Vụ tàu thủy đâm vỡ dầm cầu: Sẽ cắt cabin tàu và phá dầm cầu
Đại diện Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho biết, đang chuẩn bị dùng 2 dầm thép “khủng” để làm “đòn gánh tạm” thay thế dầm bê tông cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương) bị tàu thủy Thành Luân 28 đâm hỏng ngày 6/3. Dự kiến, ngày 15/3 mới đưa được con tàu này ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
Công nhân đang khẩn trương lắp ghép 2 dầm sắt “khủng” để làm “đòn gánh tạm” cho dầm bê tông bị hỏng của cầu An Thái. Khi công việc lắp ghép “đòn gánh tạm” này hoàn thành mới tiến hành đưa con tàu mắc kẹt ra khỏi khu vực gặp nạn và phá bỏ thanh dầm bê tông bị hỏng của cây cầu
Công nhân đang phá bỏ gờ phân cách trên cây cầu An Thái để chuẩn bị cho công việc lắp đặt thanh dầm nổi “gánh” thay dầm bị hỏng phía dưới
Lực lượng cứu hộ vẫn bố trí 1 tàu khác bơm nước vào tàu An Thái để duy trì độ cao phù hợp với cây cầu. Hiện tại, tàu Thành Luân đang giữ vai trò là giá đỡ tạm cho cây cầu An Thái
Ngày 12/3, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Đình Long – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho biết, dự kiến ngày 15/3 sẽ tiến hành phá dầm bê tông bị hỏng của cây cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương) và cắt 1 phần nóc cabin tàu Thành Luân 28 bị “dính” vào dầm bê tông của cây cầu nói trên, sau đó sẽ đưa con tàu ra khỏi khu vực bị mắc kẹt.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang chuẩn bị sử dụng 2 thanh dầm sắt để làm “đòn gánh tạm” thay thế cho thanh dầm bê tông của cầu An Thái bị tàu Thành Luân đâm hỏng phía dưới. Ngay khi lắp ghép tạm 2 thanh dầm sắt này xong sẽ tiến hành phá bỏ thanh dầm bê tông hỏng phía dưới và cưa 1 phần nóc cabin tàu Thành Luân bị “dính” vào dầm bê tông cầu, khi công việc này xong mới đưa được con tàu ra khỏi khu vực bị mắc kẹt” – ông Long nói.
Cũng theo ông Long, ngay khi đưa được con tàu Thành Luân 28 ra khỏi khu vực mắc kẹt nói trên, sẽ đưa dầm bê tông mới chế tạo từ nơi khác đến thay thế 2 dầm sắt nói trên. Dự kiến công việc “ chữa vết thương” cho cây cầu An Thái đến khi “khỏe mạnh” bình thường trở lại sẽ phải mất khoảng 50 ngày nữa. Hiện tại, nhà chức trách địa phương đã bố trí lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông qua cây cầu An Thái 1 cách nhịp nhàng. Các phương tiện thô sơ, xe máy, người đi bộ và xe ô tô hạng nhẹ đã được lưu thông qua cầu. Riêng các loại xe tải và xe khách loại trên 16 chỗ vẫn chưa được phép lưu thông qua cây cầu An Thái.
Xe tải các loại và xe khách trên 16 chỗ vẫn chưa được lưu thông qua cầu An Thái
Theo ghi nhận của PV Dân trí trong ngày 12/3 tại cây cầu nói trên, mọi công tác khắc phục sự cố đang rất khẩn trương. Lực lượng thanh tra giao thông, CSGT địa phương và đơn vị quản lý cầu An Thái luôn túc trực 2 bên đầu cầu để hướng dẫn, điều tiết các phương tiện qua cây cầu này 1 cách nhịp nhàng tránh xung đột giao thông.
Trước đó, khoảng 18h ngày 6/3, tàu thủy Thành Luân 28 trọng tải khoảng 3.000 tấn mang số hiệu HP 3016 do Trần Huy Du (SN 1977, ở Giao Thủy – Nam Định) điều khiển bất ngờ đâm vào dầm cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương). Cú đâm mạnh khiến dầm cầu An Thái bị hư hỏng nặng, giao thông qua cây cầu này bị gián đoạn nhiều ngày.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Tàu thủy đâm biến dạng cầu An Thái
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 chiều 6-3. Tàu Thành Luân 28 mang số hiệu HP 3016 đã đâm và mắc kẹt dưới gầm cầu An Thái khi đang lưu thông trên sông Kinh Môn, hướng Hải Dương - Hải Phòng.
Cú va chạm đã làm hỏng thanh dầm cầu, khiến dầm cầu xuất hiện những vết nứt lớn.
Sáng 7-3, theo ghi nhận của PV, tuyến tỉnh lộ 388 từ điểm giao cắt với quốc lộ 5 tới vị trí qua cầu An Thái đã bị cấm đường. Rất đông người dân hiếu kỳ đứng dọc hai bên bờ sông để theo dõi vụ việc. Phía dưới gầm cầu, phần nóc cabin tàu đã "cắm" vào một dầm cầu dẫn đến biến dạng.
Hiện trường vụ việc
Một số tàu hút cát được huy động tới bơm nước vào, hút nước ra lựa theo thủy triều để giữ thăng bằng. Trong khi đó, một số công nhân hàn xì tháo từng đoạn ống lắp dưới gầm cầu để thuận tiện cho công tác cứu hộ.
Bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn - Hải Dương, cho biết chiếc tàu trên không chở hàng hóa.
Phó Trưởng phòng CSGT đường thủy - Công an tỉnh Hải Dương, Trung tá Mạc Văn Trung, thông tin đến 10 giờ sáng 7-3, hiện trường vụ va tàu vào cầu An Thái vẫn được giữ nguyên.
Theo thông tin từ Phòng CSGT đường thủy Hải Dương, lái tàu điều khiển khiến tàu Thành Luân đâm vào chân cầu là ông Trần Huy Du (39 tuổi, Giao Thủy, Nam Định).
"Khi xảy ra vụ việc, Phòng CSGT đã liên hệ với đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa cử hai chiếc tàu phối hợp khống chế vị trí tai nạn, hạn chế việc di chuyển gây ảnh hưởng lớn đến thiết kế cây cầu và tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông trên sông. Đồng thời tổ chức cấm đường, bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để kiểm tra", Trung tá Trung cho biết.
Theo ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở GTVT Hải Dương, hiện tại công tác khắc phục sự cố đang rất khẩn trương.
"Tàu thủy tối qua đã đâm vào dầm cầu An Thái làm bung bê tông và lộ cốt sắt. Hiện chiếc tàu này vẫn mắc ở đó, nếu cho tàu ra khỏi có thể sẽ sập cầu. Phương án là dùng chính con tàu này làm giá đỡ tạm cho cầu, nếu nước thủy triều lên cao quá chúng tôi sẽ bơm nước vào tàu cho chìm xuống để nó không đội cầu lên. Còn nếu nước thủy triều xuống thì lại bơm nước từ tàu ra để tàu nổi lên đỡ lấy dầm cầu" - ông Long cho biết.
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, tàu Thành Luân 28, biển số HP3016, là tàu sông pha biển (VRSB) thuộc Công ty TNHH Thành Luân, trọng tải hơn 3.200 tấn. Trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn, Tàu đã hết hạn kiểm định từ tháng 1-2016.
Các tàu hút cát được huy động để bơm nước cho tàu Thành Luân 28
Trước khi xảy ra vụ tai nạn, tàu này đã vào cảng Hà Bình (Hải Dương) để sửa chữa. Khi sửa chữa xong tàu xuất cảng nhưng không có giấy phép rời cảng theo quy định.
Hải Đường
Theo_PLO
Có hay không việc Thanh tra giao thông rút súng đe dọa người vi phạm? Người phục vụ xe khách khẳng định, khi anh này không đồng ý ký biên bản, có hành động chống đối Thanh tra giao thông, đã bị vị cán bộ này rút súng đe dọa. Phía Sở GTVT khẳng định tố cáo này hoàn toàn sai sự thật. Ngày 20/7, tiếp xúc với PV Dân trí, anh Nguyễn Tấn Trường - nhân viên...