Vụ Snowden: Mỹ “câu giờ” với Nga, “thất vọng” với Trung Quốc
Hãng Interfax của Nga ngày 11-7 đưa tin Mỹ đã ngừng hối thúc nước này dẫn độ cựu nhân viên tình báoEdward Snowde n. Trong khi đó, Mỹ bày tỏ “rất thất vọng” trước việc Trung Quốc thả Snowden đi.
Nguồn tin của Interfax cho biết: “Không giống như lúc đầu, người Mỹ đã ngừng đưa ra yêu sách với Nga. Trong những ngày qua không hề có đề nghị nào được đưa ra thông qua các kênh chính thức hoặc không chính thức”.
Theo nguồn tin trên, các bên liên quan đang án binh chờ đợi dù tất cả đều muốn thoát khỏi bế tắc hiện nay mà không bị mất mặt.
Sau khi rời Hong Kong hôm 23-6, Snowden được cho là vẫn quanh quẩn trong khu quá cảnh của sân bay Sheremetyevo (Moscow) và đã gửi đơn xin tị nạn tới 27 quốc gia.
Mỹ vẫn chưa tìm ra cách thoát khỏi vụ Snowden một cách nhanh chóng mà không mất mặt. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Mỹ cho hay “rất thất vọng” về cách Trung Quốc xử lý vụ Snowden trong cuộc đối thoại Mỹ – Trung thường niên ngày 11-7.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns nói: “Cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng trước đã thỏa thuận hợp tác trên nhiều vấn đề. Đó là lý do chúng tôi rất thất vọng với cách xử lý vụ Snowden của chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông. Điều này là xói mòn nỗ lực xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau để cùng giải quyết các khó khăn”.
Ngoài ra, thông cáo của Nhà Trắng cho hay Tổng thống Barack Obama cũng “bày tỏ sự thất vọng và lo ngại” về vụ Snowden khi gặp gỡ các quan chức cấp cao đến từ Bắc Kinh.
Phát biểu sau ông Burns, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bảo vệ các quyết định về Snowden. “Chính phủ trung ương Trung Quốc luôn tôn trọng cách xử lý vụ việc theo pháp luật của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông” – ông Dương nhấn mạnh.
Về phần Snowden, trong cuộc phỏng vấn với The Guardian gần đây đã kịch liệt phủ nhận đã cung cấp thông tin cho chính quyền Nga và Trung Quốc. “Tôi không hề đưa thông tin gì cho 2 chính phủ trên và họ cũng không lấy thứ gì từ các laptop của tôi” – “người thổi còi” nhấn mạnh.
Theo hãng tin RIA Novosti, cuộc phỏng vấn trên do nhà báo Glenn Greenwald thực hiện. Greenwald là một trong những nhà báo ít ỏi đầu tiên tiếp nhận thông tin rò rỉ của Snowden và được cho là vẫn giữ liên hệ với anh này những ngày qua. Ông cho hay Snowden cảm thấy lo lắng về bước đi tiếp theo, nhưng hài lòng với cuộc tranh luận mà anh ta đã khơi lên.
Theo VTC
Bolivia: Không có Mỹ, chúng tôi tốt đẹp hơn
Tổng thống Bolivia đưa ra tuyên bố trên sau khi cáo buộc CIA giật dây các nước châu Âu "cấm cửa" chuyên cơ của ông vì sợ Snowden trốn thoát.
Ngày 4/7, sau khi trở về Bolivia an toàn, Tổng thống Evo Morales đã lên tiếng chỉ trích Mỹ khi chiếc chuyên cơ của ông bị mắc kẹt ở châu Âu vì bị nghi ngờ chứa chấp "kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden trên máy bay.
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý đã từ chối không cho chiếc chuyên cơ của ông Morales bay qua không phận của mình sau khi có thông tin cho rằng Snowden đang ở trên máy bay.
Không còn đường về nhà, phi hành đoàn của chiếc máy bay này buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Vienna, Áo và phải ở lại đây suốt 14 tiếng đồng hồ.
Chuyên cơ của ông Morales bị mắc kẹt tại Vienna suốt 14 tiếng đồng hồ
Ông Morales đã giận dữ cáo buộc Washington gây ra sự cố này. Phát biểu tại sân bay quốc tế El Alto, ông Morales nói: "Một thông điệp cho người Mỹ: Đế quốc này và những tay sai của nó sẽ khôngbao giờ có thể hăm dọa hay làm chúng tôi sợ hãi. Các nước châu Âu cần phải giải phóng mình ra khỏi chủ nghĩa đế quốc Mỹ."
Phát biểu trong một cuộc mít-tinh với Tổng thống Ecuador Rafael Correa và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại sân vận động Bolivia hôm thứ Năm, ông Morales cho rằng các quan chức cần xem xét khả năng đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Bolivia.
Năm 2008, ông Morales đã trục xuất đại sứ Mỹ tại Bolivia, và lần này ông tuyên bố sẽ không ngần ngại đóng cửa đại sứ quán này. Ông Morales cho hay: "Không có nước Mỹ, nền chính trị và dân chủ của chúng tôi tốt đẹp hơn."
Người dân chào đón Tổng thống Morales "tai qua nạn khỏi" về nhà
Ông Morales cho rằng sự kiện trên không phải là một sai sót như một số nước châu Âu tuyên bố mà đó là một phần trong "chính sách tiếp tục bắt nạt người dân Bolivia và châu Mỹ Latin".
Sự cố này cũng đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi ngoại giao trên toàn cầu và khiến các nhà lãnh đạo Nam Mỹ tức giận. Tổng thống Venezuela cho rằng điều này thể hiện sự "điên rồ và tuyệt vọng" của Mỹ và chính CIA đã gây sức ép với các chính phủ không cho phép ông Morales được đi qua không phận các nước đó.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi tổ chức đối thoại giữa Bolivia và các quốc gia châu Âu đã ngăn cản chuyên cơ của Tổng thống Morales bay qua không phận. Ông Ban Ki-moon cũng hối thúc các quốc gia có liên quan thảo luận vấn đề này trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau.
Theo Khampha