Vụ tài xế cứu người bị tù : Cấp trên nên vào cuộc
Trước việc tài xế cứu cháu bé bị vướng lao lý, nguyên đại biểu quốc hội cho rằng cơ quan cấp trên nên vào cuộc làm rõ tránh oan sai.
Trước sự việc tài xế Nguyễn Ngọc Dũng (30 tuổi, ngụ P.Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vì cứu cháu bé bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên 15 tháng tù giam về tội danh “giữ người trái pháp luật”, một số ĐBQH đã có những bình luận xung quanh vấn đề này.
Chiều 2/3, trao đổi với Đất Việt, nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho rằng khi cơ quan tư pháp quyết định như vậy thì các cơ quan khác cần vào cuộc để làm rõ đúng sai. Thậm chí HĐND tỉnh Đắk Lắk, các cơ quan có đầy đủ quyền hạn cũng nên vào cuộc làm rõ.
Trong trường hợp này nếu TAND tỉnh Đắk Lắk xử như vậy phải xem việc tòa án có cơ sở nào lập luận và việc lập luận này có đúng hoàn toàn chuẩn xác.
Nếu tòa khẳng định có cơ sở chuẩn xác, bằng chứng để chứng minh rằng tài xế giam người trái pháp luật thì sẽ có kết luận. Việc làm này sẽ bảo vệ tòa án, bảo vệ công lý để dân họ tâm phục khẩu phục.
Bên cạnh đó khi dư luận đang xôn xao về vụ việc thì việc các cơ quan tỉnh Đắk Lắk vào cuộc sẽ có vai trò xem xét ngành tư pháp làm đúng hay làm sai và có xử đúng người đúng tội không, việc xem xét này nhằm hạn chế tình trạng oan sai.
Theo bà An, về vụ việc này trước mắt không thể phê phán ai đúng ai sai nhưng các cơ quan tỉnh Đắk Lắk phải vào cuộc điều tra để có đầy đủ cơ sở thuyết phục người dân và bảo vệ quyết định của tòa.
Cùng ngày, ông Bùi Văn Phương – ĐBQH tỉnh Ninh Bình nêu quan điểm: “Qua thông tin trên báo chí tôi cũng đã tiếp cận thông tin về vụ việc tài xế bị tù sau khi cứu cháu bé.
Theo tôi hành vi của tài xế này là khó lý giải và chứng minh. Nếu nói hành vi của tài xế là tốt cũng khó bởi ở khu phố có đông người qua lại như thế thì tài xế phải nên có cách khác thay bằng việc đưa cháu bé lên xe.
Trong trường hợp khu vực đó không có người thì cho cháu lên xe là chuyện bình thường, nhưng ở đây là khu phố có nhiều người dân sinh sống, tài xế nên tìm hiểu kỹ bởi có thể người thân cháu bé sống gần đó.
Vậy nên mới đặt ra vấn đề nếu có có thực hiện việc làm tốt thì nên thực hiện như thế nào. Việc tài xế đem cháu bé lên xe chở đi thật sự khó lý giải và chứng minh cho một hành vi tốt”.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng vẫn khẳng định việc cứu cháu bé của mình là vô tội
Theo ông Phương, câu chuyện giữa lòng gian và tốt được thể hiện rất mong manh. Sự việc này sẽ là bài học cho mọi người khi thể hiện lòng tốt của mình.
Được biết khi đưa cháu bé lên xe, một số hành khách cho biết tài xế Dũng đã lau mặt, dỗ cho cháu bé không khóc và cho cháu ngủ. Khi đến gần trạm CSGT, tài xế đã chủ động giảm tốc độ, tấp vào lề đường trước khi CSGT ra tín hiệu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông Phương, mặc dù lên xe tài xế có dỗ cháu bé nhưng tài xế không nói với mọi người là sẽ đưa cháu bé đi đâu hay nhờ ai tìm giúp người thân của cháu thì cũng không thể chứng minh cho hành động tốt của tài xế được.
Video đang HOT
Đến sau này khi bị bắt, tài xế mới nói ý định đưa cháu đến trạm CSGT nhờ giúp đỡ.
Chính vì vậy người chứng kiến trên xe họ chỉ có thể xác minh được hành động ân cần dỗ cháu bé, không làm hại cháu bé của tài xế chứ không ai biết được mục đích của tài xế khi đó là như thế nào.
“Vậy nên đây sẽ là bài học cho mọi người, lòng tốt phải được thể hiện như thế nào. Trường hợp này người lái xe bế cháu bé chở đi là dở và rất khó chứng minh cho việc làm của mình” -ông Phương nhấn mạnh.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 18/3/2018, anh Nguyễn Ngọc Dũng điều khiển xe khách 16 chỗ chở hơn 10 hành khách lưu thông theo hướng từ Gia Lai – Đắk Lắk.
Khoảng 18 giờ ngày 18/3/2018, khi đi qua Km 173 500m, đường Hồ Chí Minh (thuộc địa phận Tổ dân phố 4, P.Thiện An, TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk), anh Dũng phát hiện cháu Trương Minh Huy (2 tuổi) chạy từ bên trái (theo chiều lưu thông của xe anh Dũng) ra giữa đường.
Thấy cháu nhỏ vừa chạy vừa khóc, không có người lớn đi cùng nên anh Dũng dừng xe, nói với Lê Thanh Toàn (26 tuổi, phụ xe) xuống bế cháu bé vào lề đường.
Sau đó, anh Toàn xuống xe, đưa cháu nhỏ vào lề đường và có hỏi vài người xung quanh nhưng mọi người đều lắc đầu không biết cháu bé là con ai.
Thấy vậy, Dũng bảo anh Toàn bế cháu nhỏ lên xe và tiếp tục chạy về hướng TP.Buôn Ma Thuột. Khi lên xe, cháu Huy vẫn tiếp tục khóc nên Dũng vừa điều khiển xe, vừa dỗ cho cháu ngủ.
Vào thời điểm đó, một người dân tại TX.Buôn Hồ đã ghi lại biển số xe của Dũng vì nghi ngờ tài xế này bắt cóc trẻ con.
Tiếp đó, người thân của cháu Huy đi tìm và được thông báo về việc cháu nhỏ “bị bắt” lên xe đang chạy về hướng TP.Buôn Ma Thuột nên gọi điện báo Công an TX.Buôn Hồ.
Nhận được tin, Công an TX.Buôn Hồ đã thông báo nội dung vụ việc, biển số xe mà Dũng điều khiển đến một số Trạm CSGT dọc đường Hồ Chí Minh để phối hợp giải quyết.
Sau đó, anh Nguyễn Văn Hải và tổ công tác của Trạm CSGT Krông Búk đã bố trí lực lượng chốt chặn khi phát hiện xe của anh Dũng. Anh Hải đã ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra.
Ngay trong đêm anh Dũng, phụ xe và hơn 10 hành khách đi cùng được đưa về trụ sở Công an TX.Buôn Hồ để lấy lời khai, làm rõ về hành vi “giữ người trái pháp luật”.
Thanh Thanh
Theo baodatviet
Tài xế cứu cháu bé giữa đường bỗng vướng lao lý: Làm ơn mắc... án
Tài xế Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng mục đích việc mình làm là cứu cháu bé đang gặp nguy hiểm tính mạng giữa đường, không ngờ ý định tốt của mình lại bị quy kết vi phạm pháp luật.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng vẫn khẳng định việc cứu cháu bé của mình là vô tội ẢNH: TRUNG CHUYÊN
Tình ngay lý gian
Theo hồ sơ vụ án "cứu cháu bé giữa đường bỗng vướng lao lý", ngày 18.3.2018, anh Nguyễn Ngọc Dũng (30 tuổi, ngụ P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) điều khiển xe khách 16 chỗ BS 47B - 012.50 chở hơn 10 hành khách lưu thông theo hướng từ Gia Lai - Đắk Lắk.
Khoảng 18 giờ ngày 18.3.2018, khi đi qua Km 173 500m, đường Hồ Chí Minh (thuộc địa phận Tổ dân phố 4, P.Thiện An, TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk), anh Dũng phát hiện cháu Trương Minh Huy (2 tuổi) chạy từ bên trái (theo chiều lưu thông của xe anh Dũng) ra giữa đường.
Thấy cháu nhỏ vừa chạy vừa khóc, không có người lớn đi cùng nên anh Dũng dừng xe, nói với Lê Thanh Toàn (26 tuổi, phụ xe) xuống bế cháu bé vào lề đường. Sau đó, anh Toàn xuống xe, đưa cháu nhỏ vào lề đường và có hỏi vài người xung quanh "Con ai đây?". Tuy nhiên, mọi người đều lắc đầu không biết.
Thấy vậy, Dũng bảo anh Toàn bế cháu nhỏ lên xe và tiếp tục chạy về hướng TP.Buôn Ma Thuột. Khi lên xe, cháu Huy vẫn tiếp tục khóc nên Dũng vừa điều khiển xe, vừa dỗ cho cháu ngủ.
Vào thời điểm đó, một người dân tại TX.Buôn Hồ đã ghi lại biển số xe của Dũng vì nghi ngờ tài xế này bắt cóc trẻ con. Tiếp đó, người thân của cháu Huy đi tìm và được thông báo về việc cháu nhỏ "bị bắt" lên xe BS 47B - 012.50, đang chạy về hướng TP.Buôn Ma Thuột.
Ngay lập tức, người thân của cháu nhỏ đã gọi điện báo tin đến Công an TX.Buôn Hồ.
Nhận được tin, Công an TX.Buôn Hồ đã thông báo nội dung vụ việc, biển số xe mà Dũng điều khiển đến một số Trạm CSGT dọc đường Hồ Chí Minh để phối hợp giải quyết.
Sau đó, anh Nguyễn Văn Hải và tổ công tác của Trạm CSGT Krông Búk đang làm nhiệm vụ tại Km 696, đường Hồ Chí Minh (địa phận xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) đã bố trí lực lượng chốt chặn. Khi phát hiện xe khách mang BS 47B - 012.50 như tin báo, anh Hải đã ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra.
Ngay trong đêm 18.3.2018, anh Dũng, phụ xe và hơn 10 hành khách đi cùng được đưa về trụ sở Công an TX.Buôn Hồ để lấy lời khai, làm rõ về hành vi "giữ người trái pháp luật".
Tại trụ sở công an, anh Dũng nhiều lần khai với cơ quan điều tra rằng, lúc đó anh thấy cháu bé đang gặp nguy hiểm, không có người lớn đi cùng, xuýt bị xe khách tông trúng nên mới chủ động dừng xe, nhờ phụ xe bế đưa vào đường. Tuy nhiên, khi phụ xe hỏi những người dân ven đường "Con ai đây?", thì không nhận được câu trả lời. Do đó, anh mới quyết định đưa cháu nhỏ lên xe, đưa về trạm CSGT gần nhất để giao lại với mong muốn cứu cháu bé được an toàn.
Dù vậy, sau một thời gian điều tra, thu thập chứng cứ, Công an TX.Buôn Hồ đã khép tội anh Dũng về hành vi "giữ người trái pháp luật".
Vướng vòng lao lý
Liên quan vụ án "cứu cháu bé giữa đường bỗng vướng lao lý", ngày 21.11.2018, TAND TX.Buôn Hồ đã xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng. Tại tòa, chị Võ Thị Minh Anh (hành khách trên xe hôm xảy ra vụ việc) khai: "Khi bế lên xe, Dũng đã lau mặt, dỗ cho cháu bé không khóc và cho cháu ngủ. Khi đến gần trạm CSGT, tài xế đã chủ động giảm tốc độ, tấp vào lề đường trước khi CSGT ra tín hiệu".
Còn anh Nguyễn Hùng Cang (một hành khách khác) khai rằng anh không nhớ rõ chi tiết sự việc, nhưng hôm đó, tài xế Dũng vừa lái xe, vừa dỗ cháu bé và nói: "Chắc bố mẹ nó cãi nhau, làm gì thì làm chứ phải quan tâm đến con cái, chắc phải gửi vào chùa cho có phụ nữ chăm sóc".
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hải (CSGT), người đã ra lệnh dừng xe anh Dũng hôm 18.3.2018 cho rằng khi đang làm nhiệm vụ cùng đồng đội, anh nhận được lệnh của chỉ huy phải chặn xe BS 47B - 01.250 do có việc bắt cháu bé trên xe. Khi phát hiện ra chiếc xe nói trên đang chạy với tốc độ 40 - 50 km/h, anh đã ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra thì tài xế mới giảm tốc độ, dừng xe.
Dù còn nhiều ý kiến tranh cãi, nhưng HĐXX phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Dũng mức án 2 năm tù. Sau đó, anh Dũng có đơn kháng cáo, kêu oan.
Ngày 21.2.2019, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, bà Lương Thị Ái Nhi, mẹ của cháu Huy (cháu bé được Dũng bế lên xe), đã có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với Dũng. Trong đơn, bà Nhi viết: "Thật lòng tôi cũng cảm ơn anh Dũng vì đã cứu con tôi khỏi nguy hiểm khi không có bố mẹ bên cạnh... Bản thân tôi và gia đình không muốn anh Dũng phải đi tù vì hành động như thế...".
Phiên tòa phúc thẩm vụ án "cứu cháu bé giữa đường bỗng vướng lao lý" không có luật sư bào chữa cho bị cáo, HĐXX vẫn giữ nguyên quan điểm về tội danh "giữ người trái pháp luật" đối với bị cáo Dũng. Tuy nhiên, nhiều tình tiết liên quan đã được xem xét và bị cáo Dũng được giảm án từ 2 năm tù xuống mức 15 tháng tù giam.
Trao đổi với PV Thanh Niên sau phiên tòa phúc thẩm, anh Dũng vẫn khẳng định mình không phạm tội, không hổ thẹn với lương tâm vì đã làm được việc tốt là cứu cháu bé khỏi nguy hiểm. "Nếu gặp lại trường hợp tương tự, tôi vẫn sẽ hành động như vừa rồi chứ không thay đổi. Giờ tôi có nói thế nào cũng không diễn tả hết được hoàn cảnh nguy hiểm của cháu bé lúc đó. Tôi chỉ ước rằng giá như cháu biết nói, tôi sẽ hỏi cháu kỹ hơn và không vướng vào lao lý như hôm nay", anh Dũng chia sẻ.
Giải thích về việc không gửi cháu bé vào nhà dân hoặc một cơ quan nào đó gần nhất, anh Dũng cho hay, khi xuống xe, bế cháu bé vào, phụ xe đã hỏi vài người bên đường là cháu bé con ai, nhưng chẳng ai trả lời, chẳng ai biết nhà cháu bé ở đâu.
"Thời điểm gặp cháu bé giữa đường, tôi không biết nhà cháu bé ở đâu. Có thể bố mẹ cháu đi làm, gửi cho người thân trông coi nhưng sơ suất để cháu chạy ra đường, khóc hoảng loạn, đối diện với nguy hiểm khi lượng xe cộ lưu thông trên quốc lộ quá nhiều. Lúc đó, tôi gửi lại cháu bé cho người bên đường, thì chẳng ai nhận vì cháu bé lạ. Do đó, tôi quyết định đưa cháu lên xe đến trạm CSGT gần nhất để gửi lại cho chắc chắn. Xe tôi chạy đường dài, có nhiều khách trên xe chứng kiến, có số điện thoại, tôi hoàn toàn không có ý đồ xấu trong vụ việc này", anh Dũng cho biết.
Còn ông Nguyễn Thanh Hà (60 tuổi, bác ruột của anh Dũng) bày tỏ: "Tôi nghe cháu kể lại, tuyến đường Hồ Chí Minh cho phép xe lưu thông với tốc độ 80 km/giờ. Thế nhưng, Dũng chỉ chạy với vận tốc từ 40 - 50 km và chủ động dừng lại khi gặp CSGT. Lúc đó, tổ CSGT còn nhờ gửi 2 khách về huyện Cư Jút vì họ vi phạm luật giao thông, bị thu giữ phương tiện. Việc này, chỉ cần lật lại hồ sơ của CSGT vào ngày 18.3.2018 thì sẽ rõ".
Cũng theo ông Hà, mục đích của anh Dũng khi bế cháu bé lên xe là tốt, tuy nhiên lại hành động thiếu hiểu biết pháp luật. "Tình ngay lý gian, cháu tôi nó dại, về tình cảm, lương tâm con người thì tốt nhưng về lý thì sai. Tôi thực cám cảnh trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình nó, vợ chồng, con cái cùng người mẹ phải ở nhà thuê, mình nó thuê xe khách chạy kiếm tiền qua ngày để nuôi hai con còn nhỏ. Giờ vì cứu cháu bé mà phải vướng lao lý thì cả nhà thật khổ", ông Hà nói.
Cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21.11.2018, các luật sư bào chữa cho bị cáo không đồng ý với quan điểm truy tố bị cáo Dũng về tội "giữ người trái pháp luật".
Theo ý kiến của luật sư Nguyễn Ánh Thơm, hành vi của bị cáo chưa đến mức phải chịu tội danh này, bởi "giữ người trái pháp luật" phải đi kèm động cơ, mục đích, thường có biểu hiện giấu diếm. "Có thể bị cáo quá chất phác, bồng bột, nhận thức về pháp luật còn có phần hạn chế", luật sư Thơm nhận định.
Luật sư Thơm đã đề nghị các cơ quan tố tụng cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối với hành vi của bị cáo Dũng.
Theo Danviet
Chồng đoạt mạng vợ vì nghi nạn nhân cặp bồ Nghi chị Thương có tình cảm với tài xế của gia đình, Dân lấy dao đâm vợ dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, người đàn ông này đến cơ quan điều tra đầu thú. Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, gần đây, Trần Văn Dân (44 tuổi, ngụ phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng)...