Vụ tẩu tán tài sản “né” thi hành án: Ban pháp chế kiến nghị công an vào cuộc!
Đó là kiến nghị của Ban pháp chế huyện Hoài Nhơn trong kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân huyện Hoài Nhơn, khóa XII tổ chức sáng 27/7.
Báo cáo thẩm tra tình hình thực thi pháp luật 6 tháng đầu năm 2016, Ban pháp chế huyện Hoài Nhơn đánh giá UBND huyện và các cơ quan hữu quan đã triển khai và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp trong phát triển kinh tế – xã hội; trật tự an toàn xã hội giữ vững.
Chiếc tàu cá BĐ 96578 TS vẫn còn do vợ chồng Tiến – Lân đứng tên đang neo đậu tại cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) nhưng không thể cưỡng chế kê biển, thi hành án vì vướng 2 hợp đồng mua bán có công chứng.
Tuy nhiên, Ban pháp chế nhận thấy, tình hình thực thi pháp luật ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa được tốt. Theo Ban pháp chế, tình hình lợi dụng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của Bộ Luật Dân sự, tạo ra các hợp đồng mua bán tài sản mang tính chất giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc trốn tránh trách nhiệm trong thi hành án. Trong đó, điển hình nhất là việc vợ chồng ông Lê Văn Tiến và bà Trần Thị Lân (ở xã Hoài Hương), có nghĩa vụ thi hành án với giá trị hơn 2,6 tỷ đồng nhưng trước khi bản án có hiệu lực pháp luật, vợ chồng Tiến đã “bán” nhà và tàu cá cho những người thân trong gia đình. Điều đáng nói thêm, một chiếc tàu cá (400 CV) của vợ chồng ông Tiến đã được xác lập qua 2 hợp đồng mua bán cho 2 người tại thời điểm khác nhau tại Phòng Công chức Số 2 và Văn phòng Công chứng Quy Nhơn.
Từ thực tế trên, Ban pháp chế huyện Hoài Nhơn kiến nghị Công an huyện phối hợp với Viện kiểm sát huyện đưa vào quy trình xử lý tin báo tội phạm để xử lý theo quy định đối với vụ ông Lê Văn Tiến (ở xã Hoài Hương).
Liên quan đến vụ việc trên, ông Phạm Thanh Đồng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết cũng đã có văn bản đề nghị Công an huyện Hoài Nhơn xem xét trách nhiệm hình sự đối với 2 đương sự là ông Nguyễn Văn Tiến và bà Trần Thị Lân.
Video đang HOT
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, theo trình bày của ông Nguyễn Thanh Hùng (ở thôn Thiện Đức Đông, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), từ năm 2012 đến tháng 2/2013, vợ chồng ông Lê Văn Tiến (32 tuổi) và bà Trần Thị Lân (31 tuổi, cùng ở thôn Thiện Đức, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), nhiều lần mượn của vợ chồng ông với tổng số tiền là 2.470.000.000 đồng nhưng không trả.
Ngày 3/12/2014, TAND huyện Hoài Nhơn, đưa ra xét xử vụ án, tuyên buộc vợ chồng ông Lê Văn Tiến và bà Trần Thị Lân phải trả số nợ vay 2.636.725.000 đồng cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hùng (1955, ở thôn Thiện Đức Đông, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn). Đồng thời, buộc vợ chồng ông Tiến bà Lân phải đóng án phí sơ thẩm số tiền là 84.734.000 đồng sung vào công quỹ.
Thế nhưng, bà Lân lấy lý do kinh tế gia đình khó khăn nên xin trả dần. Nhưng vợ chồng ông Hùng không chấp nhận, vì biết vợ chồng Tiến đang sở hữu chiếc tàu cá BĐ-96578 TS trị giá tiền tỷ. Đồng thời, yêu cầu vợ chồng Tiến phải trả tiền lãi trong 9 tháng, tính theo lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố là 9%, số tiền lãi được tính là 166.725.000 đồng.
Ông Hùng mòn mỏi chờ Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn thực thi nhiệm vụ
Điều đáng nói ở đây, ngay cả Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn cũng có những khuất tất?. Điều này thể hiện, chỉ sau 4 ngày từ 11 – 15/1/2016, ông Phạm Thanh Đồng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn (Bình Định) thay đổi 2 quyết định thi hành án. Cụ thể, vào ngày 11/1/2016, ông Đồng ký quyết định sửa đổi, bổ sung điều chỉnh những sai sót của QĐ số 259 trước đó, và vẫn cho thi hành án. Thế nhưng 4 ngày sau, ngày 15/1, cũng chính ông Đồng lại ra tiếp QĐ số 20 phủ quyết hoàn toàn những quyết định thi hành án vừa ký, vì cho rằng ông Tiến và Lân chưa đủ điều kiện thi hành án.
Ngoài ra, để thi hành án Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn yêu cầu gia đình phía bị hại là ông Nguyễn Thanh Hùng phối hợp cung cấp thông tin nơi hoạt động và nơi neo đậu của tàu cá BĐ 96578 TS. Tuy nhiên, khi gia đình ông Hùng bắt quả tang tàu cá BĐ 96578 TS của vợ chồng Tiến-Lân nhiều lần thay đổi số hiệu giả cốt để “né” thi hành án đang neo đậu tại cảng cá Tam Quan (huyện Hoài Nhơn). Nhưng đã 10 ngày nay, Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn vẫn không thể cưỡng chế để thi hành án vì vướng 2 hợp đồng mua bán có công chứng. Trong khi đó, chính Chấp hành viên của Chi cục THADS huyện Hoài Nhơn đi xác minh điều kiện thi hành án.
BBT sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Theo Dân Trí
Sát thủ Bình Phước xin được thi thành án tử hình sớm
Trái ngược với hai đồng phạm, bị cáo Nguyễn Hải Dương chỉ mong sớm được thi hành án tử hình sau những tội ác mình gây ra.
Mới đây luật sư Đỗ Hải Bình, người được chỉ định bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Dương (đối tượng chủ mưu trong vụ giết 6 người tại Bình Phước) tại phiên phúc thẩm đã thông tin rằng: "Bị cáo Dương cho rằng mình xứng đáng nhận án tử, tội trạng đã quá rõ ràng. Chính vì điều này nên bị cáo không hợp tác khi tôi xuống trại tạm giam Bình Phước đề nghị cung cấp thêm thông tin. Dương cũng cho biết sáng 30.3 bị cáo đã làm đơn xin được thi thành án tử hình sớm".
Trong vụ thảm sát tại Bình Phước, Dương cùng Vũ Văn Tiến đã trực tiếp ra tay sát hại 6 mạng người tại thị xã Chơn Thành. Trần Đình Thoại là đồng phạm trước đó của Dương cũng bị bắt và khởi tố.
Bị cáo Hải Dương tại phiên xét xử sơ thẩm lưu động tại Bình Phước
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động tại Bình Phước, Thoại bị tuyên án 16 năm tù vì tội "Giết người" và "Cướp tài sản". Tiến và Dương bị tuyên tử hình cũng với hai tội danh trên. Cả Thoại và Tiến đã làm đơn kháng cáo với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt. Nhưng với Hải Dương, đối tượng chủ mưu trong vụ án này lại chấp nhận mức án tử.
Bị cáo Nguyễn Hải Dương đã không làm đơn kháng cáo xin phúc thẩm (phiên tòa diễn ra vào ngày 21.3 nhưng đã bị hoãn).
Gặp trực tiếp bố của Hải Dương là ông N.P.H và mẹ là bà T.T.K.T, cả hai người này cho biết không đủ tự tin để hỏi con mình vì sao không kháng cáo. Bản thân họ cũng cho rằng mức án tử mà tòa tuyên là đúng người, đúng tội.
Sau cuộc gặp gỡ với thân chủ của mình, luật sư Đỗ Hải Bình đã khuyên Hải Dương suy nghĩ thật kỹ trước mọi quyết định của mình. Dương cũng hứa sẽ có những động thái hợp tác hơn trong lần gặp sau với ông Bình.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Hải Dương đã khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình và không hề biện hộ. Bản thân bị cáo sau khi gây án cũng đã mua thuốc ngủ với ý định tự tử, nhưng đã bị công an bắt giữ trước đó.
Dù không kháng cáo, thế nhưng Nguyễn Hải Dương là thành phần quan trọng trong vụ án nên vẫn phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Theo lịch xét xử, ngày 21.3 vừa qua sẽ xử phiên phúc thẩm. Thế nhưng vì bị cáo Vũ Văn Tiến có yêu cầu đổi luật sư nên phiên tòa đã bị hoãn.
Theo Dân Việt
Vụ chống lệnh TAND Cấp cao tại Bắc Giang: Tổng cục Thi hành án vào cuộc! Liên quan đến vụ kê biên, cưỡng chế thi hành án tại Công ty Hải Hà (Bắc Giang) có nhiều dấu hiệu mập mờ, bất thường của Chi cục Thi hành án huyện Yên Dũng, Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) đã lập đoàn kiểm tra sự việc. Dự luận còn chưa hết bức xúc bởi sự thách thức pháp luật...