Vụ Thái Lan bắt giữ ngư dân Việt: Bán hết nhà cũng không đủ tiền chuộc
Vụ việc 3 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị hải quân Thái Lan bắn và bắt giữ, chờ ngày xét xử, đang được dư luận rất quan tâm. Ở quê nhà, người thân đang đau đáu chờ tin chồng, con bị giam giữ ở xứ người.
Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cho biết, vào lúc 14 giờ ngày 8/7, hải quân Thái Lan đã nổ súng vào 3 tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển Thái Lan, làm chìm 1 tàu. Trên 3 tàu này có 18 ngư dân, trong đó 1 người đã trốn được về Cà Mau, 17 ngư dân còn lại đều bị bắt giữ.
Ngư dân trở về anh Tô Hồng Ngọc (quê ở xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Anh Ngọc cho biết, lợi dụng lúc hải quân Thái Lan không để ý, anh đã tự lái tàu về thị trấn Sông Đốc (Cà Mau).
Trong số các ngư dân bị bắt giữ có anh Nguyễn Văn Quèo bị thương ở chân và anh Nguyễn Văn Linh bị thương ở vai.
Vợ chồng ông Xuân rất lo lắng cho 3 đứa con bị giam ở xứ người
Mấy ngày nay, tại quê nhà, vợ chồng ông Nguyễn Văn Xuân (SN 1962, ngụ ấp An Bình 1, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) mất ăn, mất ngủ vì 3 đứa con đang bị giam giữ ở Thái Lan. Ông Xuân cho biết: “Tôi có 5 đứa con đều làm nghề đi biển thuê cho chủ, trong đó có đến 3 đứa là: Nguyễn Văn Quèo, Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Văn Tân bị hải quân Thái Lan bắt giữ.
Mấy ngày nay vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ để chờ tin tức mấy đứa con. Qua điện thoại tôi được nói chuyện với con 2 lần chủ yếu hỏi thăm sức khỏe. Bây giờ tôi lo nhất là thằng Quèo và Linh bị thương khá nặng nhưng nghe nói không được đưa vô bệnh viện mà chỉ băng bó sơ rồi đem giam. Trong đó thằng Quèo nói bi bắt trúng bắp đùi đạn trổ qua nên đỡ còn thằng Linh bị bắn ngay bả vai không biết có còn dính đạn trong đó không mà nói rất đau”.
Chị Duyên, chị Quyên đau đáu chờ ngày chồng trở về
Mấy ngày nay, chị Phạm Thị Quyên (SN 1984, vợ của tài công Quèo) và chị Nguyễn Thị Duyên (SN 1992, vợ của anh Linh) cũng đau đáu ngóng tin chồng.
Video đang HOT
Chị Quyên cho biết, sau vụ bắt giữ, chủ tàu có đến cho số điện thoại bên Thái Lan để liên lạc với chồng. Nghe nói 49 ngày mới đưa ra xét xử, nếu có tiền chuộc thì sẽ được ra tù sớm còn không thì sẽ ở lâu bên đó. Mấy ngày nay tôi phải chạy khắp nơi để vay tiền nhưng không được. Anh Quèo nói tài công chuộc tới 120 triệu nhưng giờ nhà gạo ăn hằng ngày con phải đi mượn thì sao lo được số tiền lớn như vậy”.
Hiện tại, chị Quyên phải nuôi 2 con nhỏ, đứa lớn chỉ 6 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi, sống trong cảnh nghèo khó. Tất cả thu nhập đều nhờ vào những chuyến đi biển của chồng. Mới đây, chị Quyên mới gom góp được 2 triệu đồng gửi người quen đem qua Thái Lan để đổi qua tiền Thái, đưa cho chồng sử dụng trong những ngày bị giam giữ. Đứa con trai 6 tuổi con anh Quèo mỗi khi nghe điện thoại của cha là khóc. Chị Duyên kể, bé đang chuẩn bị vào lớp 1, cha hứa đi biển chuyến này về cho tiền mua cặp sách, quần áo mới cho con đi học, không ngờ bị bắt.
Gia cảnh các ngư phủ đều rất nghèo
Căn nhà kế bên của chị Nguyễn Thị Duyên cũng trong tình cảnh tương tự. Chị Duyên cho biết: “Khi điện qua bên đó, anh Linh nói ráng lo kiếm khoảng 100 triệu đồng để khi xét xử đưa tiền sẽ mau về nhưng giờ không có tiền không biết phải làm sao”.
Chị Duyên chỉ còn cách gọi điện thoại hỏi thăm tin tức của chồng
Theo ông Xuân, gia đình thuộc diện hộ nghèo không đất sản xuất nên kinh tế rất khó khăn. Trước đây ông Xuân cũng theo ghe đi biển nhưng hơn chục năm nay đã nghỉ ở nhà do bị tai nạn làm sức khỏe yếu. Cả 5 đứa con đều theo nghề của cha bôn ba trên biển kiếm sống. Làm quần quật quanh năm suốt tháng trên biển nhưng đứa nào cũng nghèo.
Trong khi đó, 3 đứa con nghe nói chuộc mỗi đứa hơn 100 triệu đồng, giờ không biết phải chạy đi đâu để vay. Ông nói có bán hết nhà cửa, tài sản cũng không đủ tiền chuộc.
Theo Dân Trí
Ngư dân trở về tố tội ác người Trung Quốc: Ép ngư dân Việt tông tàu cá Việt
Sau khi tông vào tàu cá Việt Nam, hai người Trung Quốc đứng hai bên ép lái tàu người Việt tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá khác của ngư dân Việt.
Những ngư dân trong vụ chìm tàu ở Hoàng Sa đã trở về - Ảnh: TRẦN MAI
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường
Trong văn bản trả lời Tuổi Trẻ về thông tin hai tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá VN ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết ngày 11-7, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Ông Bình dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng của VN cho biết ngày 9-7-2016, tại khu vực cách đông đông nam đảo Bông Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN 34 hải lý, tàu cá VN mang số hiệu QNg 90479 cùng 5 ngư dân đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc mang các số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, đâm chìm.
"VN yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra xác minh vụ việc và xử lý nghiêm đối với các nhân viên của hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102 và 56103 đã có hành vi cố ý đâm chìm tàu cá của VN, bỏ mặc các ngư dân VN trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng sau khi tàu bị đâm chìm trên biển.
VN cũng yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân VN" - ông Bình nêu rõ.
Người Trung Quốc lên tàu cướp lái, khống chế ngư dân Việt
Khoảng 16g ngày 13-7, tàu cá QNg 95011 của thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh chở 5 ngư dân gặp nạn khi tàu QNg 90479 bị tàu Trung Quốc tông chìm ngày 9-7 trên vùng biển Hoàng Sa về cập cảng Sa Kỳ.
Sau khi cập cảng, Bộ đội biên phòng tỉnh và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần của các ngư dân gặp nạn và các thuyền viên trên tàu QNg 95011, sau đó làm việc với các ngư dân và tàu cá đưa các ngư dân trở về đất liền để làm rõ thông tin tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân VN.
Thuyền trưởng tàu QNg 90479 Võ Văn Lựu đã trình báo với cơ quan chức năng về hành động của Trung Quốc khi dùng hai tàu sắt to lớn mang số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, tông vào tàu gỗ của ngư dân VN.
"Hai chiếc tàu to lớn và hai canô truy đuổi, đến khi tôi nghe tiếng rầm từ phía sau thì dừng tàu lại, thấy ván nứt hết. Lập tức 6 người Trung Quốc ở canô lên tàu tôi trấn áp, dồn ngư dân về phía mũi" - ông Lựu kể.
Năm ngư dân trên tàu cá của thuyền trưởng Lựu gặp nạn - Ảnh: Trần Mai
Dù biết tàu cá đã rạn nứt sau cú tông nhưng những người Trung Quốc vẫn lên tàu cướp lái, khống chế ông Lựu, ép ông phải lái tàu tiếp tục truy đuổi tàu cá QNg 95011 dù ông Lựu đã ra hiệu bảo rằng tàu phá nước.
"Hai người Trung Quốc đứng hai bên ép tôi tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá của anh Khanh, tôi không làm theo là bị đánh ngay.
Thậm chí ép tàu tôi đi vào gò (rạn san hô) truy đuổi tàu anh Khanh đến khi tàu tôi va vào đá ngầm và nước vào quá nhiều.
Dù dùng hai máy bơm để xử lý nhưng không được, lúc này một người Trung Quốc nói tiếng Việt rất rành dùng Icom yêu cầu anh Khanh quay lại cứu. May mà anh Khanh không quay lại" - ông Lựu cho biết.
Trong khi đó, thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh cho biết lúc thấy tàu ông Lựu bị chìm và nghe Icom yêu cầu quay lại, nhưng nhìn cách hành xử của những người Trung Quốc dùng tàu cá QNg 90479 cố tình tấn công tàu cá QNg 95011 trong thời gian dài nên chỉ đứng cách nơi tàu chìm khoảng 1 hải lý theo dõi tình hình.
Đến 19g cùng ngày, cán bộ biên phòng và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn tất việc lấy lời trình báo vụ việc của các ngư dân. Sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ trình lên cơ quan cấp trên gửi Bộ Ngoại giao, Cục Kiểm ngư và Hội Nghề cá VN về vụ việc này.
Chiều cùng ngày, đại diện Quỹ hỗ trợ ngư dân và Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm hỏi, động viên tinh thần 5 ngư dân, đồng thời trao số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng cho ông Lựu và các ngư dân.
Theo Tuổi Trẻ
Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc chà đạp lên luật quốc tế khi đâm chìm tàu cá ngư dân! Trả lời báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho biết hành động đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là bất chấp, chà đạp lên luật pháp quốc tế, đạo lý, đi ngược lại với những điều mà lãnh đạo Trung Quốc...