Cựu vụ trưởng nhận án chung thân vì lừ.a đả.o 80 tỷ của Chủ tịch Tân Hoàng Minh
Tối ngày 9/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc) mức án tù chung thân về tội “ Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Bị hại trong vụ án này là ông Đỗ Anh Dũng (SN 1961, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh – Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Tại tòa, bị cáo không nhận tội. Luật sư của ông Tá cho rằng thân chủ của mình bị oan. Đại diện VKS giữ quyền công tố đề nghị tuyên phạt bị cáo mức án 20 năm tù.
HĐXX cho rằng, bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt của ông Đỗ Anh Dũng 80 tỷ đồng, đã trả lại 33 tỷ đồng. Theo nhận định của HĐXX, hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, lợi dụng danh nghĩa cán bộ để thực hiện hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ Nhà nước.
Bị cáo không thành khẩn, quanh co chối tội, cần cách ly vĩnh viễn ra khỏi xã hội. HĐXX cũng buộc bị cáo phải trả lại ông Dũng 30,2 tỷ đồng; buộc 2 người liên quan là bà Đinh Thị Hải Yến và ông Nguyễn Đăng Duyệt phải trả lại ông Dũng số tiề.n 16,8 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, khoảng cuối năm 2018, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đức Anh (Công ty Đức Anh) có 3 cổ đông gồm: Bà Đinh Thị Hải Yến chiếm 51% cổ phần; ông Nguyễn Đăng Duyệt chiếm 40% cổ phần; bà Trần Thị Nhàn chiếm 9% cổ phần.
Công ty này là chủ đầu tư dự án đảo Núi Cuống thuộc địa bàn xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. Công ty Đức Anh muốn bán dự án trên nên nhờ ông Nguyễn Sỹ Tá tìm đối tác mua dự án và được ông đồng ý.
Video đang HOT
Tháng 1/2019, bà Đinh Thị Hải Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty Đức Anh ký quyết định ủy quyền cho ông Tá với nội dung: “Thay mặt Công ty giao dịch với đối tác mua lại cổ phần vốn góp của các thành viên trong công ty. Khi đối tác đồng ý mua thì thông báo cho HĐQT để các thành viên góp vốn ký hợp đồng sang nhượng, bán toàn bộ cổ phần cho đối tác mua”.
Thời điểm đó, do quen biết từ trước nên ông Tá đã gặp ông Đỗ Anh Dũng để giới thiệu dự án trên. Ông Dũng đã tin tưởng, đồng ý mua và thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỷ đồng.
Ông Tá yêu cầu đặt cọc trước 20% giá trị chuyển nhượng (tương đương 80 tỷ đồng) và đề nghị Chủ tịch Tân Hoàng Minh giữ bí mật việc này để ông Tá đi cảm ơn các mối quen biết. Về số tiề.n 320 tỷ đồng còn lại, ông Tá sẽ chỉ đạo ghi vào trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.
Ông Dũng đồng ý với ông Tá, đồng thời chỉ đạo nhân viên chuẩn bị thỏa thuận đặt cọc và các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.
Theo cáo buộc, sau khi nhận tiề.n đặt cọc, ông Tá không thực hiện đúng thỏa thuận, không nộp tiề.n đặt cọc cho Công ty Đức Anh mà chiếm đoạt số tiề.n này để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Sau đó, ông Dũng tìm hiểu và biết dự án đảo Núi Cuống không được phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch, dịch vụ như lời ông Tá nói, nên đã nhiều lần thông báo, yêu cầu ông Tá trả lại tiề.n đặt cọc. Ông Tá đã trả 33 tỷ đồng, còn chiếm giữ 47 tỷ đồng.
Vụ Tân Hoàng Minh: Nên ưu tiên giải quyết sớm quyền lợi cho bị hại
Đối với vụ án này, nên chăng Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có thể ban hành một nghị quyết quy định về vấn đề giải quyết cho bị hại nhận lại tiề.n khi bị cáo đã nộp đầy đủ tiề.n khắc phục hậu quả vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng.
Chiều 27-3, TAND TP Hà Nội đã tuyên án tám năm tù đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh ) về tội lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Cùng về tội danh này, 14 bị cáo khác lãnh các mức án từ 18 tháng tù cho hưởng án treo đến ba năm tù.
Theo số lượng thống kê, vụ án có 6.630 bị hại. Có lẽ đây là một đại án với số lượng bị hại rất lớn.
Theo cáo trạng, năm 2021, ông Đỗ Anh Dũng cùng các đồng phạm đã huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tại thời điểm khởi tố vụ án, tháng 4-2022, Tân Hoàng Minh dùng hơn 5.000 tỉ đồng của người mua trái phiếu sau để trả cho người mua trái phiếu đến hạn trước. Số tiề.n còn lại hơn 8.643 tỉ đồng của 6.630 khách hàng đã bị Tân Hoàng Minh chiếm đoạt. Trong giai đoạn điều tra, ông Dũng đã nộp lại toàn bộ số tiề.n chiếm đoạt vào kho bạc nhà nước.
Các bị cáo tại phiên tòa vụ án Tân Hoàng Minh. Ảnh: CTV
Trong những ngày tòa xét xử, hơn 1.200 bị hại đã xin giảm án cho các bị cáo. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ mong muốn được nhận lại tiề.n ngay sau phiên tòa sơ thẩm. Một số người muốn được nhận lại cả tiề.n mua trái phiếu và tiề.n lãi, lãi chậm trả, tiề.n bồi thường thiệt hại. Đối với họ, việc chủ mưu và đồng phạm nhận bao nhiêu năm tù không quan trọng bằng việc họ được nhận lại tiề.n càng sớm càng tốt.
Vấn đề pháp lý đặt ra là khi nào thì các bị hại trong vụ án này mới nhận lại được tiề.n của mình?
Trong BLHS, "bồi thường thiệt hại" được xem là biện pháp tư pháp (Điều 46); còn trong BLTTHS thì "bồi thường thiệt hại" có khi là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, có khi tách ra để giải quyết riêng (Điều 30).
Căn cứ các điều như Điều 106 BLTTHS về xử lý vật chứng, Điều 30 BLTTHS về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì trong quá trình tố tụng hình sự, nếu bị cáo hoặc người thân thích của bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì bị hại được nhận tài sản ngay trong quá trình tố tụng. Trường hợp bị cáo không bồi thường trực tiếp cho bị hại mà lại nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng thì phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án mới căn cứ vào bản án đó để thi hành đối với phần dân sự.
Có thể suy luận rằng số tiề.n khắc phục hậu quả đang được tạm giữ tại kho bạc nhà nước chắc chắn sẽ được dùng để khắc phục hậu quả, tức là trả lại cho bị hại. Tuy nhiên, phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật thì việc nhận lại tiề.n mới có thể được thực hiện, thông qua cơ quan thi hành án. Và như vậy, bị hại vẫn phải tiếp tục chờ đợi và nguyện cầu cho hoạt động xét xử được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng để sớm nhận lại tiề.n.
Nhà nước pháp quyền không chỉ là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà quan trọng hơn là các quy định pháp luật phải hợp lý, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước cũng phải thấu tình, đạt lý nhằm bảo vệ người yếu thế.
Trong vụ án Tân Hoàng Minh, rõ ràng những người mua trái phiếu là những người cần được bảo vệ đầu tiên. Trái phiếu của Tân Hoàng Minh phát hành trái pháp luật nên bị hủy. Thế nhưng khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định 181 hủy trái phiếu Tân Hoàng Minh vào ngày 3-4-2022 lại chưa đề cập đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người mua trái phiếu.
Kết quả xét xử sơ thẩm, tòa cũng không tuyên cho các bị cáo được nhận lại tiề.n sau khi kết thúc phiên tòa. Về ý kiến của các bị hại yêu cầu được trả lãi, HĐXX xét thấy không có căn cứ tính lãi; yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật.
Hiện nay, mặc dù việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định trong BLHS, BLTTHS và hướng dẫn trong nhiều công văn của TAND Tối cao (như Công văn 121/2003/KHXX ngày 19-9-2003, Công văn 233/TANDTC-PC ngày 1-10-2019) nhưng vẫn cần nhiều bổ sung để kịp thời giải quyết các vấn đề có tính cấp bách.
Điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND cho phép Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao "ban hành nghị quyết hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật".
Do đó, đối với vụ án này, nên chăng Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có thể ban hành một nghị quyết quy định: Trong trường hợp bị cáo đã nộp đủ tiề.n khắc phục hậu quả vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng, tại phiên tòa sơ thẩm mà bị cáo đồng ý bồi thường thiệt hại thì sau khi có phán quyết của tòa sơ thẩm, dù bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan thi hành án vẫn được căn cứ vào bản án đó tiến hành giải quyết cho bị hại nhận tiề.n bồi thường.
Có như vậy, tòa án mới được xem là thành trì của công lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Luật Tổ chức TAND quy định.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị tuyên phạt 8 năm tù, bồi thường 8.600 tỷ đồng Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng 8 năm tù về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản". Cùng tội danh, bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con ruột bị cáo Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị tuyên phạt 3 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Đỗ Anh Dũng phải bồi...