Vụ Tân Hoàng Minh ‘chưa từng có tiền lệ’, chỉ 4 tháng đã cơ bản xong THADS
Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội cho biết, vụ án Tân Hoàng Minh có số lượng bị hại và tiền phải thi hành rất lớn, ‘chưa từng có tiền lệ’, nhưng bằng nhiều nỗ lực nên chỉ sau 4 tháng đã cơ bản xong.
Sáng 2.12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) và thi hành án hành chính năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.
Theo Tổng cục THADS, năm 2024, tổng số việc phải thi hành là hơn 1 triệu, trong đó có điều kiện thi hành 739.974 việc, đã thi hành xong 620.657 việc (đạt tỷ lệ 83,88%), tăng 0,62% so với năm 2023.
Vụ án Tân Hoàng Minh được đánh giá là “chưa từng có tiền lệ” về THADS tại Hà Nội. ẢNH: T.N
Về tiền, tổng số phải thi hành gần 495.000 tỉ đồng, trong đó có điều kiện thi hành gần 225.000 tỉ đồng, đã thi hành xong gần 117.000 tỉ đồng (đạt tỷ lệ 51,84%), tăng 5,06% so với năm 2023.
Về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, lực lượng chức năng đã thi hành xong 9.211 việc, tương ứng hơn 22.000 tỉ đồng.
Riêng tại Hà Nội, báo cáo từ Cục THADS TP.Hà Nội cho hay, trong 3 năm liên tiếp 2022 – 2024, các cơ quan THADS thủ đô đều hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm được giao.
Trong đó, năm 2024, cả thành phố phải thi hành 72.429 việc/96.708 tỉ đồng; đã giải quyết xong 46.944 việc/25.038 tỉ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, 2 năm gần đây, nhiều vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước có vướng mắc, vi phạm, bị khiếu nại, tố cáo… đã được giải quyết xong dứt điểm.
Điển hình như vụ Khánh Dần ở H.Thạch Thất, vụ Sang Tính ở H.Thường Tín, vụ Chúc Tỉnh và vụ Chợ Sáng ở Q.Nam Từ Liêm, vụ Mệ Chí ở H.Phúc Thọ…
Hay như vụ án Tân Hoàng Minh với số lượng người được thi hành án rất lớn, chưa từng có tiền lệ, với gần 7.000 bị hại và khoản tiền phải thi hành trên 8.600 tỉ đồng. Lãnh đạo Cục THADS TP.Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, viết phần mềm riêng về thụ lý, ra quyết định thi hành án và xử lý một số nghiệp vụ thi hành án khác.
Nhờ đó, chỉ trong thời gian từ 6.2024 – 9.2024, Cục THADS TP.Hà Nội đã tổ chức thi hành cơ bản hoàn thành thành, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Cũng trong giai đoạn 2022 – 2024, các cơ quan THADS thủ đô phải tổ chức tới 3.504 vụ cưỡng chế thi hành án, trong đó có 1.081 vụ tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng và đều thành công, an toàn tuyệt đối.
Tổng cục THADS cho hay, trong năm 2025 tới đây, cơ quan này sẽ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về THADS, thi hành án hành chính, trọng tâm là xây dựng luật THADS (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với TAND tối cao, Viện KSND tối cáo; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư, ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Cùng đó là lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, thi hành án hành chính; thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra cùng với việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Vụ án Tân Hoàng Minh: Khi nào nhà đầu tư được nhận lại tiền?
Trong suốt những ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, nhiều nhà đầu tư là người bị hại đã bày tỏ mong muốn sớm được nhận lại tiền.
Tại tòa, có người bị hại xin HĐXX giảm án cho các bị cáo, có người chỉ mong sớm được nhận lại số tiền đã bỏ ra mua trái phiếu Tân Hoàng Minh, cũng có người muốn được nhận lại tiền mua trái phiếu và cả tiền lãi, lãi chậm trả, tiền bồi thường thiệt hại.
Điều đặc biệt, rất nhiều nhà đầu tư đưa ra yêu cầu được bồi thường ngay tại tòa.
Có người bị hại cho rằng, hợp đồng mua trái phiếu giữa nhà đầu tư và Tân Hoàng Minh là hợp đồng dân sự. Hai bên đã và đang thực hiện đúng hợp đồng và nội dung hợp đồng đúng pháp luật quy định.
Thậm chí, mọi người khi ký hợp đồng đều biết rõ có ngân hàng và Công ty Chứng khoán Bảo Việt ký xác nhận; Công ty Chứng khoán Bảo Việt còn cung cấp thêm xác nhận nắm giữ trái phiếu đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp...
Các nhà đầu tư đến làm thủ tục tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại. Ảnh: Chí Hiếu
Khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định 181 hủy trái phiếu Tân Hoàng Minh vào ngày 3/4/2022, trong nội dung quyết định này không nhắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia mua trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Theo người bị hại, như vậy là chưa đúng quy phạm ban hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Hơn nữa trách nhiệm của cơ quan này chưa được nhắc tới trong phiên tòa.
Quan điểm của đại diện VKS cho rằng, vì đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9 gói trái phiếu đã bị hủy nên hợp đồng mua trái phiếu Tân Hoàng Minh là vô hiệu.
Theo dõi vụ án, Tiến sĩ Đặng Văn Cường, giảng viên luật hình sự, Trường Đại học Thủy Lợi cho rằng, quá trình tố tụng, nếu bị cáo hoặc người thân thích của bị cáo tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả cho người bị hại thì người bị hại được nhận tài sản ngay trong quá trình tố tụng.
Trường hợp bị cáo không bồi thường trực tiếp cho người bị hại mà lại nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng thì phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Lúc này, cơ quan thi hành án mới có quyền căn cứ vào nội dung của bản án để thi hành đối với phần dân sự trong bản án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, chỉ khi nào xác định được bị cáo phạm tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật, xác định bị cáo có gây thiệt hại cho người bị hại, xác định rõ phần trách nhiệm của từng bị cáo và xác định mức thiệt hại của từng người bị hại, khi đó mới có căn cứ để thi hành bản án, buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân.
Theo Tiến sỹ Đặng Văn Cường, chỉ những quan hệ dân sự hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới được thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận trước đó.
Nếu thông qua hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng đầu tư để một bên gian dối chiếm đoạt tài sản của bên kia thì bị cáo (người chiếm đoạt tài sản) phải chịu hình phạt và phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt.
Ngoài số tiền đã chiếm đoạt, nếu người bị hại có căn cứ chứng minh còn có những thiệt hại khác phát sinh thì phải xuất trình chứng cứ để tòa án xem xét.
Nếu người bị hại bị lừa do bị cáo đưa ra lãi suất cao để vay tiền, đưa ra lợi nhuận không tưởng để đầu tư thì đây là thủ đoạn gian dối, không phải là căn cứ để yêu cầu thanh toán số tiền "bánh vẽ" này, bởi những thông tin này là phương thức thủ đoạn phạm tội chứ không phải là thỏa thuận dân sự hợp pháp.
"Bồi thường thiệt hại bao nhiêu, bồi thường cho ai, trách nhiệm của từng bị cáo thế nào thì phải chờ phán quyết của HĐXX", luật sư Đặng Văn Cường cho hay.
Thi hành đại án Vạn Thịnh Phát, AIC, Tân Hoàng Minh 'sẽ là thách thức' Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sắp tới cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành các vụ án do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Thu hồi hơn 17.000 tỉ đồng từ án tham nhũng, kinh tế Ngày 4.1, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức...