Vụ tai nạn tàu lặn Titan mở ra cuộc tranh luận về vấn đề an toàn
Vụ nổ tàu lặn Titan đang gây ra những cuộc tranh luận về vấn đề an toàn xung quanh loại hình du lịch mạo hiểm này.
OceanGate, công ty duy nhất trên thế giới cung cấp dịch vụ tàu lặn thám hiểm xác tàu Titanic, đã từ chối đăng ký kiểm định an toàn cho tàu lặn Titan từ các bên thứ ba như Cục Đăng kiểm Mỹ hay Công ty dịch vụ chứng nhận an toàn của châu Âu.
Trong số khoảng 10 tàu lặn có khả năng tiếp cận độ sâu của xác tàu Titanic ở gần 4.000 m dưới đại dương, chỉ có tàu Titan là chưa được chứng nhận.
Năm 2018, một số chuyên gia đã cảnh báo Giám đốc điều hành OceanGate, ông Stockton Rush rằng việc không đưa tàu Titan đi kiểm định an toàn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng những cảnh báo này đã bị phớt lờ.
Chuẩn Đô đốc John Mauger, Tư lệnh Vùng 1 của Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG), nhận định, vụ nổ tàu lặn Titan, tai nạn tàu lặn du lịch gây thương vong đầu tiên trên thế giới, cho thấy sự cần thiết phải siết chặt các quy định quản lý và tiêu chuẩn an toàn đối với các tàu lặn sâu dưới đáy đại dương.
Tàu lặn Titan trên bệ chờ tín hiệu bắt đầu lặn.
Video đang HOT
Trong khi đó, đạo diễn James Cameron, người đã trở thành nhà thám hiểm biển sâu vào những năm 1990 khi đang nghiên cứu và thực hiện bộ phim bom tấn “Titanic,” cho rằng các tàu lặn, bất kể chở hành khách, nhà khoa học hay nhà thám hiểm, đều cần phải kiểm định và được tất cả các quốc gia nơi tàu lặn hoạt động cấp chứng nhận an toàn.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng việc áp đặt những quy định bổ sung có thể không khả thi do vấn đề pháp lý liên quan đến các phương tiện lặn sâu ở những vùng biển quốc tế. Theo đó, ở các vùng biển quốc tế không có quy định mang tính toàn cầu nào về hoạt động của tàu lặn và cũng không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Hàng hải Justin Manley nhận định, sự cố với tàu lặn Titan có thể dẫn đến những quy định quản lý nghiêm ngặt hơn, nhưng các quy định này có thể không khả thi do các vùng biển quốc tế vốn không thuộc phạm vi quản lý của một quốc gia nào.
Tàu lặn Titan đã mất hoàn toàn liên lạc sau gần 2 giờ chở theo 5 người, trong đó có CEO của OceanGate, lặn xuống đáy đại dương để tham quan xác tàu Titanic hôm 18/6.
USCG ngày 22/6 nhận định, cả 5 nạn nhân trên tàu đều đã thiệt mạng. Thông tin này là đoạn kết đáng buồn dành cho nỗ lực cứu hộ quốc tế quy mô lớn. Đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên được biết đến trong hơn 60 năm qua liên quan đến một tàu lặn biển sâu quy mô thương mại.
Chuyên gia hé lộ yếu điểm trong thiết kế tàu lặn Titan
Các chuyên gia lo ngại, phần thân vỏ của tàu lặn Titan được chế tạo bằng cách kết hợp các vật liệu khác nhau trong một thiết kế không tối ưu, khiến nó dễ bị tổn thương trước áp lực dưới đáy biển.
SkyNews hôm nay (24/6) dẫn lời các chuyên gia hàng đầu cho hay, thiết kế khoang dài hình ống trụ, thay vì khoang hình cầu như những chiếc tàu lặn truyền thống có thể là lí do khiến tàu Titan dễ bị tổn thương trước áp lực nước khổng lồ dưới đáy biển.
Tàu Titan khi vừa được thả xuống biển từ tàu mẹ. Ảnh: OceanGate
Theo SkyNews, thiết kế hình cầu khiến áp lực nước được chia đều lên toàn bộ thân vỏ tàu. Nếu vận hành ở độ sâu 4.000m, tàu Titan phải chịu áp lực nước trung bình khoảng 4.200 tấn/m2. Do thiết kế trụ ống dài, áp lực lên phần vỏ giữa tàu có thể cao hơn so với đầu và đuôi tàu.
Tàu lặn Titan được làm từ sợi carbon và titan, theo OceanGate - chủ sở hữu và cũng là bên vận hành tàu. Với kích thước 6,7 m x 2,8 m x 2,5 m, OceanGate mô tả Titan được thiết kế để chở 4 hành khách và một lái tàu. Tàu nặng hơn 10 tấn, di chuyển ở tốc độ tối đa 5,6 km/h và lặn xuống độ sâu 4.000 m.
Hình ảnh do truyền thông đăng tải cho thấy, tàu Titan không có hệ thống lái chuyên biệt, mà được điều khiển bằng tay cầm giống như loại trên máy chơi game PlayStation. Để liên lạc với tàu mẹ, Titan gửi tin nhắn thông qua hệ thống định vị thủy âm (USBL).
Chuyên gia cho rằng, thiết kế trụ ống cộng với việc kết hợp nhiều loại vật liệu có thể khiến con tàu dễ bị tổn thương. Ảnh: SkyNews
Giám đốc điều hành (CEO) của OceanGate, ông Stockton Rush trước đây từng tiết lộ, ông đã "phá vỡ một số quy tắc" để chế tạo tàu Titan với "kỹ thuật tốt".
Tuy nhiên, tàu Titan đã gặp nạn ngày 18/6 khi đang chở 5 người thực hiện chuyến tham quan xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương, cách Newfoundland của Canada khoảng 600 km.
Cả 5 người trên khoang đã thiệt mạng gồm: CEO Rush; tỷ phú người Anh Hamish Harding, 58 tuổi; Shahzada Dawood, 48 tuổi, doanh nhân Anh gốc Pakistan và con trai Suleman, 19 tuổi; nhà hải dương học người Pháp Paul-Henri Nargeolet, 77 tuổi.
Trong khi OceanGate quảng bá cấu trúc kết hợp giữa sợi carbon và titan giúp con tàu có "trọng lượng nhẹ hơn và vận hành hiệu quả hơn so với các tàu lặn sâu khác", các chuyên gia lo ngại, vật liệu carbon có "tuổi thọ hạn chế" khi chịu tải lớn.
Khu vực tàu Titan mất tích. Ảnh: ABCNews
Victor Vescovo, một nhà thám hiểm đáy biển nổi tiếng nói với Sky News rằng, việc sử dụng kết hợp các vật liệu khác nhau "rất khó kiểm soát" và có thể "gây ra các vết nứt do ứng suất".
Ông Vescovo chỉ trích OceanGate đã sản xuất con tàu mà không hợp tác rộng rãi với giới chuyên gia để đánh giá khả năng hoạt động. "Thử nghiệm toàn diện là rất cần thiết để đánh giá khả năng hoạt động thương mại của một chiếc tàu lặn", vị chuyên gia nêu quan điểm.
Ông Jasper Graham-Jones, Phó Giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng hải tại Đại học Plymouth (Anh) nhận xét, phần thân làm từ sợi carbon dày 12,7cm của tàu Titan dường như đã chịu áp lực liên tục khi thực hiện hàng tá vụ lặn trước đó, tờ Fortune dẫn lời. OceanGate bắt đầu các chuyến thám hiểm kiểu này từ năm 2021, với giá khoảng 250.000 USD/ hành khách.
Mỗi chuyến thám hiểm trước kia có thể tạo ra những vết nứt nhỏ trong cấu trúc vỏ tàu, ông Graham-Jones nêu. "Các vết nứt khó phát hiện khi mới xuất hiện, nhưng sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng đến mức không kiểm soát được", ông nói thêm.
Reuters ngày 23/6 đưa tin, Ủy ban An toàn Giao thông Canada (TSB) đã thông báo rằng nước này có trách nhiệm điều tra về yếu tố an toàn trong thảm kịch tàu lặn Titan vì tàu mẹ hỗ trợ cho chuyến thám hiểm là chiếc Polar Prince, treo cờ Canada.
Chiếc Polar Prince từng thuộc biên chế lực lượng tuần duyên Canada trước khi được chuyển giao cho giới chức khu vực Miawpukek ở phía Nam đảo New Foundland. Các điều tra viên đã xuất hiện tại nơi tàu Polar Prince neo đậu để tìm hiểu chi tiết.
Đại tá Hải quân Mỹ mô tả điều kiện bên trong tàu lặn mất tích khi ở độ sâu 4.000 mét Đại tá David Marquet, cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Mỹ, đã mô tả những gì ông tưởng tượng về điều kiện bên trong tàu lặn Titan khi ở độ sâu 4.000 mét. Tàu lặn Titan chở 5 người đã mất tích trong chuyến thám hiểm xác tàu Titanic hôm 18/6. Ảnh: Shutterstock Theo kênh CNN, ông Marquet nhận định 5 người...