Vụ tài xế Vinasun bỏ chạy: Làm gì khi gặp nạn nhân tai nạn giao thông?
Nắm vững những kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ giúp bạn không bị hoảng loạn và có thể giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
Tài xế Vinasun đứng nhìn nạn nhân nguy kịch rồi bỏ đi sau tai nạn
Sau tai nạn khiến 2 người thương vong, tài xế taxi Vinasun xuống xe nhìn nạn nhân rồi bỏ đi. Vụ việc xảy ra sáng 25/6 tại quận Tân Phú, TP.HCM.
Gần đây, vụ va chạm giữa xe máy và taxi Vinasun trên đường Tân Hương, hướng Bình Long đi Độc Lập (quận Tân Phú, TP.HCM) gây xôn xao dư luận. Cú tông mạnh khiến hai người đi xe máy bị văng lên vỉa hè, cô gái tử vong tại chỗ trong khi nam thanh niên bị thương nặng, được người dân gần đó đưa đi cấp cứu.
Điều đáng nói là theo camera ghi lại, tài xế taxi sau khi gây tai nạn chỉ xuống nhìn nạn nhân một chút rồi bỏ đi. Tiếp đó, trong số hàng chục người đi ngang qua khu vực tai nạn, chỉ có một người đi xe máy dừng lại giúp đỡ đôi nam nữ.
Nạn nhân có thể sống nếu biết cách sơ cứu
Theo bác sĩ Trần Điền Tú, phụ trách Trạm cấp cứu vệ tinh 115, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, TP.HCM, cho biết trong trường hợp này, người đi đường nên gọi ngay 115 để nhờ hỗ trợ cấp cứu và nhận hướng dẫn sơ cứu từ các bác sĩ. Trong nhiều trường hợp tai nạn giao thông, nếu nạn nhân được sơ cứu đúng cách và chuyển đến bệnh viện kịp thời, họ có thể vẫn còn cơ hội sống.
Trong thời gian chờ tổ cấp cứu đến, người đi đường có thể thực hiện các động tác sơ cứu cô gái và chàng trai gặp nạn thay vì đứng nhìn. Trước hết, hãy lay nhẹ vai bệnh nhân và gọi to để kiểm tra nhận thức của họ.
Trường hợp người gặp nạn bị nhẹ (tỉnh táo, không ra máu, đứng dậy được), cần cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh nhân đủ tỉnh táo, hãy đưa họ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Người bị tai nạn giao thông cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách để tránh bị tử vong. Ảnh: Autoexpress.
Với người bị thương nặng, trong tình trạng bất tỉnh, nghi mất nhiều máu và chấn thương sọ não như cô gái trong clip, co giật như nạn nhân nam, người dân cần tiến hành ba bước theo thứ tự ABC như sau:
A: Airway
Kiểm soát đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi,… phải dùng tay móc ngay ra. Nếu bệnh nhân có nôn ói, cần nghiêng nhẹ đầu sang một bên tránh bị hít sặc.
B: Breathing
Chưa xác định được cô gái tử vong lúc nào, do đó, khi chứng kiến vụ tai nạn này, người đi đường nên đến kiểm tra xem bệnh nhân còn thở hay không, nhìn lồng ngực, ghé tai sát mũi bệnh nhân nghe tiếng thở trong 10 giây. Nếu cô gái vẫn còn thở, hãy tiếp tục duy trì đường thở Airway và chờ đội cấp cứu đến.
Nếu bệnh nhân đã ngưng thở, kiểm tra tiếp bước C.
C: Circulation
Bạn hãy kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn của hai bệnh nhân. Nếu cô gái không có mạch, hãy bắt đầu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, ngửa đầu nâng cằm bệnh nhân và hà hơi thổi ngạt. Xoay nạn nhân nằm nghiêng một bên nếu họ bị nôn ói hay ra máu. Điều này sẽ giúp phổi nạn nhân không bị ngạt.
Nếu nạn nhân bị ra máu, bạn phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy nắm tay, bàn tay, sau đó, dùng một cục bông hay quần áo sạch cuộn lại, đè mạnh vào vết thương. Nếu có găng tay, hãy đeo trước khi cầm máu để hạn chế các bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp còn sống như của nạn nhân nam cần được kiểm tra phát hiện nạn nhân có tổn thương chi như gãy xương tay, chân hay không để cố định chi gãy bằng nẹp, ván. Lưu ý, khi di chuyển nạn nhân, cần phải có từ 2-3 người để nhấc lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn.
Bác sĩ Tú lưu ý nếu nạn nhân bị vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra. Lúc này, nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, nạn nhân mất máu nhiều, có thể tử vong.
Trường hợp cô gái nghi chấn thương sọ não, khi di chuyển, tuyệt đối không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ nạn nhân, có thể gây tổn thương cột sống cổ và không đưa người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định vì sẽ khiến não tổn thương nặng hơn.
Đối với hai nạn nhân trên, người dân không nên di chuyển họ đến bệnh viện bằng bằng xe đạp hay xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ, chấn thương nặng hơn do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện.
Ngoài ra, bạn không được đưa bất cứ vật lạ hoặc nước vào miệng người bị nạn. Điều này có thể khiến nạn nhân tử vong do sặc, ngạt thở.
Nắm kiến thức cơ bản để sơ cứu sẽ làm tăng cơ hội sống sót cho người bị nạn. Ảnh: The Healthsite.
Lưu ý trong khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khuyến cáo những điều cần lưu ý khi vận chuyển nạn nhân bị tai nạn giao thông tới bệnh viện:
- Cần sử dụng cáng hoặc tấm bảng cứng để làm giảm đáng kể các cử động mà họ phải chịu đựng. Điều này cũng tránh làm trầm trọng thêm các tổn thương.
- Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn. Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.
- Trong trường hợp tổn thương ra máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng ra máu. Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.
- Hãy luôn chắc chắn rằng nạn nhân còn mạch và thở trên đường tới bệnh viện. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.
Theo Zing
Hàng nghìn ca ẩu đả trong ngày Tết, 11 trường hợp tử vong
Ngày 7/2 (tức ngày mùng 3 Tết), báo cáo của Bộ Y tế cho biết trong 5 ngày Tết (từ 28 âm lịch đến sáng mùng 3 Tết) trên hệ thống y tế cả nước tiếp nhận hơn 3.400 trường hợp khám, cấp cứu do ẩu đả. Trong đó, 1.820 ca phải nhập viện, 11 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các cơ sở y tế gửi về trong lĩnh vực khám chữa bệnh, tính riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 734 trường hợp. Trong đó phải nhập viện theo dõi là 435 trường hợp, giảm 21% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất.
Trong số các ca ẩu đả trong ngày Tết xác định được 98 trường hợp ẩu đả là do uống bia rượu. Có 97 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên, có 01 trường hợp tử vong so với 03 ca cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Theo Bộ Y tế, dù trong ngày 2 đến mùng 3 Tết, số ca tai nạn do ẩu đả có giảm nhẹ 1 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, nhưng vấn đề này vẫn là một tồn tại nhức nhối, gây ra những ca chấn thương, tử vong đau lòng trong những ngày đầu năm mới. Năm nào cũng vậy, trong dịp Tết, các ca thương vong do ẩu đả thường chỉ đứng sau tai nạn giao thông, trong đó nhiều trường hợp mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả vì say xỉn rượu bia.
Tổng hợp chung trong 5 ngày Tết (từ ngày 28 Tết đến 7h sáng Mùng 3 Tết) cả nước đã có 3.442 ca khám, cấp cứu tai nạn do đánh nhau, 1.820 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và 11 trường hợp tử vong.
Một vấn đề khác cũng gây nên những thương vong đau lòng trong dịp Tết, đó là tai nạn giao thông.
Tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 7.280 trường hợp, tương đương so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018. Số lượt TNGT phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 2.794 trường hợp tăng 2,7 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, chuyển tuyến trên điều trị 648 trường hợp.
Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên trước khi đến bệnh viện là 21 ca, giảm 8 ca (28%) so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Tính đến 7 giờ sáng Mùng 3, sau 5 ngày nghỉ Tết đã có 117 trường hợp tử vong do Tai nạn Giao thông.
Tai nạn do pháo nổ, chất nổ, ghi nhận trong ngày Mùng 2 Tết vẫn có 18 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 10 ca so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Ghi nhận 3 trường hợp nhập viện do chất nổ khác. Có 01 ca tử vong cháu trai 10 tuổi, bị bắn bằng súng tự chế tại Đồng Nai.
Trong 5 ngày Tết (tính đến 7h sáng ngày Mùng 3 Tết) đã có 275 trường hợp khám, cấp cứu do Pháo nổ các loại.
Tính chung trong hệ thống y tế cả nước, tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 7/02/2019 tức, số bệnh nhân vẫn đang điều trị tại các cơ sở y tế là hơn 90 nghìn trường hợp.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 40.569, nhập viện điều trị nội trú 127.119 bệnh nhân, chuyển viện 14.778 bệnh nhân, thực hiện 2.416 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 55 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Trong dịp Tết các cơ sở y tế cũng thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 3.409 trẻ chào đời và cho xuất viện 14.778 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết. Vận chuyển 1.073 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Xuyên đêm cấp cứu nạn nhân TNGT dịp Tết Ngay những ngày đầu kỳ nghỉ Tết, các bệnh viện đã phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do TNGT và có sử dụng rượu bia trước đó. Luong benh nhan cap cuu sau TNGT gia tang tai Benh vien Đa khoa Hung Vuong vao dip Tet Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), đêm 29, sáng 30 Tết Kỷ...