Vụ sụt lún Khu công nghiệp Nhân Cơ (Đắk Nông) do thi công không theo thiết kế
Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông khẳng định, nguyên nhân ban đầu liên quan đến các sự cố sụt lún tại Dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ chủ yếu là do thi công không theo thiết kế.
Dự án Cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài Khu công nghiệp Nhân cơ có tổng kinh phí đầu tư 993 tỷ đồng ( 875 tỷ đồng ngân sách Trung ương, còn lại ngân sách địa phương). Tuy nhiên, nhiều hạng mục tại Dự án liên tục xảy ra tình trạng sụt lún, hư hỏng nặng như đường giao thông, bờ kè, hàng rào, mái taluy trong thời gian qua.
Khu vực xảy ra sụt lún chủ yếu nằm trong gói thầu xây lắp số 2 (XL2) của Dự án. Đây là gói thầu san lấp và gia cố mái taluy nhà máy luyện nhôm, có tổng mức đầu tư trên 340 tỷ đồng. Trước khi xảy ra sụt lún, gói thầu này đã hoàn thành được khoảng 90% khối lượng.
Đặc biệt, Dự án đã 5 lần xảy ra sự cố sụt lún, sạt trượt nghiêm trọng, vào năm 2020 xảy ra 3 lần.
Nhiều hạng mục của Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ ở Đắk Nông bị sạt lún nghiêm trọng.
Tại Báo cáo số 737/BC-SXD của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông xác định nguyên nhân ban đầu liên quan đến các sự cố sụt lún tại Dự án là do, đơn vị thi công đã không làm theo thiết kế tại phần móng mái taluy như, tại các vị trí cọc từ 331-337 (dài 60m) thiết kế được phê duyệt thể hiện phải nạo vét bùn với chiều sâu 4,10m và rộng từ 20,08-63,90m.
Nhưng, trong nhật ký công trình của đơn vị thi công (Công ty Cổ phần Tập đoàn Cường Thịnh Thi), không thể hiện phần nạo vét bùn khi lắp đặt các cọc, đắp đất taluy âm. Đơn vị thi công chỉ đánh cấp taluy âm và đắp đất ở độ dốc lớn.
Video đang HOT
Đơn vị thi công cũng không có giải pháp quản lý chất lượng và các chỉ tiêu cơ lý đối với khối lượng đất dự trữ trước khi đắp vào taluy âm. Từ đó, khi đắp vào taluy âm đã tạo ra những lớp đất không đồng nhất về độ chặt, đất có lẫn lộn với nhiều đá mồ côi, tạp chất.
Kích thước các cấu kiện bê tông cốt thép gia cố mái đổ tại chỗ; khoảng cách và vị trí bố trí bê tông cốt thép đều chưa bảo đảm theo thiết kế. Phương án thi công cửa xả chưa hợp lý, không có sự liên kết giữa phần thi công trước và phần thi công sau.
Ngoài ra, kết quả khoan địa chất tại các vị trí sụt trượt cho thấy, phía dưới chân móng ta luy âm đều có lớp đất yếu. Đây là nguyên nhân của việc quá trình thi công chưa nạo vét lớp đất yếu theo hồ sơ kỹ thuật thi công được phê duyệt…
Liên quan đến trách nhiệm trong vụ việc này, Sở Xây tỉnh Đắk Nông xác định là thuộc về chủ đầu tư, đơn vị thi công chủ yếu. Hiện nay, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đang yêu cầu xem xét kỹ để xác định rõ nguyên nhân có hay không từ việc khảo sát, thiết kế.
Kiểm soát tải trọng xe qua cầu Thăng Long để đảm bảo an toàn sau khi sửa chữa
Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội vừa có kế hoạch phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên cầu Thăng Long để đảm bảo an toàn sau khi sửa chữa.
Sáng nay (7/1), Bộ GTVT tổ chức lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long, với tổng mức đầu tư hơn 269 tỉ đồng.
Do trải qua nhiều năm khai thác và có đặc tính riêng nên trong quá trình sử dụng, mặt cầu Thăng Long bị biến dạng, sụt lún. Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng đã nghiên cứu phương án sửa chữa cầu nhưng chưa thành công.
Lần này, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng các chuyên gia trong nước đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và tìm kiếm ra công nghệ để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Những chiếc ôtô đầu tiên lăn bánh trên mặt cầu Thăng Long mới. Tốc độ lưu thông tối đa trên cầu Thăng Long là 80 km/h. Ảnh: Nhật Tân
Do tính chất phức tạp của việc sửa cầu, đầu năm 2019 Bộ GTVT đã thành lập ban chỉ đạo dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng lập tổ cố vấn gồm chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực này, để phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Trên cơ sở đó, Trường đại học Giao thông vận tải đề xuất giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long sử dụng công nghệ lõi của châu Âu. Công nghệ này được công bố ở nhiều nước Châu Âu và áp dụng đầu tiên tại Hà Lan gần 20 năm trước.
Với tình trạng sàn cầu thép trực hướng ở cầu Thăng Long, việc áp dụng công nghệ này qua quá trình nghiên cứu được đánh giá khả thi và hiệu quả. Toàn bộ quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp sửa chữa và tiến hành thi công đều được thực hiện bởi tư vấn và nhà thầu xây dựng trong nước. Vật liệu cũng được sử dụng trong nước, không phải nhận chuyển giao công nghệ từ bất cứ quốc gia nào...
Việc hoàn thành sửa chữa mặt cầu Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt vào dịp đầu năm 2021 và chuẩn bị Tết Nguyên đán, giúp giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Nhật Tân
Để phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn khi đưa công trình vào khai thác trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với UBND TP. Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận công trình theo quy định.
"UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan kịp thời tổ chức khai thác, quản lý công trình, đảm bảo tuyệt đối an toàn, hiệu quả, trong đó đặc biệt lưu ý triển khai phương án kiểm soát tải trọng xe qua cầu để đảm bảo an toàn và tuổi thọ công trình", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, trên cơ sở ứng dụng và thực hiện thành công công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long, Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, chỉ dẫn để đề xuất thực hiện các dự án tiếp theo một cách khoa học, hiệu quả.
Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tích cực đẩy mạnh công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo chất lượng và tiến độ các dự án, đưa nhiều công trình hạ tầng giao thông vào khai thác, sử dụng hơn nữa trong thời gian tới.
Hệ thống hộ lan được sơn nổi bật với hai màu đỏ trắng, có gắn tiêu phản quang để giúp ôtô lưu thông an toàn trong điều kiện sương mù, trời tối. Ảnh: Nhật Tân
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá, việc hoàn thành sửa chữa cầu Thăng Long và thông xe trước Tết Nguyên đán sẽ đảm bảo giao thông đồng bộ trên vành đai 3, giảm tải cầu Nhật Tân, trên tuyến đường cửa ngõ của Thành phố, tạo sự liên kết giữa các vùng.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị Sở GTVT, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội, các quận huyện tiếp tục phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong tổ chức khai thác dự án, trong đó có công tác kiểm soát tải trọng xe để đảm bảo nâng cao "tuổi thọ" công trình.
Hiện tại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội cũng đã lên kế hoạch phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên cầu Thăng Long.
Theo đó, cơ quan chức năng sẽ lắp đặt trạm cân tại Km1 00 đường Võ Văn Kiệt (chiều đường sân bay Nội Bài đi cầu Thăng Long) xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và kiểm soát xe quá tải qua cầu 24/7.
Hỗ trợ hơn 89 tỷ đồng khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về tài sản của nhân dân. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN Cụ thể, hỗ trợ 89,11 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân...