nghiệp 40-70 triệu m3 mỗi năm; phòng lũ; khai thác du lịch; nuôi trồng thủy sản và cải thiện môi trường.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Nguy cơ vỡ đập chính Hồ Núi Cốc: Hệ số thấm nước vượt mức cho phép Đập thoát nước hạ lưu của Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp và bị tắc, do vậy đường thoát nước dòng thấm ở đập ra phía hạ lưu là bị đẩy lên trên. Qua khảo sát hệ số thấm vượt mức cho phép, dòng thấm về hạ lưu lớn hơn mức bình thường. Đây là tiềm...